7
Từ ngày 3-1-2024, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét
xử 38 bị cáo trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét
nghiệm COVID-19. Dự kiến phiên tòa kéo dài khoảng 20
ngày, bao gồm cả ngày nghỉ.
Các bị cáo bị xét xử về các tội đưa hối lộ, nhận hối lộ; vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi.
HĐXX gồm năm người, do thẩm phán Trần Nam Hà làm
chủ tọa phiên tòa.
Đại diện VKSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa gồm
các kiểm sát viên Đặng Thị Hồng Thủy, Nguyễn Thị Lan,
Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đỗ Dương Toàn và Trần Thế Linh.
Bị cáo Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Công ty Việt Á)
và cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng có bốn
luật sư bào chữa.
Trong khi đó, cựu bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh
có một luật sư bào chữa, cựu trợ lý phó thủ tướng Nguyễn
Văn Trịnh có hai luật sư bào chữa.
Theo cáo trạng, năm 2020, Phan Quốc Việt đã biến kết quả
nghiên cứu kit xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y
thành của Công ty Việt Á bằng cách đăng ký lưu hành sản
phẩm. Doanh nghiệp này sau đó bán sản phẩm trên địa bàn
cả nước với giá cao, gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng.
Cụ thể, Phan Quốc Việt đã thông đồng, câu kết với ông
Trịnh Thanh Hùng (cựu phó vụ trưởng Vụ KH&CN các
ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN) để ông Hùng tác động
ông Chu NgọcAnh, ông Phạm Công Tạc (cựu thứ trưởng Bộ
KH&CN) quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực
hiện đề tài nghiên cứu chế tạo kit xét nghiệm trái pháp luật.
Sau đó, chủ tịch Công ty Việt Á đã tiếp tục câu kết với ông
Trịnh Thanh Hùng, cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh
Long và ông Nguyễn Huỳnh (thư ký của ông Long), Nguyễn
Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) và các bị cáo
khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á
được sản xuất, bán kit xét nghiệm thu lợi bất chính.
Kết quả, Công ty Việt Á được kiểm định kit xét nghiệm;
được nghiệm thu giai đoạn 1 của đề tài. Sau đó, Công ty
Việt Á lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm
thời, chính thức biến kit xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở
hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của tư nhân.
Khi bán kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt còn câu kết với
các bị cáo khác để được hiệp thương mức giá sản phẩm nâng
khống. Từ đó tạo mặt bằng giá kit xét nghiệm; giới thiệu
với lãnh đạo các tỉnh, TP để bán thương mại kit xét nghiệm
thu lợi bất chính.
Sau đó, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối
lộ, tiền cảm ơn nhiều lần với tổng số tiền hơn 106 tỉ đồng.
Bị cáo gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng, trong đó Nhà nước
thiệt hại hơn 402 tỉ đồng.
BÙI TRANG
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Ba 12-12-2023
Một số bị cáo trong vụ kit xét nghiệmCOVID-19. Ảnh: BCA
Không biết dự án trên
2.500 căn hộ phải được
Thủ tướng duyệt
Theo cáo trạng, khu đất 28E Trần
Phú, TPNha Trang có tổng diện tích
20.100 m
2
, gồm hai thửa liền kề do
Công ty CPĐiện lực Khánh Hòa và
Trung tâm điều dưỡng thuộc Tổng
Công ty Điện lực miền Trung quản
lý, sử dụng.
Từ năm2013 đến 2015, bốn bị cáo
trên đã vi phạmpháp luật trong quản
lý nhà nước liên quan đến các khâu
lựa chọn nhà đầu tư dự án, thu hồi
đất, thỏa thuận phương án kiến trúc
quy hoạch dự án, giao đất và cho thuê
đất đối với khu đất 28E Trần Phú.
Những sai phạm của các bị cáo là
để cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng
NhaTrang (Công tyĐỉnhVàng) được
thựchiệndựánnhàởkhông thôngqua
đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu
thầu dự án, dẫn đến gây thiệt hại cho
ngân sáchnhànướchơn137,7 tỉ đồng.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Chiến
Thắng, cựu chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa, đã đồng ý chủ trương,
ký cấp giấy chứng nhận đầu tư điều
chỉnh, thỏa thuận phương án kiến
trúc quy hoạch dự án trái pháp luật
trong việc cho doanh nghiệp trên thực
hiện dự án Nha Trang Golden Gate.
Cơ quan tố tụng còn cáo buộc ông
Thắng cố ý làm trái quy định pháp
luật, biến một dự án chưa được Thủ
tướng chấp thuận chủ trương đầu tư
thành dự án được công nhận. Đồng
thời, ông Thắng đã chỉ định Công ty
Đỉnh Vàng làm chủ đầu tư nhưng
không qua đấu thầu lựa chọn.
Tại tòa, HĐXX tập trung làm rõ
lý do bị cáo Nguyễn Chiến Thắng
giao đất cho Công ty Đỉnh Vàng.
HĐXX đặt câu hỏi đối với bị cáo
Thắng: Vì sao quy hoạch chung TP
Nha Trang không cho phép xây quá
40 tầng và dự án ở 28E Trần Phú
vượt quá 2.500 căn hộ, theo quy
định phải được Thủ tướng cho phép
mà bị cáo vẫn làm trái?
Bị cáoThắngphân trầnđãxinýkiến
Thủ tướng cho điều chỉnh rồi nhưng
không được cho phép. “Còn việc có
quy định dự án trên 2.500 căn hộ phải
được Thủ tướng cho phép thì thời
điểmđó bị cáo không nắmđược. Sau
này, khi nghỉ hưu và bị cơ quan điều
tra mời lên làm việc mới biết về quy
địnhnày” - bị cáoThắng trả lời tại tòa.
HĐXX tiếp tục đặt vấn đề sau khi
thu hồi đất, Sở TN&MT tỉnh Khánh
Hòa đã có ý kiến phải giao khu đất
28E Trần Phú (lúc này là đất sạch)
cho trung tâm phát triển quỹ đất
quản lý. Vì sao bị cáo không thực
hiện để đấu thầu, đấu giá để lựa
chọn nhà đầu tư theo quy định mà
giao thẳng cho Công ty ĐỉnhVàng?
Trảlời,bịcáoThắngnóidựánkhông
phải tỉnh giao mà do doanh nghiệp
tự thỏa thuận nhà đầu tư trước đó.
“Trước khi Công ty Đỉnh Vàng
xin dự án, họ đã tự thỏa thuận với
công ty điện lực và chấp nhận chi
trả tiền bồi thường với số tiền hơn
XUÂNHOÁT
S
áng 11-12, TAND tỉnh Khánh
Hòa mở phiên tòa sơ thẩm xét
xử các bị cáo liên quan đến
sai phạm tại dự án 28E Trần Phú,
TP Nha Trang.
Bốn bị cáo gồm: Nguyễn Chiến
Thắng, cựu chủ tịch UBND tỉnh;
Lê Đức Vinh, cựu chủ tịch UBND
tỉnh; Đào Công Thiên, cựu phó chủ
tịch UBND tỉnh; Võ Tấn Thái, cựu
giám đốc Sở TN&MT, cùng bị truy
tố về tội vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí.
Xin vắng mặt
vì bệnh rất nặng
Trong phiên tòa ngày 11-12, hai
ông Nguyễn Chiến Thắng và Đào
Công Thiên có mặt, còn hai ông Lê
ĐứcVinh vàVõ Tấn Thái có đơn xin
xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Trình bày trong đơn, bị cáo Lê
Đức Vinh cho biết mình đang điều
trị bệnh tại trạm y tế của trại giam
Thủ Đức - Z30D (đóng trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận).
“Tình trạng bệnh tình của tôi vốn
đã rất nặng, lại bị ảnh hưởng nặng
về tinh thần do liên quan đến vụ án
núi Chín Khúc và vụ án tại Trường
Chính trị tỉnh Khánh Hòa (cũ) nên
bệnh tình ngàymột trầmtrọng, không
có dấu hiệu thuyên giảm” - ôngVinh
nêu trong đơn và cho biết hiện sức
khỏe không cho phép để có thể tiếp
tục tham gia phiên tòa.
Cùng lý do, bị cáo Võ Tấn Thái
cho biết đang chấp hành án tại trại
giam Xuân Phước - Cục C10 Bộ
Công an, đóng tại tỉnh PhúYên. Bản
thân đang bị bệnh nặng nên không
đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa.
Bị cáoNguyễn Chiến Thắng, cựu chủ tịchUBND tỉnh KhánhHòa.
Ảnh: XUÂNHOÁT
Cựu chủ tịch tỉnh Khánh Hòa
Nguyễn Chiến Thắng hầu tòa
Bị cáo Nguyễn ChiếnThắng bị cáo buộc cố ý làm trái quy định, biếnmột dự án chưa đượcThủ tướng
chấp thuận chủ trương đầu tư thành dự án được công nhận.
16 tỉ đồng và Tổng Công ty Điện
lực miền Trung với số tiền hơn 12
tỉ đồng. Do đó, dự án không thuộc
diện đấu thầu, đấu giá theo quy
định” - bị cáo Thắng phân tích.
Tuy nhiên, khi HĐXX “hỏi luật”
việc đất lúc đó chưa phải là đất sạch
(như bị cáo trình bày - PV) thì doanh
nghiệp có được tự đứng ra thỏa thuận
bồi thường, di dời không thì bị cáo
Thắng “xin phép để tìm hiểu, trả lời
sau” do liên quan đến Luật Đất đai.
Hôm nay (12-12), phiên xử tiếp
tục với phần xét hỏi.•
Từ3-1-2024, xét xửvụnângkhốnggiákit test Việt Á
“Quy định dự án trên
2.500 căn hộ phải được
Thủ tướng cho phép
thì thời điểm đó bị cáo
không nắm được. Sau
này, khi nghỉ hưu và bị
cơ quan điều tra mời lên
làm việc mới biết về quy
định này” - bị cáo Thắng
trả lời tại tòa.
Luật sư đề nghị triệu tập đại diện thẩm định giá
cấp bộ
Ngoài hai bị cáo xin vắng mặt, tại phiên tòa, đại diện nguyên đơn dân
sự được UBND tỉnh Khánh Hòa ủy quyền cũng có đơn xin vắng mặt vì lý
do đang đi công vụ tại Hà Nội.
Đại diện Hội đồng thẩm định giá tài sản trong tố tụng hình sự cấp bộ
và toàn bộ sáu thành viên trong Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Khánh
Hòa cũng đều có đơn xin xét xử vắng mặt.
Do đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn ChiếnThắng đề nghị HĐXX
triệu tập hai đại diện nêu trên bởi “việc có mặt của hai đại diện trên tại
phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng”.
Tuy nhiên, sau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa cho rằng nguyên đơn dân
sự đã có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do công vụ, cũng phù hợp với quy
định pháp luật nên HĐXX chấp nhận sự vắng mặt này.
“Về sự vắng mặt của đại diện Hội đồng thẩm định giá tài sản trong tố
tụng hình sự cấp bộ, HĐXX nhận thấy không gây trở ngại cho việc xét xử
nên quyết định tiếp tục phiên tòa” - thẩm phán chủ tọa nói.