3
Thời sự -
ThứBảy16-12-2023
NGỌCMAI
C
hính phủ vừa ban hành
Nghị định 85/2023 về
việc
sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định
115/2020 về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức.
Điểm đáng chú ý tại nghị
định này là Chính phủ đã bỏ
hình thức thi thăng hạng viên
chức trên cả nước.
Chỉ còn hình thức
xét thăng hạng
Theo đó, viên chức được
đăng ký dự xét thăng hạng
lên chức danh nghề nghiệp
cao hơn liền kề khi đáp ứng
đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.
Cụ thể, viên chức được
xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ trở
lên trong năm công tác liền
kề trước năm dự xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp;
có phẩm chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp tốt.
Viên chức không trong thời
hạn xử lý kỷ luật, không trong
thời gian thực hiện các quy
định liên quan đến kỷ luật
theo quy định của Đảng và
của pháp luật.
“Có năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để
đảm nhận chức danh nghề
nghiệp ở hạng cao hơn liền kề
hạng chức danh nghề nghiệp
hiện giữ trong cùng lĩnh vực
nghề nghiệp” - quy định nêu
rõ và yêu cầu viên chức phải
đáp ứng yêu cầu về văn bằng,
chứng chỉ, thời gian công tác
tối thiểu cũng như những
yêu cầu khác của tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp dự
xét thăng hạng…
Ngoài các tiêu chuẩn, điều
cao hơn liền kề nếu đang làm
công việc ở vị trí việc làm
phù hợp với chức danh nghề
nghiệp được xét và đáp ứng
được tiêu chuẩn, điều kiện
xét theo quy định nêu trên.
Trường hợp viên chức đang
xếp ở hạng chức danh nghề
nghiệpmà hiện chức danh này
không còn theo quy định của
pháp luật thì được xét thăng
lên hạng cao hơn liền kề với
hạng chức danh nghề nghiệp
quyền quản lý, sử dụng viên
chức của đơn vị sự nghiệp
công lập
Cụ thể, bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
UBND tỉnh, TP quyết định
chỉ tiêu thăng hạng phù hợp
với vị trí việc làm và cơ cấu
viên chức theo chức danh
nghề nghiệp đã được phê
duyệt. Chủ trì tổ chức hoặc
phân cấp, ủy quyền việc xét
thăng hạng chức danh nghề
nghiệp hạng I trở xuống đối
với viên chức làmviệc tại đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc
phạm vi quản lý.
Riêng người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập, quy
định nêu rõ được tổ chức xét
thăng hạng chức danh nghề
nghiệp hạng I xếp lương loại
A3 theo phân cấp, ủy quyền.
Tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp hạng I xếp
lương loại A2 và từ hạng II
trở xuống đối với viên chức
làm việc tại đơn vị sự nghiệp
công lập phù hợp với vị trí
việc làm và cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp
đã được phê duyệt.
Người đứng đầu còn được
quyết địnhbổnhiệmchứcdanh
nghề nghiệp, xếp lương, nâng
bậc lương, phụ cấp thâm niên
vượt khung đối với viên chức
giữ chức danh nghề nghiệp
hạng I trở xuống thuộc phạm
vi quản lý.
Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 7-12-2023.
Trường hợp viên chức đã thi
hoặc xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp viên chức
trước đó thì tiếp tục thực hiện
theo đề án, kế hoạch đã được
phê duyệt trong thời hạn sáu
tháng tiếp theo.
Sau thời hạn sáu tháng này,
nếu các cơ quan, đơn vị không
hoàn thành phê duyệt kết quả
thăng hạng viên chức đã thi
hoặc xét thăng hạng thì phải
thực hiện theo quy định tại
nghị định này.•
Việc bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ giúp giảmgánh nặng thi cử, bớt tốn kémchi phí.
Ảnhminh họa: BẢOPHƯƠNG
Chuyện bỏ hình thức thi
thăng hạng viên chức đã
được bộ trưởng Bộ Nội
vụ nhắc đến từ hồi tháng
6-2023 rằng: “Chúng tôi
đang tính toán vài năm
nữa đề xuất bỏ cả thi và
xét thăng hạng viên chức
để trả lương theo vị trí việc làm. Trên thế giới không
có nước nào thi hay xét thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức”.
Nhưng không cần chờ “vài năm nữa”, chỉ sáu tháng
sau Chính phủ đã quyết định bỏ hình thức thi thăng
hạng viên chức. Việc bỏ thi thăng hạng viên chức không
chỉ giảm gánh nặng thi cử, tốn kém mà điều quan trọng
hơn cả là còn tạo động lực cho chính hệ thống hành
chính.
Ở góc độ vĩ mô, từ khi Nghị quyết 18 của Trung ương
năm 2017 về “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả” được ban hành, hệ thống hành chính đã làm được
nhiều việc. Từ xây dựng thể chế, hợp nhất các cơ quan,
tổ chức… đến xây dựng vị trí việc làm, tinh giản biên chế
đều được chú trọng. Có việc thành công, có việc chưa
đạt như mong muốn nhưng tựu trung lại cả hệ thống đều
rất cố gắng triển khai nghị quyết quan trọng này để đạt
được hiệu lực, hiệu quả mà nghị quyết đề ra.
