298-2023 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Sáu 29-12-2023
Họ đã nói
Trong nhiều năm qua, chủ
trương, chính sách về môi
trường luôn được Đảng, Nhà
nước quan tâm. Qua 30 năm
xây dựng, ban hành, sửa đổi và
thực thi, Luật BVMT đã kịp thời
gópphầnhoàn thiệnvề thể chế,
chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về BVMT.Tạo
hành lang đồng bộ, thống nhất
về BVMT và góp phần thúc đẩy
sự phát triển bền vững.
TS
LÊ TRƯỜNG SƠN
,
Hiệu trưởng
Trường ĐH Luật TP.HCM
Nhiều vấn đề pháp lý
cần điều chỉnh trong
Luật Bảo vệ môi trường
Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến
nghị và giải pháp nhằmgóp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ
môi trường trong thời gian tới.
NGUYỄNCHÂU
N
gày 28-12, Trường ĐH
Luật TP.HCM tổ chức
hội thảo 30 năm thực
thi Luật Bảo vệ môi trường
(BVMT). Tại hội thảo, các
chuyên gia đã đưa ra những
kết quả cũng như thách thức
trong việc thực thi Luật BVMT.
Sử dụng chưa
hiệu quả các nguồn
tài nguyên
Tại hội thảo, PGS-TS Lưu
Quốc Thái, Trường ĐH Luật
TP.HCM, chia sẻ phát triển bền
vững được hiểu là sự phát triển
Vấn đề phân
loại rác
tại nguồn
hiện nay ở
nhiều địa
phương còn
đang gặp
nhiều khó
khăn. Ảnh:
NGUYỄN
CHÂU
Điều chỉnh phương thức phân loại rác theo
quy định của Luật Bảo vệmôi trường
Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT TP.HCM, đối với vấn
đề phân loại rác tại nguồn, hiện nay nhiều địa phương cũng
đang gặp nhiều khó khăn.
Điển hình tại TP.HCM, qua thực tế triển khai thực hiện phân
loại rác tại nguồn giai đoạn trước đây cho thấy để chuyển đổi
từ việc phân loại rác sinh hoạt từ hai nhóm theo Quyết định
09/2021 củaUBNDTP sangba nhómtheo Luật BVMTnăm2020
(thêm nhóm chất thải thực phẩm) thì các địa phương cần có
thời gian. Cụ thể là làmviệc với các đơn vị trúng thầu thu gom,
vận chuyển xây dựng kế hoạch; rà soát trang thiết bị, phương
tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ thu gom, vận chuyển, phương
thức thực hiện theo hướng dẫn mà Bộ TN&MT ban hành. Việc
này nhằmđảmbảo tính đồng bộ trong việc phân loại, tổ chức
thu gom nhằm tránh xảy ra trường hợp người dân đã thực
hiện phân loại rồi nhưng công tác thu gom lại không đáp ứng.
“Sở TN&MT đã phối hợp với Bộ TN&MT và các đơn vị tư vấn
để thực hiện việc tham mưu, điều chỉnh phương thức phân
loại rác sinh hoạt theo quy định của Luật BVMT. Ngoài ra, Sở
TN&MT cũng đang phối hợp với các sở, ngành, TP Thủ Đức
và các quận, huyện để tham mưu, trình TP ban hành lộ trình,
kế hoạch thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn theo
hướng dẫn phân loại do Bộ TN&MT ban hành” - báo cáo của
Sở TN&MT nêu.
Liên quan đến
khung pháp lý về
thị trường carbon
Việt Nam, TS Võ
Trung Tín, Trường
ĐH Luật TP.HCM,
đánh giá thị trường
carbon sẽ có nhiều
vấn đề pháp lý cần
phải điều chỉnh để
đảm bảo cho việc
vận hành.
nhằm đáp ứng được nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không
ảnh hưởng đến nhu cầu của thế
hệ tương lai. Đây là yêu cầu và
căn cứ rất quan trọng để xây
dựng và thực thi pháp luật về
BVMT của các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là trong việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
TheoPGS-TSLưuQuốcThái,
Luật BVMTViệt Nam qua các
giai đoạn đều ghi nhận và thể
chế hóa cụ thể nguyên tắc này.
Tuy nhiên, trong gần 30 năm
thực thi, thực tế cho thấy chúng
ta đã và đang sử dụng sai mục
đích, không hiệu quả các nguồn
tài nguyên quan trọng.
Liên quan đến khung pháp
lý về thị trường carbon Việt
Nam,TSVõTrungTín,Trường
ĐH Luật TP.HCM, đánh giá
thị trường carbon sẽ có nhiều
vấn đề pháp lý cần phải điều
chỉnh để đảm bảo cho việc
vận hành. Cụ thể, để một thị
trường carbon hoàn chỉnh thì
các vấn đề cần phải có là hệ
thống đo đạc, báo cáo, thẩm
định (MRV); thiết lập phạm
vi thị trường; xác định tổng
hạn ngạch phát thải; cơ chế
phân bổ hạn ngạch phát thải;
tổ chức sàn giao dịch; các quy
định đảm bảo nghĩa vụ tuân
thủ thị trường.
TheoTSVõTrungTín,Nghị
định 06/2022 của Chính phủ đã
quyđịnh rõ tráchnhiệmvànghĩa
vụ thực hiệnMRVđể tạo cơ sở
pháp lý cho thị trường carbon
cũng như đáp ứng các yêu cầu
và nghĩa vụ củaViệt Namtrong
các hiệp định đã tham gia.
“Cụ thể là về phương pháp
đo đạc, Bộ TN&MT ban hành
quyđịnhkỹ thuậtMRVvà kiểm
kê khí nhà kính trong lĩnh vực
quản lý chất thải trên cơ sở tiêu
chuẩn của Ủy ban Liên chính
phủ về biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, các bộ Công Thương,
GTVT, NN&PTNT chưa xây
dựng và ban hành quy trình,
quyđịnhkỹ thuật về đođạc, báo
cáo, thẩm định giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính trong phạm
vi lĩnh vực quản lý...” - TS Võ
Trung Tín cho hay.
Thu gom, xử lý chất thải
rắn còn nhiều bất cập
Liên quan đến vấn đề pháp
luật môi trường về chất thải rắn
trong doanh nghiệp (DN), TS
LêMinhThái, TrườngĐHVăn
Lang, đánh giá công tác quản
lý nhà nước về thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn còn
nhiềubất cập.Việc cấpphépcho
các DN làm dịch vụ thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn
chưa chặt chẽ.
“Một số DN kinh doanh lĩnh
vực này năng lực còn hạn chế,
chưađảmbảoquyđịnhcủapháp
luật nhưng vẫn được cấp phép.
Việc phê duyệt, kiểm tra giám
sát, thực hiện nội dung trong
báo cáo, đánh giá tác độngmôi
trường, cam kết BVMT, giấy
phép môi trường đối với DN
trong nhiều trường hợp còn
thiếu chặt chẽ, cụ thể. Từ đó
dẫn đến tình trạngDN lợi dụng
thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật về BVMT” - TS Lê
Minh Thái nói.•
Sáng 28-12, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức tọa đàm đối thoại
doanh nghiệp (DN) lữ hành, điểm đến, vận chuyển năm 2023. 
Ông Cao Văn Tùng, Giám đốc Trung tâm Du lịch nội địa
của BenThanh Tourist, đánh giá Sở Du lịch TP.HCM đã làm
tốt trong việc hình thành sản phẩm “mỗi quận, huyện có ít nhất
một sản phẩm đặc trưng” được DN lữ hành quan tâm và tập
trung triển khai.
Tuy nhiên, DN lữ hành chưa phát triển sản phẩm từ địa
phương được vì chưa có cơ chế kết nối trực tiếp từ DN đến địa
phương. “Vì vậy, chúng tôi mong muốn Sở Du lịch kiến nghị
các cấp tạo hành lang thông thoáng để DN phát triển sản phẩm
du lịch” - ông Tùng nói và kiến nghị tiếp tục gia hạn giảm tiền
ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho các DN du lịch, lữ
hành theo Nghị định 94 đến hết năm 2024.
Về phía bảo tàng, bà Huỳnh Bảo Vân, Giám đốc Bảo tàng
Áo dài TP.HCM, thông tin các bảo tàng đang bị “đóng băng”
về luật lệ sử dụng tài sản công, rất khó để hợp tác với đơn vị
có “tiếng tăm” mở ra dịch vụ nhà hàng, quán cà phê, shop lưu
niệm một cách bài bản. Bà Vân mong muốn Sở Du lịch phối
hợp với Sở VH&TT tháo gỡ khó khăn về điểm đến để bổ sung
dịch vụ bổ trợ ở bảo tàng công lập.
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công
ty Vietravel, nêu Điều 9 Luật Du lịch (năm 2017) chưa thể
hiện rõ việc bảo vệ DN lữ hành trong việc tổ chức đưa khách
hàng và quản lý khách hàng ở nước ngoài. DN không thể quản
lý khách hàng 24/24 giờ và cũng khó kiểm tra hết được khách
hàng có mục đích đi du lịch thực sự hay không? Do đó, DN
kiến nghị sở đề xuất cơ quan quản lý bổ sung, sửa đổi luật để
hỗ trợ DN du lịch tự tin thúc đẩy phát triển khách du lịch.
Về tiếp cận nguồn vốn, bà Hoàng cho rằng các công ty du
lịch không có tài sản bảo đảm, việc tiếp cận vốn gặp khó khăn.
“Đối với DN không có tài sản bảo đảm, nếu họ chứng minh
được dòng thu trong tương lai, có hợp đồng hợp tác về kinh tế
thì chúng ta nên có hướng ra để DN tiếp cận vốn” - bà Hoàng
đề xuất.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM,
cho hay các kiến nghị về điều chỉnh Luật Du lịch quy định
du khách bỏ trốn khi du lịch ở nước ngoài, gia hạn giảm tiền
ký quỹ, giảm lệ phí về sử dụng nguồn xúc tiến du lịch, Sở Du
lịch đều đã có văn bản kiến nghị Cục Du lịch Quốc gia (Bộ
VH-TT&DL) và tham mưu UBND TP.HCM kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ.
Trong năm 2024, Sở Du lịch phối hợp nhịp nhàng với các
sở, ngành ở TP.HCM, trong đó sở làm việc với Ngân hàng Nhà
nước để tiếp tục có kênh kết nối giữa lĩnh vực du lịch với các
ngân hàng thương mại, đồng thời nghiên cứu có cơ chế, chính
sách ưu tiên cho lĩnh vực du lịch.
THU TRINH
TP.HCMsẽ nghiên cứu cơ chế ưu tiên lĩnhvực du lịch
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook