298-2023 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 29-12-2023
Cựu chủ tịch Saigon Co.op bị đề nghị
10-11 năm tù
Đại diệnVKS khẳng định việc truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội
và không oan. Cơ quan này cũng ghi nhận tình tiết các bị cáo chủ động
nộp tiền để khắc phục hậu quả và thành khẩn khai báo để từ đó đề nghị
các bị cáo mức án dưới khung hình phạt bị truy tố.
Từ đó, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Diệp Dũng 10-11 năm tù
về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
Cùng tội danh này, Nguyễn Thành Nhân bị đề nghị 5-6 năm tù, Hồ Mỹ
Hòa (cựu giám đốc phòng Tài chính Saigon Co.op) 4-5 năm tù; Võ Thành
Trung (tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Đô Thị Mới) và Tôn Thất
Hào (tổng giám đốc Công ty Địa ốc Đại Á) cùng bị đề nghị 5-6 năm tù.
Đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, các bị cáo bị
đề nghị 2-4 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị buộc bị cáo Dũng và tám bị cáo
khác cùng với hai công ty Đại Á và Đô Thị Mới bồi thường cho Saigon
Co.op số tiền thiệt hại là 115 tỉ đồng.
Cựu chủ
tịchSaigon
Co.opDiệp
Dũng
(bìa
phải)
tại
tòa ngày
28-12.
Ảnh: HỮU
ĐĂNG
VỤ SAIGON CO.OP:
ÔngDiệp
Dũngkhai
đem1.000 tỉ
đi đầu tưđể
tránh lãngphí
Bị cáo DiệpDũng khai dưới góc độ kinh tế,
nếu để 3.000 tỉ đồng không làmgì sẽ lãng
phí nênmangmột phần đi đầu tư.
HỮUĐĂNG
N
gày 28-12, phiên tòa xét xử
vụ án lạm quyền trong khi thi
hành công vụ và thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
do bị cáo Diệp Dũng (cựu chủ tịch
HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã thương
mại TP.HCM - Saigon Co.op) cùng
tám đồng phạm thực hiện kết thúc
phần xét hỏi.
Tự ý đem tiền đi đầu tư
Cựu chủ tịch Saigon Co.op cùng
bốn bị cáo khác bị cáo buộc lạm
quyền trong khi thi hành công vụ khi
sử dụng 1.000 tỉ đồng (trong 3.000
tỉ đồng Saigon Co.op huy động vốn
để thực hiện thương vụ mua lại Big
C và mở rộng mạng lưới cho Công
ty Đô Thị Mới và Công ty Đại Á)
để thực hiện việc hợp tác đầu tư.
Tỉ lệ lợi nhuận cố định trên tổng
số tiền hợp tác là 7%/năm. Sau đó,
thỏa thuận bổ sung, điều chỉnh tỉ
lệ lợi nhuận từ 7%/năm thành 0%/
năm. Việc tự điều chỉnh lợi nhuận
cố định đã dẫn đến thiệt hại cho
Saigon Co.op hơn 115,6 tỉ đồng.
Chiều 28-12, các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định
về đấu thầu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
tại Sở Y tế tỉnh Tây Ninh và đơn vị liên quan đã nói lời sau
cùng.
HĐXX nghị án kéo dài, 9 giờ sáng nay sẽ tuyên án.
Tại phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên
phạt bị cáo Hoa Công Hậu (cựu giám đốc Sở Y tế tỉnh
Tây Ninh) 5-6 năm tù, Lê Thành Lữ (cựu phó phòng Kế
hoạch tài chính Sở Y tế ) 3-4 năm tù, Hoàng Thị Thúy Nga
(chủ tịch HĐTV Công ty NSJ) 5-6 năm tù, cùng về tội vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng tội danh trên, các bị cáo là nhân viên Công ty NSJ
bị đề nghị từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến bốn
năm tù.
Hai bị cáo là cựu cán bộ Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh
Đặng Thị Mỹ Nga và Vũ Thị Thu Nga bị đề nghị 30-36
tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo VKS, bị cáo Hoa Công Hậu là người chỉ đạo, trực
tiếp ký các văn bản trong quá trình xin chủ trương lập dự
án; chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình lựa
chọn nhà thầu. Bị cáo Hậu đã chỉ đạo Lữ cho Công ty NSJ
vào giới thiệu hệ thống CT Scanner 128 lát cắt và chấp
thuận giá mua 28 tỉ đồng theo đề nghị của Nga.
Bị cáo Hậu chỉ đạo Lữ tham mưu ký tờ trình gửi UBND
tỉnh chỉ định mua hệ thống máy của Công ty NSJ. Lữ làm
tổ trưởng tổ thẩm định hồ sơ mời thầu và làm việc với đơn
vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu để cài các thông số kỹ thuật
chuyên biệt của hệ thống máy vào yêu cầu hồ sơ mời thầu,
tạo lợi thế cho Công ty NSJ trúng thầu.
Bị cáo Thúy Nga thông đồng với Hậu và chỉ đạo nhân
viên lập hồ mua sắm, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu
với Sở Y tế, tạo lợi thế cho Công ty NSJ trúng gói thầu. Bị
cáo Thúy Nga chỉ đạo nhân viên cấp dưới mua và lập hồ
sơ dự thầu cho “quân xanh”; tạo điều kiện để Công ty NSJ
trúng thầu, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước hơn 13 tỉ
đồng.
VKS xác định bị cáo Thúy Nga phạm tội với vai trò chủ
mưu, cầm đầu. Các bị cáo là cấp dưới của Nga ở Công ty
NSJ giữ vai trò đồng phạm giúp sức.
Riêng bị cáo Đặng Thị Mỹ Nga ban đầu VKS đã đề nghị
cho hưởng án treo nhưng sau do bị cáo này kêu oan nên đại
diện VKS cho rằng bị cáo không thành khẩn khai báo… đề
nghị chuyển sang hình phạt 30-36 tháng tù giam.
Đến phần nói lời sau cùng, bị cáo Mỹ Nga trình bày rằng
nghe VKS phân tích, bị cáo đã nhận thức được sai phạm và
mong HĐXX xem xét.
SONG MAI
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: TRẦN LINH
“Nếu số vốn để đó sẽ gây
lãng phí nên đã quyết
định đưa 1.000 tỉ đồng
này vào lưu thông để tạo
ra thêm lợi nhuận cho
Saigon Co.op” - bị cáo
Diệp Dũng nói.
9giờ sángnay tuyênánvụsai phạmtại SởY tế tỉnhTâyNinh
Là người được xét hỏi đầu tiên, bị
cáo Dũng thừa nhận hành vi phạm
tội giống như cáo trạng đã truy tố,
ông cho biết trước khi thực hiện
huy động vốn để thực hiện thương
vụ mua lại Big C, Saigon Co.op đã
gửi văn bản xin ý kiến UBNDTPvà
sau đó được UBND TP chấp thuận
chủ trương mua lại BigC.
Trên cơ sở đó, Saigon Co.op đã
ban hành nghị quyết để thực hiện
huy động vốn từ các thành viên
trong hợp tác xã và các nhà đầu tư
quan tâm đến thương vụ này.
Để thực hiện huy động vốn, Saigon
Co.op đã phát hành văn bản gửi các
nhà đầu tư và cam kết khi các nhà
đầu tư góp vốn vào Saigon Co.op
nếu thương vụ mua lại Big C không
thành công thì các nhà đầu tư sẽ có
hai lựa chọn.
Trong đó, trường hợp hai nếu các
nhà đầu tư không rút vốn thì Saigon
Co.op sẽ dùng số vốn góp này để
củng cố và phát triển mạng lưới,
đồng thời sẽ kết nạp thành viên mới
này vào Saigon Co.op.
Đến khoảng tháng 3-2016, Saigon
Co.op huy động được 3.000 tỉ đồng,
tuy nhiên thương vụ mua lại Big C
bất thành.
Lý giải về quyết định dùng 1.000
tỉ đồng đi đầu tư, bị cáo Dũng khai
nhận do không có nhà đầu tư nào
rút vốn nên trong khi chờ xin ý kiến
của cơ quan chức năng để kết nạp
thêm thành viên mới đã đi đầu tư.
“Nếu số vốn để đó sẽ gây lãng
phí nên đã quyết định đưa 1.000 tỉ
đồng này vào lưu thông để tạo ra
thêm lợi nhuận cho Saigon Co.op.
Dưới góc độ là một người làm kinh
tế, với mong muốn tạo thêm một
chút lợi nhuận cho Saigon Co.op,
tạo thêm thu nhập cho cán bộ, công
nhân viên nên sau khi nghe phòng
tài chính đề xuất bị cáo đã quyết
định sử dụng số tiền này để đầu tư.
Tuy nhiên, điều kiệnmà bị cáo đặt
ra đối với các đối tác là phải có tài
sản bảo đảm. Sau khi sàng lọc thì
lựa chọn ra được hai doanh nghiệp
là Công ty Đô Thị Mới và Công ty
Đại Á” - ông Dũng nói.
Không ai kêu oan
Nói lý do điều chỉnh giảm lợi
nhuận từ 7%xuống 0%, bị cáoDũng
khai sau được phòng Tài chính báo
cáo Công ty Đô Thị Mới và Công
ty Đại Á sử dụng dòng vốn không
hiệu quả, điều này dẫn đến nguy cơ
cao mất vốn hoặc bị đối tác chiếm
dụng vốn nên trong đầu chỉ nghĩ thu
hồi vốn về một cách nhanh nhất nên
điều chỉnh giảm lợi nhuận xuống.
“Nếu không có biện pháp ngăn
chặn rủi ro ngay thì thiệt hại có
thể sẽ lớn hơn con số 115 tỉ đồng.
Bởi vì thời điểm đó thiệt hại thực
tế chưa xảy ra nếu để xử lý tài sản
của đối tác theo quy định phải trải
qua quá trình kiện tụngmất rất nhiều
thời gian, khi đó thời gian thu hồi
lại vốn là rất lâu và thiệt hại có thể
sẽ rất lớn.
Bị cáo mong HĐXX xem xét
hoàn cảnh, bối cảnh để đánh giá
động cơ, mục đích của mình trong
vụ án này” - bị cáo Dũng trình bày.
Cựu chủ tịch Saigon Co.op cũng
nhận trách nhiệm cá nhân về việc
khi ký hợp đồng hợp tác đầu tư với
Công ty Đô Thị Mới và Công ty
Đại Á chỉ chú ý đến các điều khoản
về xử lý rủi ro mà chưa đọc đến
các điều khoản về phương án kinh
doanh sử dụng vốn của đối tác.
Ông Dũng nói do nhận thức
pháp luật cá nhân chưa đầy đủ,
chỉ nghĩ hai hợp đồng ký với đối
tác là hợp đồng hợp tác đầu tư
nhưng sau khi làm việc với cơ
quan điều tra mới biết dưới góc
nhìn thuế thì là hợp đồng cho vay
ngắn hạn.
Các bị cáo khác trong vụ án là
cựu cán bộ các phòng ban của
Saigon Co.op và cựu tổng giám
đốc của Công ty Đô Thị Mới và
Công ty Đại Á đều thừa nhận
hành vi phạm tội giống như cáo
trạng đã truy tố.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook