283-2023 - page 13

13
khám tim mạch… Như vậy
là vấn đề không giải quyết
được tận gốc.
TheoĐạitá,BSCKINguyễn
Văn Ca, Chủ nhiệm khoa
Tâm thần BV Quân y 175,
số lượng bệnh nhân trẻ tuổi
đến khám và tư vấn tâm thần
tại BV Quân y 175 thời gian
qua có tăng. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là áp lực
từ học tập của học sinh, sinh
viên; áp lực mau giàu, sớm
thành công với người đi làm;
kỹ năng mềm và kỹ năng xã
hội của người trẻ chưa có sự
cân bằng trong khi mặt trái
của mạng xã hội không được
kiểm soát…
Cũng theo BS Ca, bệnh
tâm thần, stress, rối loạn lo
âu, trầm cảm có nhiều triệu
chứng nên người bệnh hay đi
khám các chuyên khoa khác
nhau trước khi nghĩ đến khám
tâm thần. Khoảng 15%-20%
người bệnh do không thừa
nhận hoặc mặc cảm bệnh
nên đến khi bệnh đã nặng
mới đến chuyên khoa tâm
thần để thăm khám, điều trị.
“Để giữ tinh thần khỏe
mạnh trước cuộc sống áp
lực như hiện nay, người trẻ
cần trang bị cho mình những
kiến thức, kỹ năng cần thiết
để vượt qua những áp lực từ
xã hội và thay đổi của cuộc
sống. Tăng cường hoạt động
thể chất, ăn uống lành mạnh,
nghỉ ngơi hợp lý. Khi có cảm
xúc bất lợi, hãy tìm chuyên
gia, bác sĩ tâm lý để được hỗ
trợ” - BS Ca khuyến cáo.•
“Khi thấynhữngngười xung
quanh có dấu hiệu như ít nói,
hay thở dài, tránh sinh hoạt
chung, lo lắng, nhạy cảm thái
quá, gương mặt trầm buồn…
là khi họ cần được quan tâm
và giúp đỡ” - BS Khuyên nói.
Cũng theo BS Khuyên,
không ít người mắc các bệnh
lý về tâm thần bị nhầm lẫn với
bệnh khác, dẫn đến đi khám
“lạc” chuyên khoa. Chẳng
hạn, với hội chứng rối loạn lo
âu có thể xuất hiện mất ngủ,
tim đập nhanh, hồi hộp, đau
dạ dày, tay run, người vã mồ
hôi… thì người bệnh khi mất
ngủ lại đi khám thần kinh;
tim đập nhanh, hồi hộp lại đi
VÕTHƠ
T
ại Phòng khám ĐH Y
Dược 1 TP.HCM, bệnh
nhân LTN (nam, 18 tuổi,
ngụ TP.HCM) đến khám
trong tình trạng mất ngủ,
đau dạ dày, không thể ngồi
yên, hay bồn chồn, bất an
không rõ lý do.
Áp lực từ chínhgiađình
Bệnh nhân tâm sự vì áp
lực thành tích học tập và sự
kỳ vọng của gia đình nên
thường học bài xuyên đêm,
có sử dụng chất kích thích để
duy trì sự tỉnh táo. Tình trạng
này kéo dài hai tháng khiến
bệnh nhân không chịu được
và đi khám.
Trước đó, bệnh nhân từng
mắc bệnh trầm cảm, phải
điều trị bằng thuốc. Sau một
thời gian, thấy tình hình sức
khỏe tạm ổn nên bệnh nhân
tự dừng uống thuốc. Đến nay,
gặp áp lực từ việc học nên
bệnh tái phát.
Trường hợp khác là bệnh
nhân TTH (nữ, 24 tuổi, ngụ
TP.HCM), được gia đình đưa
đến khám sau khi tự tử không
thành do bị trầm cảm nặng.
Khai thác bệnh sử được biết
bệnh nhân luôn bị áp đặt, quản
lý chặt từ gia đình nên cảm
thấy mất tự do, không được
làm nhiều việc theo sở thích.
Từ đó dẫn đến mất động lực
sống, bị trầm cảm nặng.
Đỉnh điểm là khi gia đình
định sẵn hôn sự, không cho
con sự lựa chọn khiến bệnh
nhân “tức nước vỡ bờ”, nghĩ
quẩn rồi tự vẫn “để được giải
thoát”.
Bệnh nhân NVA (nam, 24
tuổi) đến khám tại BV Quân
y 175 với triệu chứng lo lắng,
mất ngủ, gặp ảo giác. Bệnh
nhân A kể mình là con một
nên được gia đình đầu tư
và đặt nhiều kỳ vọng. Năm
2021, sau khi nhập học tại
một trường đại học có tiếng ở
TP.HCM, do không theo kịp
chương trình nên bệnh nhân
buồn bã, thất vọng.
Thấyvậy, giađìnhđãchuyển
trường cho con nhưng bệnh
nhân vẫn gặp khó khăn, không
thể theo nổi. Suy nghĩ nhiều
vì không đáp ứng được kỳ
vọng của cha mẹ, tự cho rằng
mình kém cỏi, bệnh nhân đã
sử dụng bóng cười một thời
gian dài.