Đại hội XIII tiếp tục xác định “xây dựng nền hành
chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh,
công khai, minh bạch” là một trọng tâm. Để có một nền
hành chính như vậy thì chính những công chức, viên
chức… trong hệ thống phải được tạo điều kiện tối đa để
đem trí tuệ, nhiệt huyết ra cống hiến và phục vụ. Mà trí
tuệ, nhiệt huyết… đôi khi một kỳ thi hay các văn bằng,
chứng chỉ không thể chứng minh toàn diện bằng hiệu
quả công việc trong những năm tháng phục vụ nhân
dân, phục vụ sự phát triển của đất nước.
Bộ Nội vụ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngoài chuyện đề
xuất Chính phủ bỏ thi thăng hạng viên chức thì đã làm
được nhiều việc để công chức, viên chức bớt phải loay
hoay với câu chuyện văn bằng, chứng chỉ. Việc bỏ hình
thức thi thăng hạng viên chức nếu không gây ra hệ lụy
gì cho hệ thống hành chính thì có lẽ sẽ có cơ sở vững
chắc để tiếp tục đổi mới hơn nữa những quy định mà
như bộ trưởng Bộ Nội vụ từng nói là “không có nước
nào” làm.
Có như vậy thì trí tuệ, nhiệt huyết của mọi người, từ
nhân dân đến công chức, viên chức mới được phát huy vì
sự thịnh vượng của đất nước, sự phồn vinh của dân tộc...
CHÂN LUẬN
kiện nêu trên, quy định mới
yêu cầu bộ quản lý chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành có trách nhiệm quy
định cụ thể tiêu chuẩn, điều
kiện xét thăng hạng đối với
trường hợp thăng lên hạng II
và hạng I thuộc ngành, lĩnh
vực quản lý. Việc này phải
gắn với yêu cầu của vị trí việc
làm tương ứng với hạng chức
danh nghề nghiệp dự xét, bảo
đảm yêu cầu nâng cao chất
lượng đội ngũ và quyền lợi
của viên chức.
Bộ Nội vụ quy định cụ
thể tiêu chuẩn, điều kiện xét
thăng hạng đối với trường hợp
thăng lên hạng II và hạng I
áp dụng cho viên chức hành
chính, viên chức văn thư và
viên chức lưu trữ.
Đối với viên chức hạng V,
IV được xét thăng lên hạng
hiện giữ. Việc này được thực
hiện nếu viên chức đang công
tác ở vị trí việc làm phù hợp
và đáp ứng được tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định...
Người đứng đầu được
tổ chức xét thăng hạng
viên chức
Tại quy định này, Chính
phủ cũng phân công, phân cấp
tổ chức xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp và thẩm
Những viên chức đã
thi hoặc xét thăng
hạng viên chức trước
đó thì tiếp tục thực
hiện theo quy định
cũ trong thời hạn
sáu tháng tiếp theo.
Nghị định 85 cũng bổ sung
quy định về việc không bố trí
những người có quan hệ gia
đình, người đang trong thời
hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi
hànhquyết địnhkỷ luật, những
ngườiđãbịxửlývềhànhvitham
nhũng, tiêu cực trong công
tác cán bộ làm thành viên hội
đồng tuyển dụng, thành viên
các bộ phận giúp việc của hội
đồng tuyển dụng.
Tiêu điểm
Trước đó, nêu lý do đề xuất bỏ quy định về
thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên
chức, Bộ Nội vụ cho hay: Với số lượng viên
chức khoảng 1,8 triệu người trên cả nước,
việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hằng năm
gây tốn kém kinh phí, cá biệt một số nơi xảy
ra vi phạm, tiêu cực.
Ngoài ra, từ năm 2012 đến 2018, chỉ có
sáu bộ là Y tế, GD&ĐT, VH-TT&DL, KH&CN,
TT&TT, TN&MT tổ chức thi hoặc xét thăng
hạng viên chức. Ở các địa phương cũng chỉ
có Hà Nội tổ chức thi thăng hạng cho đội
ngũ viên chức chuyên ngành y tế. Có những
chức danh nghề nghiệp chưa tổ chức thi lần
nào như kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc,
địa chính, đạo diễn…
Trong một cuộc làm việc hồi tháng 6 vừa
qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh
Trà cho biết bộ cũng đang tính toán đề xuất
bỏ cả thi và xét thăng hạng viên chức để trả
lương theo vị trí việc làm. Theo bà, việc này
là nhằm giảm gánh nặng thi cử, bớt tốn kém
bởi trên thế giới không có nước nào thi hay
xét thăng hạng viên chức.
Giảm gánh nặng thi cử
Chính phủ chính thức bỏ hình thức
thi thăng hạng viên chức
Việc thăng hạng viên chức từ tháng 12 này được thực hiện bằng hình thức xét tuyển căn cứ vào các điều kiện
về năng lực, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ…
Bỏ thi thănghạngviên chức vàhơn thế nữa
(Tiếp theo trang 1)