16
Tiêu điểm
Ngày 11-1, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã tổ chức
phiên điều trần đầu tiên về vụ Nam Phi khởi kiện Israel với
cáo buộc phạm tội diệt chủng ở Gaza.
Dưới đây là một số thông tin xung quanh phiên tòa, theo
tờ
The Washington Post
.
Về ICJ, đây là cơ quan tư pháp cao nhất của Liên hợp
quốc, được thành lập sau Thế chiến II để giải quyết tranh
chấp giữa các quốc gia. ICJ có 15 thẩm phán do Đại hội
đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bầu ra theo nhiệm
kỳ năm năm.
Diệt chủng là tội phạm theo luật pháp quốc tế và thuộc
thẩm quyền xét xử của ICJ. Các phán quyết của ICJ có tính
ràng buộc về mặt pháp lý nhưng việc thực thi có thể gặp
khó khăn. Chẳng hạn, Nga đã từ chối phán quyết năm 2022
của ICJ về việc ngừng chiến tranh ở Ukraine.
Khác với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cơ quan chuyên
xét xử các cá nhân bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế
bao gồm tội ác chiến tranh và diệt chủng, thẩm quyền của
ICJ được công nhận rộng rãi hơn.
Phiên tòa ngày 11-1 diễn ra sau khi Nam Phi gửi lên ICJ
một tài liệu dài 84 trang, cáo buộc Israel có ý định “tiêu
diệt người Palestine ở Gaza”. “Israel đã và đang tiếp tục
biến Gaza thành đống đổ nát, giết chóc, làm hại và hủy diệt
người dân nơi đây, đồng thời tạo ra các điều kiện sống tồi tệ
nhằm hủy diệt họ” - theo đơn kiện của Nam Phi.
Nam Phi cũng cáo buộc Israel ngăn chặn việc sinh con
của người Palestine bằng cách di dời phụ nữ mang thai,
không cho họ tiếp cận với thực phẩm, nước uống, dịch vụ
chăm sóc y tế và thậm chí sát hại họ.
Lãnh đạo nhóm pháp lý của Nam Phi tại phiên tòa là
chuyên gia nhân quyền Nam Phi John Dugard, người có
nhiều kinh nghiệm điều tra các cáo buộc vi phạm nhân
quyền của Israel tại các vùng lãnh thổ của người Palestine
và từng giữ chức vụ thẩm phán đặc biệt của ICJ.
Về phía Israel, nước này kịch liệt phủ nhận các cáo buộc
và nói rằng Nam Phi “đồng lõa về mặt hình sự” với phong
trào vũ trang Hồi giáo Hamas.
Một ngày trước khi diễn ra phiên điều trần, Thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu đã lập lại quan điểm của Israel
rằng lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) không nhắm vào dân
thường Gaza mà chỉ tập trung vào các chiến binh Hamas.
“Israel không có ý định chiếm đóng vĩnh viễn Gaza hoặc di
dời dân thường ở đây” - ông Netanyahu nói thêm.
Đội bào chữa của Israel do luật sư người Anh Malcolm
Shaw dẫn đầu. Ông Shaw là chuyên gia về tranh chấp
lãnh thổ, từng đại diện cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất (UAE), Cameroon, Serbia, Azerbaijan, Ukraine,
Ireland và Malaysia tại ICJ và các tòa án khác.
THẢO VY
Xung đột Biển Đỏ chưa có lối thoát
Mỹ và đồngminh tiếp tục các hoạt động bảo vệ quân sự ở BiểnĐỏ trong bối cảnhHouthis vẫn không
ngưng việc tập kích tàu thuyền quốc tế đi qua khu vực này.
VĨ CƯỜNG
H
ội đồng Bảo an Liên
hợp quốc ngày 10-1 đã
thông qua nghị quyết
yêu cầu lực lượng Houthis
ở Yemen chấm dứt ngay lập
tức các vụ tấn công nhằm
vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Nghị quyết được thông qua
với 11 phiếu thuận, không
có phiếu chống, bốn phiếu
trắng của Nga, Trung Quốc,
Mozambique và Algeria.
Nội dung của nghị quyết
nêu rõ Hội đồng Bảo an lên
án hàng loạt cuộc tấn công
của các chiến binh Houthis
ở ngoài khơi bờ biển Yemen
làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động thương mại
hàng hải quốc tế đi qua Biển
Đỏ trong bối cảnh tình hình
xung đột ởGaza vẫn chưa tìm
được giải pháp, theo hãng tin
Reuters
.
Liên minh hàng hải
phương Tây tiếp tục
hoạt động
Nghị quyết này có một nội
dung quan trọng do Mỹ và
Nhật Bản bảo trợ, khẳng định
rằng các thành viên Liên hợp
quốc có quyền “bảo vệ tàu của
quốc gia trước các cuộc tấn
công, bao gồm những hành
vi làm suy yếu các quyền tự
do hàng hải”.
Giới quan sát cho rằng nội
dung này có thể xem là đã
cung cấp cơ sở pháp lý đối
với liên minh quân sự hàng
hải “Chiến dịch người bảo vệ
thịnh vượng” doMỹ dẫn đầu,
đang bảo vệ các tàu thương
mại ở Biển Đỏ và vịnhAden
trước các cuộc tập kích của
lực lượngHouthis trong nhiều
tháng qua.
“Mối đe dọa đối với quyền
Bất ổn an ninh trên
Biển Đỏ đang gây
rủi ro cho chuỗi
cung ứng toàn
cầu. Các cuộc tấn
công liên tiếp của
lực lượng Houthis
nhằm vào tàu hàng
di chuyển trên Biển
Đỏ từ tháng 11-2023
đến nay đã làm gián
đoạn hàng loạt hoạt
động vận tải quốc tế.
Chuyên gia Farzin Nadimi
tại Viện Chính sách Cận Đông
Washington (Mỹ) nhận định
rằng lực lượng Houthis có thể
đang thận trọng và“chưa tung
hết sức”trongcác cuộc tậpkích
ở BiểnĐỏ. Điều này có thể thay
đổitrongthờigiantớinếunhóm
vũ trangnày thực sựmuốngây
thiệt hại đáng kể.
Sức mạnh của Houthis tới đâu?
Houthis, lực lượng được Iran hậu thuẫn, hiện kiểm soát
khu vực phía Bắc Yemen, đã tuyên bố tấn công các tàu liên
quan đến Israel hoặc đến các cảng của Israel nhằm thể hiện
sự ủng hộ đối với Hamas. Tuy nhiên, nhiều tàu bị nhắm mục
tiêu lại không có liên hệ với Israel mà là tàu thương mại của
các quốc gia khác.
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), mối đe dọa
củaHouthis ởBiểnĐỏ khôngngừng tăng lên, bởi lực lượngnày
sở hữu kho vũ khí đa dạng gồm tên lửa, máy bay không người
lái (UAV) và thủy lôi, phần lớn được Iran cung cấp. Houthis sở
hữu nhiều mẫu UAV tầm xa mang đầu đạn nặng hàng chục
ký, trong đó ít nhất hai loại có thể vươn tới Israel - quốc gia
cách Yemen ít nhất 1.600 km.
Dù vậy, một số nhà phân tích nhận định Houthis chưa thể
tập kích tàu chiến Mỹ ở Biển Đỏ, do các tàu này được trang
bị nhiều khí tài phòng thủ hiện đại như radar, tên lửa phòng
không và vũ khí đánh chặn tầm gần. Đến nay, các vụ tập kích
của Houthis ở Biển Đỏ chưa gây ra thiệt hại cho tàu Mỹ.
Chuyên gia Bradley Martin tại Viện Nghiên cứu RAND (Mỹ)
cho rằng hải quân nước này có thể “đối phó hiệu quả với bất
kỳ thứ gì Houthis phóng tới” nếu không bị tấn công bất ngờ.
Dù vậy, ông Martin cho rằng các đòn tập kích của Houthis
là “mối đe dọa đáng kể” đối với tàu hàng quốc tế di chuyển
qua Biển Đỏ.
Tàu khu
trụcmang
tên lửa dẫn
đườngUSS
Laboon
(DDG-58)
lớpArleigh
Burke thuộc
Hải quân
Mỹ đi qua
kênh đào
Suez hồi
tháng 1.
Ảnh: HẢI
QUÂNMỸ
Cung điện
Hòa Bình,
nơi đặt Tòa
án Công
lýQuốc
tế (ICJ)
ở TP The
Hague, Hà
Lan. Ảnh:
AP
Xungquanhphiên tòaNamPhi kiện Israel tội diệt chủng
hàng hải và tự do ở Biển Đỏ
là thách thức toàn cầu, đòi
hỏi phải có phản ứng toàn
cầu. Hội đồng Bảo an ủng hộ
quyền tự do hàng hải ở Biển
Đỏ, tàu bè đi qua khu vực này
không thể bị cản trở” - Đại
sứ Mỹ tại Liên hợp quốc
Linda Thomas-Greenfield
phát biểu khi kêu gọi hội
đồng phê chuẩn nghị quyết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken tuần này cũng đã
cảnh báo lực lượng Houthis
sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm
trọng nếu tiếp tục các đợt tấn
công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Anh Grant Shapps cũng đã
đưa ra một thông điệp tương
tự, khẳng địnhAnh sẽ không
để tình hình kéo dài và sẽ
phối hợp với Mỹ để tuần tra.
Ngày 10-1, quân đội Mỹ
cho biết họ đã bắn hạ 21 tên
lửa và máy bay không người
lái của Houthis tham gia một
“cuộc tấn công phức tạp” vào
các tuyến đường vận chuyển
phía namBiển Đỏ.Anh, nước
hợp tác với Mỹ để ngăn chặn
cuộc tấn công của Houthis,
cho biết đây là cuộc tấn công
lớn nhất trong khu vực cho
đến nay.
Tình hình ngày càng
căng thẳng ở Biển Đỏ
GS Scott Romaniuk tại ĐH
SouthWales (Anh) nhận định:
Với cuộc xung đột ởDải Gaza
sắp bước sang ngày thứ 100,
các cuộc tấn công củaHouthis
vào các tàu ở Biển Đỏ nhấn
mạnh tính chất phức tạp của
cuộc xung đột này và sự cần
thiết phải ngăn chặn nó một
cách nhanh chóng, tránh để
xung đột leo thang và kéo cả
Trung Đông vào cuộc xung
đột lớn hơn.
Các cuộc tấn công của
Houthis cũng cho thấy tính
chất phức tạp khi các thế lực
bên ngoài khu vực như Mỹ
can thiệp vào Trung Đông,
đơn phương ủng hộ Israel mà
không lường trước phản ứng
của những chủ thể liên quan.
Bất ổn an ninh trên Biển
Đỏ đang gây rủi ro cho chuỗi
cung ứng toàn cầu. Các cuộc
tấn công liên tiếp của Houthis
nhằm vào tàu hàng di chuyển
trênBiểnĐỏ từ tháng 11-2023
đến nay đã làmgián đoạn hàng
loạt hoạt động vận tải quốc tế.
Nhiều hãng vận tải biển
buộc phải điều chỉnh lịch
trình hoặc tạm dừng vận
chuyển qua tuyến đường dẫn
đến kênh đào Suez. Mới đây
nhất, hai tập đoàn vận tải hàng
đầu thế giới là Maersk của
Đan Mạch và Hapag-Lloyd
của Đức thông báo sẽ chuyển
hướng tất cả tàu hàng theo
lộ trình vòng qua châu Phi,
thay vì sử dụng tuyến đường
đi qua Biển Đỏ và kênh đào
Suez, do rủi ro an ninh trên
Biển Đỏ tiếp tục ở mức cao,
đài
CNN
cho biết.•