Do tinh thần vẫn suy sụp
nên gần đây bệnh nhân lén
dùng ma túy tổng hợp và xuất
hiện loạn thần, phải vào BV
cấp cứu. Hiện bệnh nhân đã
nghỉ học để tập trung điều trị.
Dễ nhầm nên hay
khám “lạc” chuyên
khoa
BSCKIITrầnMinhKhuyên,
Trưởng khoa Tâm thể, Phòng
khám BV ĐH Y Dược 1
TP.HCM, cho biết hiện một
số người vẫn quan niệm rằng
người mắc các bệnh lý về tâm
thần là những người mất trí,
không có ý thức…Tuy nhiên,
điều này hoàn toàn sai lầm.
BS CKII Trần
Minh Khuyên
trò chuyện
với một
bệnh nhân
đến khám
do gặp áp lực
chuyện
gia đình.
Ảnh: VÕTHƠ
Khoảng 15%-20%
người bệnh do không
thừa nhận hoặc mặc
cảm bệnh nên đến
khi bệnh đã nặng
mới đến chuyên
khoa tâm thần để
thăm khám, điều trị.
Ngày 11-12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh,
TP trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng, chống
cúm gia cầm lây sang người. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị
UBND các tỉnh, TP chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ
người nhập cảnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia
cầm, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch. Kịp
thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các viện Vệ sinh dịch tễ,
Viện Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán xác định, quản lý
ca bệnh (nếu có) và xử lý không để lây lan ra cộng đồng.
Cùng với đó, tăng cường giám sát các trường hợp viêm
đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và
hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúmA (H5N1).
Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy
định của Bộ Y tế, đồng thời thông báo kịp thời cho trung tâm
kiểm soát bệnh tật để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các cơ quan y tế, thú y và chính quyền địa phương phải
phối hợp giám sát, phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc
biệt là tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, chia sẻ
thông tin và xử lý triệt để ổ dịch.
Theo thông tin từ đầu mối Điều lệ y tế quốc tế (IHR)
Campuchia, từ ngày 23-11 đến nay, Bộ Y tế Campuchia
ghi nhận thêm hai trường hợp nhiễm cúm A (H5N1)
tại tỉnh Kampot. Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay,
Campuchia đã ghi nhận sáu trường hợp nhiễm cúm A
(H5N1), trong đó có ba trường hợp tử vong.
Tỉnh Kampot giáp với biên giới phía Tây Nam của Việt
Nam. Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng
rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ
cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm
sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên
giới với các quốc gia đang có dịch.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ
NN&PTNT), dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại
các địa phương. Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển
mùa và thay đổi bất thường, thuận lợi cho virus cúm gia
cầm phát triển.
Cạnh đó, người dân có xu hướng tăng nuôi gia cầm để
chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2024 nên hoạt
động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng,
tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
T.HƯƠNG
Bộ Y tế nhắc các địa phương chủ động phòng, chống
dịch cúmgia cầm. Ảnhminh họa: Cục Y tế dự phòng
Tiêu điểm
Không nên dừng
uống thuốc đột ngột
Khi mắc bệnh liên quan đến
tâm lý, nếu điều trị ngắt quãng
sẽkhiếnbệnhtáiđitáilại.Dođó,
khi tâm lý dần ổn định, người
bệnh không nên dừng uống
thuốc đột ngột mà phải dùng
thuốc duy trì theo hướng dẫn
của bác sĩ.
Bên cạnh đó, gia đình cần
phải quan tâm, để ý những
hành vi của bệnh nhân. Đồng
thời thấu hiểu, chia sẻ, lắng
nghe tâm tư của người bệnh,
tránh vô tình gây áp lực cho
người bệnh thêm căng thẳng.
BS
TRẦN MINH KHUYÊN
,
Trưởng khoa Tâm thể,
Phòng khám BV ĐH Y Dược 1 TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứBa12-12-2023
Ngày càng nhiều người trẻ mắc
bệnh về tâm thần
Ngày càng nhiều người trong độ tuổi 16-30mắc các bệnh về tâm thần, nguyên nhân chính đến từ áp lực
công việc, học tập, gia đình, xã hội…
BộY tế cảnhbáo cúmgia cầmlâynhiễmdịp cuối năm
Với người bệnh không chịu đi khám, người
thân có thể tranh thủ lúc người bệnh đang
có một bệnh nào đó như đau đầu, đau chân
hay đau bụng... thì đưa đến BV khám. Hoặc
cũng có thểmời bác sĩ chuyên khoa tâm thần
đến nhà nói chuyện với bệnh nhân như một
người quen tình cờ đến chơi. Bác sĩ sẽ có cách
tư vấn để bệnh nhân hợp tác.
Ngoài ra, người nhà có thể đến gặp bác sĩ
chuyên khoa tâm thần, kể cho bác sĩ nghe
những triệu chứng, biểu hiện của bệnh nhân
để bác sĩ có hướng chẩn đoán bệnh và kê toa
thuốcđiều trị. Sauđó, tìmcách chobệnhnhân
uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
BS
NGUYỄNVĂN HƯỜNG
,
nguyên Chủ nhiệm khoa Tâm thần BV Quân y 175
Người bệnh không chịu đi khám, phải làm sao?
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook