287-2023 - page 5

5
Thời sự -
ThứBảy16-12-2023
Triệt phá đường dây chuyên đục
số khung, số máy xe gian
Ngày 15-12, Công an TP.HCM cho biết vừa triệt
phá đường dây lừa đảo, tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà được phát hiện qua đăng ký, cấp
biển số xe. Công an TP đã chỉ đạo Văn phòng Cơ
quan CSĐT (PC01) chủ trì phối hợp với Phòng
Cảnh sát hình sự (PC02), Phòng CSGT (PC08),
công an quận, huyện, TP Thủ Đức và các đơn vị
nghiệp vụ tập trung xác minh, làm rõ.
Công an khởi tố, bắt giam với Bùi Văn Tân (40
tuổi, ngụ xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn)
cùng chín người khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản; đồng thời truy nguyên nguồn gốc của các xe
xác định do hệ thống cửa hàng bán xe máy Tân Tiến
(tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn) bán ra. Hệ
thống này do Tân làm chủ.
Khám xét khẩn cấp hệ thống cửa hàng và các địa
điểm liên quan, Công an TP phát hiện, tạm giữ 290
xe máy (trong đó có 142 xe bị đục số khung, số
máy; truy nguyên một mô tô đã bị mất trộm vào năm
2016), đặc biệt là hơn 10.000 phiếu kiểm tra chất
lượng xuất xưởng mô tô của các hãng; máy móc, thiết
bị dụng cụ sử dụng để mài, đục lại số khung, số máy
và nhiều tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan.
Bước đầu, công an xác định từ năm 2021 đến 2023,
Tân đã bán 3.911 mô tô cho khách hàng nhiều tỉnh,
thành trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2023 đã bán
1.549 mô tô; thu lợi bất chính khoảng 15 tỉ đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục mở
rộng điều tra làm rõ dấu hiệu lừa dối khách hàng, chứa
chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
và các hành vi sai phạm khác của đường dây này. Bên
cạnh đó, công an cũng điều tra làm rõ nguồn gốc của
hơn 10.000 phiếu xuất xưởng và truy nguyên nguồn
gốc mô tô đã được các đối tượng bán ra thị trường để
phát hiện, xử lý triệt để các hành vi sai phạm.
Theo Công an TP.HCM, đây là phương thức thủ
đoạn hoạt động phạm tội mới; lợi dụng sơ hở trong
kiểm soát phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
phương tiện cơ giới đường bộ để mua bán, hợp thức
hóa các mô tô không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ
hợp lệ nhằm tiêu thụ mô tô có nguồn gốc bị chiếm
đoạt trong các vụ cướp tài sản, trộm cắp tài sản…
đồng thời chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
NGUYỄN TÂN
Phát hiện 1 chủ khu nhà trọ
tử vong bất thường
Trong ngày 15-12, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM
vẫn đang làm rõ nguyên nhân chủ một khu nhà trọ trên
địa bàn tử vong ở vỉa hè với nhiều dấu vết bất thường.
Vào sáng cùng ngày, người dân phát hiện anh Lê
Ngọc T (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức), chủ khu nhà
trọ tại địa bàn phường Tam Phú, nằm bất động trên
vỉa hè đường Cây Keo, đoạn gần cầu Hương Việt,
phường Tam Phú. Người dân đã đưa anh T đến BV
TP Thủ Đức để cấp cứu nhưng đã tử vong. Vụ việc
nhanh chóng được Công an phường Tam Phú phối
hợp cùng Công an TP Thủ Đức vào cuộc điều tra,
khám nghiệm hiện trường.
Theo người dân, thời điểm phát hiện vụ việc, tại
hiện trường có một số dấu vết bất thường, xung
quanh có một số gạch đá và đôi dép màu đen, cũng
như nghe được có tiếng động mạnh tại trước khu
nhà trọ, đến sáng thì hay tin chủ khu nhà trọ tử vong.
TỰ SANG
Truy tìm xe hút bồn cầu xả nước thải
ở TP Biên Hòa
Ngày 15-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
lãnh
đạo Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đang
xác minh tài xế xe hút bồn cầu xả nước thải trên
đường để xử lý theo quy định. Bước đầu, xác định vụ
việc xảy ra vào ngày 14-12 trên đường Đồng Khởi,
đoạn qua phường Trảng Dài, TP Biên Hòa. Thời điểm
này, xe bồn biển số 60C-491.86 chạy trên đường, phụ
xe bám phía sau bồn cạnh đó là ống xả nước thải.
Lúc này, van xả nước thải nước đen kịt, hôi thối
xuống đường khiến những người lưu thông trên
đường rất bức xúc và lên tiếng hỏi “sao lại xả nước
bẩn xuống đường” thì tài xế không nói gì.
VŨ HỘI
giờ thì phát hiện thi thể ông
ở dưới sông nên đưa lên bờ,
trình báo cơ quan chức năng.
Qua điều tra, nạn nhân tử
vong do lúc xiệt điện đã bất
cẩn và bị điện giật.
Trường hợp khác là ông
HVH (55 tuổi, ngụ xã Mỹ
An, huyện Thủ Thừa, Long
An), ngày 29-3, ông H dùng
dây điện mắc vào nguồn điện
đường 220V sử dụng, kéo ra
phía sau nhà đánh cá, không
may bị điện giật tử vong.
Theo ông Dương Vũ Ny,
Chủ tịch UBND xã Mỹ An,
hành vi đánh bắt cá bằng xung
điện bị nghiêm cấm nhưng
nhiều người canh ban đêm
vắng vẻ, ngoài ruộng xa lén
lút hoạt động. Công an xã
cũng đã tăng cường tuần tra,
xử lý các trường hợp vi phạm.
Từ đó, tình trạng đánh bắt cá
bằng xung điện tạmlắng, giảm
nhiều so với trước.
Dùng xungđiệnbắt cá,
nguy hại lâu dài
Ông Lê Văn Dũng (ngụ xã
Kiến Bình, huyệnTânThạnh)
nói: “Trước đây, với tay lưới
khoảng 100mvà hơn chục cái
dớn, mỗi ngày tôi kiếmkhông
dưới 10 kg cá các loại. Mùa
nước nổi năm nay, mỗi ngày
tôi chỉ kiếm được 4-5 kg bao
gồm cả cá, cua, tép...”.
Theo ông Dũng, nguồn cá,
tômsuy giảmdo nhiều nguyên
nhân, trong đó có việc nhiều
người sử dụng xung điện đánh
bắt bằng các kiểu như ghe xúc
sử dụng kích điện. Cách khai
thác thủy sản “tàn độc” này
khiến nhiều loài cá lớn, nhỏ
chết sạch.
Hàng ngàn hộ dânmưu sinh
với nghề đánh bắt thủy sản
mùa nước nổi, có hộ kiếm tiền
triệu mỗi ngày. Tuy nhiên, đó
là chuyện của hơn chục năm
về trước, hiện tại nguồn lợi
thủy sản giảm mạnh, cá bắt
được có giá trị không cao,
chủ yếu là cá mồi dùng để
nuôi cá lóc…
Theo anh Nguyễn Xuân
Tươi (ngụ xã Vĩnh Trị, huyện
Vĩnh Hưng), nguồn lợi thủy
sản mùa nước nổi những năm
gần đây dần cạn kiệt, nhiều
loài cá đã tuyệt chủng, không
ai còn thấy nữa.
“Nhiều người dùng các loại
dớn, đáy, lưới mắt nhỏ… có
lỗ chỉ khoảng 1 mm khiến cá,
tôm tép gì vào cũng dính hết.
Thậm chí nhiều người dùng
rổ hốt hết cả bầy ròng ròng,
cá con… lớn, nhỏ cỡ nào
cũng bắt. Theo tôi, chỉ vài
năm nữa chẳng còn con cá
nào nữa đâu” - anh Tươi nói.
BàĐinhThị PhươngKhanh,
PhóGiámđốc SởNN&PTNT
tỉnh Long An, cho biết: “Sở
đã đề nghị các lực lượng
chức năng phối hợp chặt chẽ
trong việc nắm bắt thông tin
các đối tượng đã thực hiện
hoặc có nguy cơ sử dụng chất
độc, chất nổ, xung điện, dòng
điện, ngư cụ, nghề khai thác
có tính tận diệt để khai thác
nguồn lợi thủy sản nhằm kịp
thời phát hiện, ngăn chặn và
xử lý nghiêm theo quy định,
đặc biệt là khu vực các huyện
vùng Đồng Tháp Mười đang
trong mùa nước lũ rút.•
HUỲNHDU
Đ
ếnmùa nước nổi, người
dân vùng lũ ở các huyện
vùng Đồng ThápMười
của tỉnh Long An đều tạm
ngưng canh tác, tất bật chuẩn
bị chuyển qua đánh bắt thủy
sản bằng lưới, dớn, lợp... và
thiết bị xung điện. Tình trạng
này vẫn diễn ra phổ biến
khiến nguồn lợi thủy sản
đứng trước nguy cơ bị cạn
kiệt và đe dọa trực tiếp tính
mạng của người đánh bắt.
Hậu quả khôn lường
từ xiệt cá bằng điện
Ven các con sông, kênh rạch
hay trên các cánh đồng mùa
lũ ở các huyện đầu nguồn
Đồng ThápMười, không khó
để bắt gặp những người đeo
trên lưng bộ kích điện chứa
trong một chiếc can nhựa, tay
cầm cần tre để xiệt cá.
Theo anhNVB(39 tuổi, ngụ
huyện Mộc Hóa), một bình
ắc quy khoảng 12V gắn với
bộ xung điện lên 220V; hai
cần tre, một cần có đầu là que
thép nhọn nối với cực dương
gắn công tắc, cần còn lại gắn
với vợt sắt nối cực âm là đã
có bộ xung điện hoàn chỉnh
để hoạt động. Khi đưa hai cần
xuống nước sẽ khiến các loài
thủy sản trong bán kính gần
2 m bị điện giật.
Trên thực tế, những người
đánh bắt cá bằng xung điện
đều biết nguy hiểm nhưng
vẫn chủ quan để rồi phải đánh
đổi bằng cả tính mạng, đồng
thời còn tiềm ẩn nguy hiểm
cho người khác.
Như trường hợp của ông
NVP (ngụ xã Thạnh Lợi,
huyện Bến Lức, Long An),
ngày 16-10, ông P lái xuồng
và mang các dụng cụ chích
điện đi bắt cá trên sông Vàm
CỏĐông (xãThạnh Lợi). Đến
chiều cùng ngày, gia đình và
người dân tìm kiếm hơn 5
Một trong những
nguyên nhân khiến
nguồn cá, tôm suy
giảm là do nhiều
người sử dụng xung
điện đánh bắt, đặc
biệt là bằng cách
dùng ghe xúc sử
dụng kích điện.
Tình trạng dùng xung điện đánh bắt lén lút ngày càng nhiều trên các kênh rạch ở các huyện
vùngĐồng ThápMười. Ảnh: HUỲNHDU
Tậndiệt thủy sảnbằng
xung điện
Hành vi đánh bắt cá bằng xung điện bị nghiêm cấmnhưng nhiều người
vẫn lén lút hoạt động dẫn đến tận diệt nguồn thủy sản, tiềmẩn nguy cơ
xảy ra các vụ tai nạn.
Theo kết quả kiểmtra từđầunămđếnnay, trênđịa bàn thị
xã KiếnTường, các huyện CầnGiuộc,ThạnhHóa,VĩnhHưng,
Mộc Hóa, Tân Thạnh phát hiện 34 trường hợp vi phạm về
sử dụng nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản, sử dụng
công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
Lực lượng chức năng đã tạmgiữ, bàn giao xử lý theo quy
định 25 công cụ kích điện, 4 xiệt điện, 10 bình ắc quy, 4 pin
điện…; phối hợp với phòng CSGT kiểm tra, đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trong lĩnh vực thủy sản
trên đường thủy nội địa.
Đã thực hiện 16 ngày kiểm tra, phát hiện 9 trường hợp
vi phạm, thu giữ 9 công cụ kích điện, 1 bình ắc quy (hành
vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với
trường hợp không sử dụng tàu cá).
Xiệt cá bằng điện không chỉ làmtận diệt thủy sảnmà còn
nguy hiểmđến tínhmạng của người dân. Ảnh: HUỲNHDU
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook