290-2023 - page 8

8
Đô thị -
ThứTư20-12-2023
13 loại hình dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
TP.HCM: Giải pháp ứng phó
sự cố chất thải
TP.HCMđã đưa ra nhiều giải pháp nhằmphòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả khi có sự cố chất thải.
NGUYÊNVÕ
V
ới tốc độ phát triển nhanh
vềmọimặt,TP.HCMđãvà
đang chịu áp lực về lượng
chất thải lớn. Ngành chức năng
đánh giá sự cố chất thải là có
thể xảy ra, đặc biệt là mùa mưa
bão, triều cường hoặc do tác
động vô ý của con người. Vì
vậy, Sở TN&MT TP.HCM đã
đưa ra dự thảo kế hoạch ứng
phó với sự cố chất thải.
Nhiều điểm có khả
năng xảy ra sự cố
chất thải
Khả năng xảy ra sự cố chất
thải rắn là sự cố công trình xử
lý, lưu giữ chất thải rắn thông
thường và chất thải nguy hại
bị hư hỏng kết hợp với mưa,
bão, lũ bất thường, sạt lở bãi
chôn lấp gây tràn chất thải ra
môi trường.
Đối với nước thải, khả năng
xảy ra do mưa, bão bất thường
làmđập hồ chứa nước thải chưa
quaxửlýcủanhàmáyxửlýnước
thải bị sạt lở thân đập, nước thải
chảy ra môi trường và khu vực
dân cư. Do trong quá trình lưu
giữ, vận chuyển chất thải chưa
qua xử lý các phương tiện vận
chuyển bị tai nạn đâm, va làm
lật, đổ, vỡ bồn chứa, nước thải
chảy ramôi trường, khuvựcdân
cư, gây ô nhiễmmôi trường và
sức khỏe của người dân.
Đối với khí thải, nguy cơ
xảy ra do cháy các khí chứa
chất thải nguy hại, các khí thải
chất thải có chứa các chất POP
phát tán hóa chất độc, khói độc
ra môi trường, cháy bãi chôn
lấp chất thải.
TheobáocáocủaSởTN&MT
TP, trên địa bàn TP có những
khu vực có nguy cơ cao tập
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi các đơn vị liên
quan về việc chủ động phòng ngừa tình trạng ùn tắc xe đến
kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới.
Theo Sở GTVT, để chủ động phòng ngừa tình trạng ùn
tắc xe đến kiểm định tại các TTĐK trong thời gian tới, sở
đề nghị các TTĐK đang hoạt động trên địa bàn nghiêm túc
thực hiện các nội dung yêu cầu của Cục Đăng kiểm Việt
Nam. Đồng thời, tuân thủ các quy định của Bộ GTVT và
các hướng dẫn của Cục Đăng kiểm trong hoạt động kiểm
định xe cơ giới.
“Quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm định tại đơn
vị có các vướng mắc, khó khăn vượt thẩm quyền, kịp thời
báo cáo về Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở GTVT để xem
xét phối hợp giải quyết” - Sở GTVT đề nghị.
Sở GTVT cũng đề nghị Hiệp hội Vận tải hành khách,
Hiệp hội Vận tải hàng hóa và UBND các quận, huyện, TP
Thủ Đức thông báo, tuyên truyền tới các doanh nghiệp vận
tải, các chủ xe kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng
hóa và các đơn vị dịch vụ công ích đang hoạt động trên địa
bàn TP thực hiện một số giải pháp nhằm tránh ùn tắc và tiết
kiệm thời gian.
Cụ thể, các đơn vị chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, sửa
chữa các hư hỏng (nếu có) của xe trước khi đi kiểm định.
Việc này nhằm tránh việc xe có kết quả kiểm định không
đạt, phải khắc phục, sửa chữa nhiều lần. Các đơn vị cần
chủ động, linh hoạt trong việc đăng ký đặt lịch hẹn trước
qua phần mềm đặt lịch hẹn kiểm định phương tiện của Cục
Đăng kiểm Việt Nam và các hình thức đăng ký trực tiếp
khác phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế tình trạng
ùn tắc tại các TTĐK.
Sở GTVT cũng khuyến cáo chủ xe nên đưa các xe sắp
đến hạn đăng kiểm (đặc biệt là các xe thuộc đối tượng đã
được gia hạn kiểm định theo quy định tại Thông tư 08/2023
của Bộ GTVT) nên lựa chọn thời điểm kiểm định sớm, phù
hợp để tránh tình trạng tập trung vào cùng thời điểm hết hạn
đăng kiểm.
“Các chủ xe chủ động tra cứu cảnh báo phương tiện tại
mục “Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện” trong
mục “Tra cứu dữ liệu” trên cổng thông tin điện tử của Cục
Đăng kiểm Việt Nam để kiểm tra tình trạng phạt nguội và
chủ động xử lý trước khi tới TTĐK” - Sở GTVT lưu ý.
Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng đề nghị các chủ xe nên
chuẩn bị giấy đăng ký xe hoặc giấy biên nhận giữ bản chính
giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế
chấp của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.
THY NHUNG
Phươngángiảmùn tắc đăngkiểmdịp cuối nămởTP.HCM
TP.HCMđang
lên phương
án ứng phó
với sự cố chất
thải. Ảnh:
N.CHÂU
Kế hoạch ứng phó
với sự cố chất thải
được đưa ra nhằm
đảm bảo sự chỉ đạo
tập trung, thống
nhất trong quản lý
nhà nước về ứng phó,
khắc phục sự cố
chất thải.
SởGTVT TP.HCM
yêu cầu các trung
tâmđăng kiểm
tuân thủ các quy
định của BộGTVT
và các hướng dẫn
của Cục Đăng
kiểmtrong hoạt
động kiểmđịnh
xe cơ giới.
Ảnh: TN
trung trongcáckhucôngnghiệp,
khu chế xuất, các bãi chôn lấp
chất thải, khu xử lý nước thải
tập trung.
Theo đó, sự cố chất thải rắn
dự kiến có nguy cơ xảy ra ở bốn
khuvực tập trungởcác bãi chôn
lấp rác. Nguy cơ xảy ra sự cố
chất thải lỏng có thể xảy ra ở 11
khu vực, chủ yếu tập trung ở các
nhàmáy xử lý nước thải, các khu
công nghiệp, khu chế xuất và các
bệnh viện khu vực nội đô. Ngoài
ra, trên địa bàn TP còn có bốn
khu vực có nguy cơ cao xảy ra
chất thải khí, chủ yếu tập trung
ở các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp.
Tăng cường kiểm tra
xử lý các khu công
nghiệp vi phạm
Kế hoạch ứng phó với sự cố
chất thải được đưa ra nhằm
đảm bảo sự chỉ đạo tập trung,
thống nhất trong quản lý nhà
nước về ứng phó, khắc phục
sự cố chất thải. Đồng thời, huy
động và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực để ứng phó, khắc
phục hậu quả kịp thời khi xảy
ra sự cố chất thải.
Để đảm bảo được mục tiêu
đặt ra, Sở TN&MT cùng các
đơn vị có liên quan thống nhất
thực hiện nhiều giải pháp. Cụ
thể, giải pháp để phòng ngừa
là xây dựng lực lượng chuyên
trách, lực lượng kiêm nhiệm
thực hiện nhiệm vụ quản lý,
phòng ngừa, ứng phó với sự
cố chất thải. Đồng thời, tăng
cường kiểm tra, thanh tra,
xử lý nghiêm các khu công
nghiệp, khu chế xuất, nhà máy
vi phạm quy định về quản lý,
xử lý chất thải.
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ
tăng cường hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng
cao, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ; trao
đổi thông tin, học tập kinh
nghiệm về dự báo, cảnh báo,
ứng phó, khắc phục với sự cố
chất thải. Đồng thời, nâng
cao năng lực quan trắc, cảnh
báo, thông báo, báo động sự
cố trên địa bàn từ cấp TP đến
cấp huyện...
Biện pháp để ứng phó và
khắc phục hậu quả khi có sự
cố chất thải được đưa ra là xác
định và đánh giá nguy cơ xảy
ra sự cố môi trường trên địa
bàn. Các kịch bản ứng phó
với từng loại sự cố theo tình
huống dự kiến.
Song song đó, nếu có sự cố
chất thải xảy ra sẽ sử dụng
lực lượng, phương tiện tại
chỗ ngăn chặn, hạn chế chất
thải phát tán ra môi trường,
không cho chất thải rắn, lỏng
phát tán ra môi trường. Có
biện pháp ngăn chặn cháy tại
bãi chôn lấp, xử lý khói và
bảo đảm công tác tập kết rác
về bãi rác, tiếp tục thực hiện
công tác san ủi bằng cách đồ
đất, đá cấp phối làm bãi tập
kết rác mới ở khu vực khác
trên bề mặt rác cũ, cách xa
khu vực rác đang bốc cháy.•
Tại Nghị định 08/2022 quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các cơ sở
trên địa bàn TP có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường được thống kê như sau:
Đốivớicácdoanhnghiệpsảnxuất,kinhdoanh
dịch vụ ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất
theo các loại hình, ngành nghề chủ yêu gồm
13 loại hình dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường. Cụ thể là sản xuất thủy tinh với
quy mô công suất nhỏ (hộ gia đình); sản xuất
thép; sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế; sản
xuất vải, sợi dệt may; nhiệt điện than; tái chế,
xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp
thông thường; tái chế, xử lý chất thải nguy hại...
Theo quy hoạch, TP.HCMcó 17 khu chế xuất,
khu công nghiệp và một khu công nghệ cao.
Các khu chế xuất, khu công nghiệp có thực
hiện việc bố trí diện tích đất cây xanh. Hiện
nay 17 khu này đang hoạt động, diện tích
đất cho thuê đạt 1.964 /2.539.06 ha đất công
nghiệp, đạt tỉ lệ lấp đầy 77%. Hiện 17 khu này
có 1.485 dự án đang hoạt động, trong đó có
các ngành nghề chủ yếu như điện - điện tử, cơ
khí, chế biến thực phẩm, thủy hải sản, thuộc
da, dệt, nhuộm vải, may mặc, dược phẩm, mỹ
phẩm, y tế...
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook