13
VIẾT LONG
S
au 3 tiếng lắng nghe
bộ phận kỹ thuật phân
tích, khoảng 11 giờ 45
ngày 20-12, Thứ trưởng Bộ
LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh,
Chủ tịchHội đồng Tiền lương
Quốc gia, công bố hội đồng
đã bỏ phiếu thống nhất tăng
lương tối thiểu vùng năm
2024 với mức 6%.
Ý kiến khác nhau
tại phiên họp lần hai
Mức tăng trên tương ứng
200.000-280.000 đồng (tùy
vùng) từ ngày 1-7-2024, cùng
với thời điểm cải cách tiền
lương khu vực công.
Tiếp nội dung phiên họp thứ
nhất hồi đầu tháng 8-2023,
Hội đồng Tiền lương Quốc
gia bước vào phiên thứ hai
tiếp tục đánh giá tình hình
kinh tế trong nước và thế
giới năm 2024 còn nhiều khó
khăn, biến động khó lường.
Tác động của kinh tế thế giới
tới Việt Nam là không nhỏ.
Theo đó, đại diện giới chủ
LiênđoànThươngmạivàCông
nghiệp Việt Nam (VCCI) đề
xuất tăng lương tối thiểu vùng
năm 2024 với mức 4,5%-5%,
bởi phải tính đến sức khỏe
của doanh nghiệp (DN). Khi
đơn hàng mới quay trở lại,
giữ việc làm cho người lao
động (NLĐ) quan trọng hơn.
Tuy nhiên, đại diện NLĐ
là Tổng Liên đoàn Lao động
(LĐLĐ) Việt Namđề xuất hai
mức tăng cao hơn lần lượt
là 6,48% hoặc 7,3% từ ngày
1-7-2024. Mức tăng căn cứ
kinh tế khởi sắc, đơn hàng
DN quay trở lại.
Thêm vào đó, khảo sát do
ViệnCông nhân vàCông đoàn
thực hiện hồi tháng 11 vừa
qua với 3.100 người thuộc
các ngành nghề, loại hình
sở hữu, quy mô lao động tại
10 tỉnh, TP cho thấy: 21,4%
NLĐ cho biết mức lương tối
thiểu hiện nay và của những
năm trước không có ý nghĩa
gì so với tốc độ trượt giá.
26,8% cho rằng mức lương
tối thiểu quá thấp, không
phản ánh mức chi trả thực
tế của thị trường lao động.
10,1% cho rằng mức lương
như hiện nay không tạo ra
động lực cho NLĐ phấn đấu.
Do hai bên còn có quan
điểm khác nhau, hội đồng
thống nhất bỏ phiếu. Kết
quả, 16/16 thành viên thống
nhất mức tăng lương tối thiểu
vùng như trên.
ÔngLêVănThanh cho rằng
năm2023 với sự nỗ lực của cả
hệ thống chính trị, kinh tếViệt
Namđạt mức tăng trưởng trên
5% - thuộc nhóm tăng trưởng
cao trong khu vực. Lạm phát
được kiềm chế dưới 4%. Qua
đó, hỗ trợ DN phục hồi, đời
sống của NLĐ được cải thiện.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn,
đặc biệt là xuất khẩu khi đơn
hàng giảm, nhiều DN thu hẹp
sản xuất, cắt giảm việc làm
và NLĐ.
Hội đồng Tiền lươngQuốc gia nhómhọp chốtmức tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh: V.LONG
Với mức tăng 6%, lương tối thiểu vùng từ ngày 1-7-2024
như sau: Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu
đồng/tháng; vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41
triệu đồng/tháng; vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng
lên 3,86 triệu đồng/tháng; vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/
tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng.
Đối với lương tối thiểugiờ, hội đồng cũng thốngnhất tăng
tương ứng 6%. Cụ thể, vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên
23.800 đồng/giờ; vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200
đồng/giờ; vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/
giờ; vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Tiêu điểm
Đà Nẵng: Xử lý triệt để các cơ sở thẩmmỹ
không phép
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa có
ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động thẩm mỹ trên địa bàn.
Thời gian qua, cơ quan chức năng tại Đà Nẵng liên tục
triển khai các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động
dịch vụ thẩm mỹ. Qua kiểm tra cho thấy còn nhiều cơ sở,
cá nhân cung cấp dịch vụ thẩm mỹ không phép hoặc vi
phạm quy định, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng
như có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Do đó, ông Lê Trung Chinh chỉ đạo Sở Y tế TP Đà
Nẵng chủ trì trong tăng cường kiểm tra hoạt động khám
chữa bệnh (KCB) của các cơ sở hành nghề y tế tư nhân
trên địa bàn TP. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất,
định kỳ đối với các cơ sở KCB có phạm vi chuyên khoa
thẩm mỹ và chuyên khoa da liễu. Tăng cường thanh tra,
hậu kiểm sau công bố đối với các cơ sở thẩm mỹ.
Đồng thời phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý
theo thẩm quyền các cơ sở có vi phạm trong lĩnh vực
y tế, đặc biệt xử lý triệt để các cơ sở thẩm mỹ không
phép. Bên cạnh đó, phối hợp với Sở TT&TT kiểm tra,
xử lý các trang thông tin điện tử đăng tải quảng cáo
về lĩnh vực KCB và dịch vụ thẩm mỹ không đúng quy
định của pháp luật.
UBND các quận, huyện kiên quyết không để xảy ra tình
trạng thực hiện các kỹ thuật xâm lấn, phẫu thuật thẩm mỹ
tại các cơ sở không có giấy phép hoạt động KCB. Khuyến
khích người dân khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ về cơ sở
thẩm mỹ không phép, hoạt động trá hình cần báo ngay cho
cơ quan chức năng để xử lý.
TẤN VIỆT
TP.HCM sắp có 14.400 liều vaccine
5 trong 1
Ngày 20-12, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết với
14.400 liều vaccine 5 trong 1 (vaccine DPT-VGB-Hib)
được phân bổ từ Bộ Y tế, dự kiến sẽ đủ sử dụng trên địa
bàn TP 1,5-2 tháng.
Theo nguồn tin từ Bộ Y tế, ngày 16-12, 490.600 liều
vaccine 5 trong 1 chính phủ Úc viện trợ cho chương trình
tiêm chủng mở rộng thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNICEF) đã về đến Việt Nam. TP.HCM dự kiến sẽ
được phân bổ 14.400 liều.
Vaccine DPT-VGB-Hib phòng một số bệnh bắt buộc
theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 38/2017/TT-BYT
ngày 17-10-2017, gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm
gan B, viêm phổi do Hib và viêm màng não mủ do Hib.
Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch triển khai tiêm
vaccine ngay sau khi nhận được. Theo đó, Sở Y tế sẽ phân
bổ về cho các trung tâm y tế quận, huyện để tiêm ngay
cho trẻ em.
Do lượng vaccine hạn chế nên sẽ ưu tiên sử dụng cho
trẻ đủ hai tháng tuổi trở lên chưa được tiêm chủng đủ ba
mũi vaccine 5 trong 1.
T.HƯƠNG
Theo báo cáo mới nhất của
Tổchức LaođộngQuốc tế (ILO),
từ năm2015 đến nayViệt Nam
luôn tăng lương tối thiểu ổn
định và nhất quán, từmức 119
USD/tháng lên 168USD/tháng
hiệnhành.Tínhchunggiaiđoạn
2015-2022, lương tối thiểu tại
Việt Nam tăng tổng 19,8%.
Đời sống xã hội -
ThứNăm 21-12-2023
Chốt tăng lương tối thiểu vùng 6%
từ 1-7-2024
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đánh giá 6% làmức tăng hài hòa, chia sẻ khó khăn của cả người lao động
và chủ doanh nghiệp.
“Trên cơ sở chia sẻ khó
khăn giữa người sử dụng
lao động và NLĐ, hội đồng
thống nhất mức tăng lương
tối thiểu vùng 6% để khuyến
nghị Chính phủ. Đây là mức
tăng hài hòa giữa các bên, có
sự chia sẻ, được tất cả thành
viên hội đồng thông qua” -
ông Thanh nói.
Giới chủ, NLĐ
“chưa hài lòng”
với mức tăng
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về kết quả trên, ông
Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch
Tổng LĐLĐViệt Nam, khẳng
định mức tăng 6% phù hợp
trong bối cảnh DN phải đối
mặt với những khó khăn rất
khó đoán định trong năm tới.
“Trên tinh thần chia sẻ với
DN, chúng tôi đồng thuận với
mức tăng trên và tiếp tục động
viên NLĐ cùng DN vượt qua
khó khăn này” - ôngHiểu nói.
Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ
Việt Nam cũng hy vọng DN
mở rộng thị trường để tăng
thêm đơn hàng, tạo việc
làm ổn định cho NLĐ. Từ
đó, giúp NLĐ có công việc
ổn định, gắn bó lâu dài với
DN. Với mức tăng 6%, ông
Hiểu cũng cho rằng “cơ bản
đáp ứng mức sống tối thiểu
của NLĐ”.
Trong khi đó, ông Hoàng
Quang Phòng, Phó Chủ tịch
VCCI, lại cho hay “chưa thỏa
mãn với mức tăng này”. Bởi
cộng đồngDNđang khó khăn,
đặc biệt ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ dự báo
năm 2024 vẫn rất khó khăn.
“Tuy nhiên, hội đồng hoạt
động theo nguyên tắc đồng
thuận, đây cũng là sự cảm
thông, chia sẻ giữa người sử
dụng lao động và NLĐ trên
tinh thần lợi ích hài hòa, rủi
ro chia sẻ. Vì vậy, chúng tôi
đồng thuận mức điều chỉnh
trên” - ông Phòng nói, đồng
thời cho biết sẽ yêu cầu DN
tuân thủ và chấp hành nghiêm
mức tăng lương được hội đồng
thông qua.
Với mức tăng 6%, ông
Phòng khẳng định trong năm
2024 DN phải nỗ lực hơn rất
nhiều để trả lương cho NLĐ.
“Cạnh đó, chúng ta hy vọng
kinh tế năm 2024 sẽ khởi sắc
với những gói chính sách hỗ
trợ từ Chính phủ, hay việc cải
thiện môi trường đầu tư…”
- ông Phòng nói.•
Mức tăng 6% cơ bản
đáp ứng được mức
sống tối thiểu của
người lao động.
Lực lượngchứcnăngkiểmtra, xử lýmột cơ sở thẩmmỹ khôngphép
tại ĐàNẵng. Ảnh: MT