13
THANHTÚ
T
ại buổi gặp mặt báo chí
chiều 15-12, nhiều câu
hỏi được đặt ra về vấn
đề thiếu hụt vaccine và giải
pháp cho vấn đề này.
Thiếu vaccine
5 trong 1
Tại buổi họp báo, PGS-TS
Dương Thị Hồng, Phó Viện
trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương, cho biết hiện
có ghi nhận tình trạng thiếu
vaccine trênquymô toànquốc,
đặc biệt là vaccine 5 trong 1.
BộY tế đã nỗ lực vận động
các nguồn tài trợ từ tháng
7-2023 và nhận được hỗ trợ
từ nhiều nguồn và đã tiến hành
phân bổ đến các địa phương.
Căn cứ nhu cầu theo đề
xuất và thực tiễn triển khai
của 63 tỉnh, TP, Bộ Y tế đã
giao viện xây dựng kế hoạch
phân bổ vaccine theo nhu
cầu và hướng dẫn các địa
phương triển khai theo thứ
tự ưu tiên.
Theo đó, sẽ ưu tiên vaccine
phân bổ để tiêm cho trẻ chưa
được tiêmmũi 1, trong đó ưu
tiên trước cho trẻ có nhóm
tuổi nhỏ nhất từ hai tháng
tuổi, sau đó đến trẻ có tháng
tuổi lớn hơn, bao gồm cả trẻ
trên 12 tháng tuổi.
Tiếp đó, sẽ tiến hành tiêm
trả mũi 2, mũi 3 cho những
trẻ chưa được tiêm đủ ba mũi
vaccine 5 trong 1, bao gồm cả
trẻ trên 12 tháng tuổi.
Theo bà Hồng, hiện nhiều
đơn vị sản xuất trong nước đã
có một số loại vaccine nhất
định, sẵn sàng bàn giao, cơ
bản đáp ứng được nhu cầu của
các địa phương trong thời gian
tới. Bộ Y tế và Bộ Tài chính
đang phối hợp rất chặt chẽ
để hoàn thành các công tác
liên quan đến thủ tục. Ngay
sau khi có giá vaccine, Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương
sẽ khẩn trương ký các hợp
đồng cung ứng.
“Chúng tôi xác định đây là
nhiệm vụ trọng tâm của quý
I-2024, để có thể bao phủ lại
tỉ lệ tiêm chủng phòng các
bệnh truyền nhiễmnguy hiểm,
duy trì thành quả mà chúng
ta đã dày công xây đắp, duy
trì trong rất nhiều năm vừa
qua” - PGS-TS Dương Thị
Hồng nói.
Trả lời câu hỏi về việc trẻ
thiếu hụt tiêm vaccine, tiêm
muộn sẽ ảnh hưởng thế nào
đến sức khỏe của trẻ cũng
như khả năng bùng phát dịch
bệnh, bà Hồng khẳng định
không mong muốn việc thiếu
hụt vaccine tiêm chủng cho
trẻ. Do đó, khuyến cáo các
đơn vị quản lý, theo dõi đối
tượng tiêm chủng, giám sát
các bệnh trong chương trình
tiêm chủng mở rộng.
Hướng đến các
giải pháp lâu dài
Tại buổi họp báo, trả lời
câu hỏi về tình trạng thiếu
vaccine trong chương trình
tiêm chủng mở rộng thời gian
qua, TS Hoàng Minh Đức
(Phó Cục trưởng phụ trách,
quản lý, điều hành Cục Y tế
dự phòng, BộYtế) cho biết từ
năm 2016 đến 2022, chương
trình tiêmchủngmở rộngđược
bố trí kinh phí mua vaccine
từ nguồn chương trình mục
Trẻ nhỏ được gia đình đưa đi tiêmchủng. Ảnh: MINHTRƯỜNG
Khẩn trương tiêm bù, tiêm vét
Theo tiến độ tiêm chủng hiện nay, tỉ lệ trẻ được tiêm
chủng trong 10 tháng đầu năm còn thiếu hơn 10% so với
mục tiêu đề ra, đáng lưu ý là tỉ lệ tiêm vaccine 5 trong 1 chỉ
đạt gần 53%.
Do đó khi nhận được vaccine tới đây, đặc biệt là lô vaccine
5 trong 1 gồm 490.600 liều được viện trợ bởi chính phủ Úc
sẽ về Việt Nam trong tối 15-12, chúng tôi đã yêu cầu các cơ
sở y tế, điểm tiêm chủng trong hệ thống tiêm chủng mở
rộng khẩn trương, nỗ lực tiến hành tiêm chủng để bù lại
thiếu hụt thời gian qua.
PGS-TS
DƯƠNG THỊ HỒNG
,
Phó Viện trưởng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Học sinh hứng thú với ngày hội
“Em yêu sử Việt”
Sáng 15-12, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức ngày
hội giao lưu học sinh (HS) tiểu học TP.HCM với chủ
đề “Em yêu sử Việt” tại Trường Tiểu học Lê Đức Thọ,
quận Gò Vấp.
Ngày hội đã thu hút sự tham gia của gần 1.000 HS cùng
các thầy cô đến từ các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Đến với ngày hội “Em yêu sử Việt”, HS được tham gia
nhiều hoạt động bổ ích, thưởng thức các tiết mục múa dân
vũ do các cụm chuyên môn thể hiện.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường,
cho biết các tiết mục tham gia được dàn dựng công phu
thể hiện các phân cảnh lịch sử từ thời kỳ dựng nước đến
giữ nước.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT
TP.HCM, cho biết: “Ngành GD&ĐT TP.HCM mong
muốn thay đổi cách dạy và học lịch sử thông qua các hoạt
động trải nghiệm. Một trong năm phẩm chất đặt ra với HS
trong chương trình giáo dục phổ thông mới là yêu nước.
Nhưng để tuyên truyền lòng yêu nước bằng các bài học
khô khan thì khó truyền tải đến HS. Do đó, khi tham gia
ngày hội với nhiều hoạt động liên quan đến lịch sử, các
em sẽ được trải nghiệm, từ đó thấu hiểu hơn về lịch sử
dân tộc. Hy vọng qua ngày hội này, các trường sẽ thay đổi
phương pháp giáo dục để làm sao giờ học lịch sử trở nên
nhẹ nhàng và hứng thú với HS hơn”.
NGUYỄN QUYÊN
Giảng viên Trường CĐ Y tế Quảng Nam
ngừng việc vì bị nợ lương
Sáng 15-12, lãnh đạo Trường CĐ Y tế Quảng Nam đã
làm việc với tập thể cán bộ, giảng viên nhằm tìm tiếng nói
chung sau quyết định ngừng việc tập thể.
Ngày 14-12, 17 cán bộ, giảng viên Trường CĐ Y tế
Quảng Nam gửi thông báo ngừng việc tập thể tới lãnh đạo
nhà trường.
Theo các giảng viên, trường đã không trả lương và phụ
cấp cho họ kể từ tháng 7 đến nay. Sáu tháng qua, 17 người
này vẫn lên lớp vì không muốn ảnh hưởng tới việc học tập
của sinh viên. Tuy nhiên, đời sống khó khăn do thời gian
nợ lương kéo dài khiến các giảng viên đi đến quyết định
ngừng việc.
Câu chuyện nợ lương của Trường CĐ Y tế Quảng Nam
đã kéo dài trong thời gian qua. Hiện nhà trường đã nợ sáu
tháng lương của 114 người lao động với tổng số tiền hơn
5,7 tỉ đồng.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí
Thanh đã yêu cầu Trường CĐ Y tế Quảng Nam báo cáo,
kiểm điểm trách nhiệm vì để xảy ra khuyết điểm kéo dài,
gây bức xúc trong dư luận.
THANH NHẬT
Đời sống xã hội -
ThứBảy 16-12-2023
Bộ Y tế nêu giải pháp đảm bảo
vaccine trong năm 2024
Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan thammưu sửa đổi quy định về hoạt động tiêm chủng.
tiêu y tế - dân số giai đoạn
2016-2020. Bên cạnh đó,
vaccine còn đến từ nguồn hỗ
trợ của Liên minh Toàn cầu
về vaccine và tiêm chủng
(GAVI) và sự viện trợ của
các tổ chức nước ngoài khác.
Trong những năm gần đây,
sự hỗ trợ nguồn lực từ GAVI
và các tổ chức quốc tế có sự
chuyển dịch cách thức hỗ
trợ do Việt Nam nằm ngoài
danh sách các nước có thu
nhập thấp, kinh tế kém phát
triển. Vì vậy, Việt Nam cần
phải tăng cường tự đối ứng.
“Năm 2023, thưc hiên Luât
Ngânsach, cácđịaphươngphải
thực hiện các thủ tụcmua sắm
vaccine từ ngân sách của địa
phương nhưng còn găp kho
khăn trong việc bố trí, phê
duyệt kinh phí, vướng mắc
thủ tục đấu thầu, phê duyệt
giá cũng như kinh nghiệm
triển khai” - ông Đức nói.
Để giải quyết căn cơ, lâu
dài, thông tin tại buổi họp báo
cho biết Bộ Y tế đang phối
hợp với các bộ, ngành liên
quan thammưu sửa đổi Nghị
định 104/2016 quy định về
hoạt động tiêm chủng, trong
đó cho phép bố trí ngân sách
trung ương để đảm bảo kinh
phí mua vaccine cho chương
trình tiêm chủng mở rộng, dự
kiến hoàn thành trong tháng
1-2024.
Đồng thời, việc mua sắm
các vaccine đặt hàng trong
nước sẽ được hoàn thành
trong tháng 12 này, đảm bảo
hoạt động cung ứng vaccine
năm 2024 trong chương trình
tiêm chủng mở rộng.
Nếu được giao ngân sách
sớm hơn, Bộ Y tế sẽ sớm đặt
hàng hoặc đấu thầu mua sắm
vaccine cho chương trình
tiêm chủng mở rộng. Cùng
với đó, thời gian tới bộ sẽ rà
soát nguồn vaccine, tích cực
làm việc với các nhà tài trợ
trong nước và nước ngoài hỗ
trợ nguồn lực cho chương
trình tiêm chủng mở rộng.•
Hiện có ghi nhận
tình trạng thiếu
vaccine trên quy mô
toàn quốc, đặc biệt
là vaccine 5 trong 1.
Các emtìmhiểu lịch sử Việt Namqua các thời kỳ qua tranh ảnh.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Trường CĐY tếQuảngNam. Ảnh: TN