16
Trung Quốc: Hòa đàmgiao tranhMyanmar
có “kết quả tích cực”
Ngày 11-12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc (TQ) Mao Ninh cho biết tiến trình đàm phán hòa
bình liên quan đến giao tranh Myanmar đã đạt “kết quả
tích cực”, theo hãng tin
AFP
.
“TQ vui mừng khi thấy các bên trong xung đột ở miền
Bắc Myanmar tiến hành đàm phán hòa bình và đạt được
kết quả tích cực” - bà Mao nói, đồng thời lưu ý rằng Bắc
Kinh sẽ “tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi” cho
tiến trình này.
“Chúng tôi tin rằng việc xoa dịu tình hình ở miền
Bắc Myanmar sẽ phục vụ lợi ích của tất cả các bên ở
Myanmar và có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định
dọc biên giới TQ - Myanmar” - người phát ngôn Bộ
Ngoại giao TQ nói thêm.
Myanmar chưa bình luận về thông tin trên.
Giao tranh giữa chính quyền quân sự và các nhóm sắc
tộc thiểu số bùng phát từ tháng 10. Các cuộc đụng độ nổ
ra khắp bang Shan (phía Bắc Myanmar) sau khi một liên
minh vũ trang gồm ba nhóm sắc tộc thiểu số ở Myanmar
hợp lực tấn công quân đội nước này.
Kể từ khi giao tranh ở miền Bắc Myanmar bùng nổ, TQ
đã đóng vai trò tích cực trong việc ổn định xung đột. Tuần
trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Vương Nghị đã gặp
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar
U Than Swe tại thủ đô Bắc Kinh (TQ) để trao đổi sâu sắc
về nỗ lực ổn định căng thẳng, hãng thông tấn
Tân Hoa Xã
đưa tin.
LÊ NHI
Tiêmkích F-16Mỹ rơi ngoài khơi Hàn Quốc
Ngày 11-12, một tiêm kích F-16 của Mỹ rơi ở Hàn
Quốc khi đang bay huấn luyện, hãng tin
Reuters
dẫn
thông tin từ lực lượng Không quân Mỹ.
Theo tuyên bố của Không quân Mỹ, chiếc tiêm kích
F-16 trên thuộc Phi đoàn tiêm kích số 8 của lực lượng Mỹ
tại Hàn Quốc bị rơi xuống biển Hoàng Hải sau khi cất
cánh từ căn cứ không quân Gunsan, cách thủ đô Seoul 178
km về phía nam.
Tuyên bố cho biết chiếc tiêm kích F-16 rơi do gặp “sự
cố khẩn cấp trên chuyến bay” và vụ việc “sẽ được điều tra
kỹ lưỡng”.
May mắn, “phi công đã nhảy dù ra ngoài và được lực
lượng Hải quân Hàn Quốc trục vớt” và hiện “tỉnh táo và
trong tình trạng ổn định”, theo tuyên bố của Không quân Mỹ.
Vụ tai nạn hôm 11-12 là vụ rơi tiêm kích F-16 thứ hai
của Mỹ tại Hàn Quốc trong năm nay. Trước đó, vào tháng
5, một chiếc F-16 của Mỹ rơi khi đang huấn luyện tại một
vùng nông nghiệp phía nam Seoul. Phi công thoát ra ngoài
an toàn và vụ tai nạn không gây thương vong nào khác.
THẢO VY
Qatar năngnổ trunggianđàmphán
cùng lúc 2 cuộc xungđột
Qatar đang cùng lúc làm trung gian đàmphán nhân đạo trong hai cuộc xung đột lớnNga - Ukraine,
Israel - Hamas và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
HỒNGSƠN
B
ên cạnh các thông tin
chiến sự cập nhật từ
hai cuộc xung đột nóng
của thế giới hiện tại là Nga
- Ukraine và Israel - Hamas,
một mảng diễn biến thu hút
sự chú ý của cộng đồng thế
giới là tiến trình đàm phán
nhân đạo và sự nổi lên của
nhân tố Qatar. Có thể nói
Qatar thời gian qua đã cùng
lúc làm tốt vai trò trung gian
đàm phán nhân đạo ở cả hai
cuộc xung đột này.
Sự năng nổ và
hiệu quả của Qatar
Ngày 5-12, Qatar được chú
ý với thông tin các nhà hòa
giải của nước này đã thành
công trong vai trò trung gian
đàm phán nhân đạo để Nga
trao trả sáu trẻ em Ukraine.
Trước đó, hôm 16-10, Qatar
cũng đã làm trung gian thành
công để Nga trao trả bốn trẻ
em cho Ukraine.
Theo đài
Al Jazeera
, những
kết quả này đến từ quá trình
Qatar bímật đàmphánvớiNga
và Ukraine trong nhiều tháng
qua.Một nguồn tinnói vớihãng
tin
Reuters
rằng Qatar đồng ý
yêu cầu từ Ukraine làm trung
gian đàmphán với Nga về việc
trao trả trẻ em khi Thủ tướng
Qatar - ông Mohammed bin
Abdulrahman Al Thani thăm
Ukraine vào tháng 7 nămnay.
Bên cạnh đó, vai trò của
Qatar được nhắc nhiều trong
thỏa thuận ngừng bắn vừa qua
giữa Israel và phong trào vũ
trang Hồi giáo Hamas (kiểm
soát Dải Gaza, Palestine).
Theo nguồn tin của
Reuters,
để Israel và Hamas thống nhất
thỏa thuận ngừng bắn tạm
thời hồi cuối tháng 11, chính
phủ Qatar đã đầu tư rất nhiều
công sức và nỗ lực. Thay vì
chỉ đơn giản chuyển thông
điệp từ bên này sang bên kia,
Qatar đã rất chủ động trong
quá trình làm trung gian và
dồn nhiều nguồn lực vào các
cuộc đàm phán.
Để tập trung chỉ đạo quá
trình đàm phán giữa Israel
và Hamas, Thủ tướng Qatar -
ôngAl Thani đã hủy bỏ nhiều
chương trình nghị sự, tạm
hoãn các chuyến đi đã lên lịch
trước đến Nga và Anh. Các
quan chức Qatar đã làm việc
xuyên ngày đêm, giúp hoàn
tất các chi tiết quan trọng cuối
cùng của thỏa thuận.
Trong bảy ngày ngừng
bắn, đã có hàng trăm người
được hai bên trao trả. Cụ thể,
Hamas đã thả 105 con tin mà
nhóm này bắt từ Israel trong
ngày tấn công 7-10 sang giam
ở Gaza. Phía Israel cũng thả
240 người Palestine bị giam
trong các nhà tù ở nước này.
Theo đuổi, chắt chiu
từng cơ hội
Với xung đột Nga -Ukraine,
Qatar thể hiện quyết tâm sẽ
theo đuổi vai trò trung gian
đàm phán để đạt được kết
quả cao hơn.
“Hai bên cho thấy nhiều
thiện chí trong suốt quá trình
đàm phán. Qatar sẽ tiếp tục
tìm kiếm những khía cạnh
tiềm năng có thể thúc đẩy
xây dựng nền tảng lòng tin
giữa Nga và Ukraine, giúp
hai nước cởi mở hơn trong
việc đàm phán - ngăn xung
đột leo thang” - Bộ trưởng
Hợp tác quốc tế Qatar - bà
Lolwah Al Khater lên tiếng
nhân sự kiện Nga trao trả sáu
trẻ em Ukraine.
Israel và Hamas khôi phục
giao tranh sau khi thỏa thuận
ngừng bắn đổ vỡ ngày 1-12.
Tuy nhiên, Qatar cho biết
nước này vẫn đang quan sát
tình hình, cục diện, chắt chiu
từng cơ hội để khôi phục đàm
phán, giúp các bên đạt được
thỏa thuận mới và nếu mang
tính lâu dài thì càng tốt.
Tại Hội nghị thượng đỉnh
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh
(GCC) lần thứ 44 diễn ra ở
Xe chở các con tin được Hamas thả vào ngày 24-11, theo thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel
vàHamas, được Qatar làmtrung gian. Ảnh: DPA
Vai trò không thể thay thế của Qatar
Trả lời phỏng vấn đài
CBSNews
, Thủ tướngQatar - ông
Al Thani cho biết để thực hiện tốt vai trò trung gian đàm
phán trong xung đột Nga - Ukraine, Qatar đã sử dụng
mối quan hệ sẵn có với hai nước.
“Chúng tôi thực hiện vai trò này dựa trên yêu cầu ban
đầu từ phía Ukraine. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các
kênh liên lạc cũng nhưmối quan hệ mà chúng tôi có với
Nga. Những nỗ lực này đã và đang tiếp tục được thực
hiện”- ôngAlThani nói.Theo trang tin
Axios
, trongnhững
tháng mùa hè vừa qua, ông Al Thani đã có hoạt động
ngoại giao con thoi, thăm cả Nga và Ukraine.
Với xungđột Israel - Hamas, theo tờ
TheGuardian
, nhiều
quốc gia ởTrung Đôngmuốn đóng vai trò hòa giải cuộc
xung đột này. Trong số này có Ai Cập, Oman và Kuwait.
Tuy nhiên, Qatar mới là nước hội tụ đủ các yếu tố trở
thành nước trung gian đàm phán hiệu quả.
Qatar là quốc gia giàu có, đủ nguồn lực chi trả các nỗ
lực hòa giải vốn tốn kém và dài hơi. Nước này cũng giữ
vai trò trung lập trong các vấnđề tại khu vựcTrungĐông,
không chịu sự ảnh hưởng từ các quốc gia Ả Rập hùng
mạnhnhưSaudi Arabia, CácTiểuvươngquốcẢRập thống
nhất. Qatar là nơi đặt căn cứ quân sự lớn của Mỹ - nước
đồng minh của Israel. Trong khi đó, thủ đô Doha (Qatar)
là nơi Hamas đặt văn phòng chính trị.
Những năm gần đây, Qatar
là bên đứng ra tổ chức nhiều
cuộc đàm phán hòa bình giữa
Mỹ với phong trào Hồi giáo
Taliban, giữaMỹ vàVenezuela,
giữa Mỹ và Iran.
(Theo tờ
The Wall Street Journal
)
Tiêu điểm
Nhân tố Qatar nổi
lên trong tiến trình
đàm phán nhân đạo
ở hai cuộc xung đột
Nga - Ukraine và
Israel - Hamas.
Doha (Qatar) tuần rồi, Thủ
tướng Qatar - ông Al Thani
khẳng định “chúng tôi sẽ
tiếp tục nỗ lực khôi phục
thỏa thuận ngừng bắn, khôi
phục thỏa thuận thả con tin
và những người Palestine bị
giam”. Trước đó, Bộ Ngoại
giao Qatar “cam kết sẽ cùng
với các đối tác tiếp tục làm
việc để đạt được lệnh tạmdừng
nhân đạo và sẽ làmmọi hành
động cần thiết để các bên trở
lại đàm phán”.
“Qatar đã làm trung gian
đàm phán nhiều cuộc xung
đột, không chỉ riêng trong khu
vực. Đây là điều đã tạo nên
nền tảng cho chính sách đối
ngoại của đất nước chúng tôi.
Và đó là yếu tố cốt lõi - yếu
tố mà chúng tôi đang theo
đuổi. Chúng tôi nghĩ rằng
đây là điều chúng tôi có thể
đóng góp cho hòa bình và an
ninh quốc tế” - Thủ tướng
Qatar - ôngAl Thani trao đổi
với đài
CBS News
hồi tháng
11 về chủ trương của Qatar.
TheoôngPatrickTheros-cựu
Đại sứMỹ tạiQatar, vai tròhòa
giải đã nằm trong “ADN” của
Qatar, là đề mục “nằm trong
Hiếnpháp củaQatar theođúng
nghĩa đen”, được coi là một
phần quan trọng trong chiến
lược anninhquốc gia của nước
này. Qatar coi hòa giải là một
phương tiện quan trọng để duy
trì sự ổn định trong khu vực và
giảm thiểu rủi ro an ninh của
chính mình.•
CácthànhviêncủanhómthiểusốQuânđộigiảiphóngdântộcTa’ang
(TNLA)tạibangShan(phíaBắcMyanmar)hồitháng3.Ảnh:AFP
Quốc tế -
Thứ Ba 12-12-2023