3
Thời sự -
ThứHai22-1-2024
PHƯƠNGHÀ
T
heo các chuyên gia, giá vàng trong nước neo cao, trong
khi vào mùa lễ hội cuối năm và chuẩn bị cho ngày vía
Thần tài trong Tết Nguyên đán sắp tới nên giới đầu tư
gomngoại tệ ômvàng. Giá vàngmiếng SJCkhông liên thông
với thế giới đã tạo ra hệ quả này.
Độc quyền gây nhiều hệ lụy
Kể từ khi việc nhập khẩu vàng thuộc quyền quản lý củaNhà
nước và vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia, bên cạnhmặt
tích cực cũng đã khiến thị trường vàng nhiều khi chao đảo.
Trong ba năm gần đây, với việc không có thêm nguồn
cung, giá vàng SJC đã liên tục nhảy vọt, kéo khoảng cách
chênh lệch giá có lúc lên tới 20 triệu đồng/lượng so với giá
vàng thế giới.
Theo thống kê của TOPI, năm2018 và 2019, giá vàng SJC
trong nước ổn định quanh mốc 37 triệu đồng/lượng. Năm
2020, giá vàng SJC được đẩy lên 45 triệu đồng/lượng và đến
tháng 8-2020, giá vàng SJC lần đầu chạmmốc 62 triệu đồng/
lượng trước khi lùi lại mức 45 triệu đồng/lượng.
Nếu như năm 2021 giá vàng vẫn xoay quanh vùng giá 62
triệu đồng/lượng thì bước sang năm 2022, vào tháng 3, giá
vàng SJC lập kỷ lục mới, chạm mức 74 triệu đồng/lượng.
Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6-2022, đại biểu Phạm
Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đã nêu ý kiến rằng: Nghị định
24/2012 được ban hành vào năm 2012, mà khi đó giá vàng
SJC chỉ 30-35 triệu đồng/lượng nhưng sau 10 năm, giá vàng
SJC đã leo lên 70 triệu đồng/lượng.
Đại biểu Hòa đặt ra hàng loạt câu hỏi là có nên giảm độc
quyền vàng SJC để giảm giá vàng và cần phải xem xét sửa
đổi Nghị định 24/2012.
Tháo những điểm nghẽn
Vào tháng 12-2023, giá vàng SJC được đẩy lên 80,30
triệu đồng/lượng cho dù giá vàng thế giới gần như không
biến động nhiều.
Trong thời gian này, giá vàng SJC biến động liên tục, với
việc phá vỡ các cột mốc kỷ lục đã thiết lập trước đó, chưa
kể khoảng cách giữa giá mua và giá bán lần đầu tiên vượt
hơn 3 triệu đồng/lượng.
Khi thị trường vàng biến động mạnh, đã có nhà đầu tư
thắng lớn khi bán vàng với giá cao kỷ lục nhưng cũng có
người thua lỗ nặng khi mua đúng giá đỉnh.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải lên tiếng sẽ xử lý
mạnh tay việc đầu cơ vàng và cho biết sẽ xem xét sửa đổi
Nghị định 24/2012 thì giá vàng SJC mới hạ nhiệt.
Thông điệp từ NHNN đưa ra chỉ làm dịu thị trường vàng
trong thời gian ngắn. Nhưng những điểm nghẽn trên thị
trường vàng vẫn còn nguyên như sự độc quyền của vàng
miếng SJC, nguồn cung cạn kiệt đã khiến giá vàng vẫn xoay
quanh 75-76 triệu đồng/lượng, một mức giá rất cao so với
những năm trước.
Vì vậy, Nhà nước phải thực sự có các hành động để thu
hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới. Trả lời
báo chí, TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết: Nếu như bây
giờ nhập vàng, chế tác ra SJC và nhiều nhãn hiệu khác để
chênh lệch giá vàng quốc tế và trong nước thu hẹp dần thì
có thể dẫn dắt thị trường vàng theo ý chúng ta hay không thì
đây vẫn là câu hỏi.
“Nhưng Nhà nước phải nắm độc quyền nhập khẩu vàng
hoặc ủy thác cho các ngân hàng thươngmại hay doanh nghiệp
để nhập vàng. Lúc đó, NHNN sẽ không can thiệp về giá bán
mà chỉ can thiệp nguồn nguyên liệu để tạo ra nguồn cung
vàng” - ông Phước nói. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, nếu
không còn độc quyền thương hiệu cho một loại vàng cụ thể
như SJC, thị trường vàng sẽ bình ổn hơn.
Các dự báo cũng cho thấy trong năm 2024, giá vàng thế
giới sẽ có những bước tăng mạnh khi Mỹ đã đưa ra thông
điệp cắt giảm lãi suất và nhiều nước lớn trên thế giới bước
vào bầu cử.
Đây là thời điểm hợp lý để sửa đổi Nghị định 24/2012,
là giải pháp chống lại cú sốc giá vàng SJC cũng như chặn
đứng những hiệu ứng không tích cực cho thị trường tài chính
trong tương lai...
cho thị trường vàng Việt Nam
nhập khẩu vàng. Khi và chỉ khi lộ trình bình thường hóa vàng
miếng được triển khai cẩn trọng sẽ ngăn chặn tình trạng vàng
hóa nền kinh tế.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nên chuẩn bị cho kịch bản
“vàng hóa” khi người dân tìm cách mua vàng cho bằng được,
thay vì gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ để
kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi đó, giá vàng tăng sẽ dẫn
đến hệ lụy là giá bất động sản tăng, đồng thời gây sức ép lên
đồng tiền Việt. Vàng không thuộc rổ hàng hóa, dịch vụ tính
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhưng việc vàng tăng giá sẽ tác
động lớn đến nền kinh tế.
Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này
bao gồm NHNN nên tập trung nguồn vàng đã được nhập từ
trước đến nay vào kho vàng của Nhà nước bằng cách mua lại
hoặc phát hành chứng chỉ vàng. Sau đó tinh luyện lại thành
vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, đưa ra hàng loạt chính
sách hỗ trợ nhằm hạn chế lượng vàng hóa nền kinh tế như
đánh thuế giao dịch vàng miếng, khuyến khích gửi vàng vào
hay chuyển vàng vào NHNN.
M.PHƯƠNG
có thể làm giảm giá vàng SJC
nếu các sản phẩm vàng mới
có chất lượng và uy tín tương
đương hoặc tốt hơn.
Thayđổi nữa là đẩymạnhvề
sự minh bạch và quản lý chất
lượng trong sản xuất và kinh
doanh vàng. Các tiêu chuẩn
và quy định có thể được cải
thiện để bảo vệ người tiêu
dùng, tăng cường sự tin cậy
trong thị trường.
Sau khi sửa đổi Nghị định
24/2012, giá vàng trong nước
sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố vĩ mô như biến động tỉ
giá, tình hình kinh tế toàn
cầu và yếu tố cung - cầu trên
thị trường.
Tuy nhiên, cũng có những
thay đổi tiêu cực có thể xảy
ra, bao gồm chất lượng vàng
và biến động giá không ổn
định trên thị trường. Ví dụ,
việc loại bỏ độc quyền thương
hiệu, tạo điều kiện cho nhiều
đơn vị tham gia sản xuất vàng
có thể làm tăng niềm tin vào
vàng như một phương tiện
lưu trữ giá trị. Điều này có
thể thúc đẩy người dân mua
và tích trữ vàng để bảo vệ giá
trị tài sản của họ.
Vì vậy, việc sửa đổi Nghị
định 24/2012 có thể mang
lại cơ hội lớn cho thị trường
vàng Việt Nam nhưng cũng
đi kèm với những thách thức
và rủi ro cần được cân nhắc,
quản lý cẩn thận để đảm bảo
sự phát triển bền vững cũng
như lợi ích chung của người
tiêu dùng.
. Vậy để không kích thích
việc mua vàng SJC tích trữ,
mất đi một phần dòng tiền đưa
vào sản xuất, kinh doanh, Nhà
nước cần xác lập thị trường
vàng ra sao để mọi chủ thể
trong nền kinh tế đều có lợi?
+Theo tôi, để giảm thiểu tác
động của việc thay đổi Nghị
định 24/2012, nên đặt mục
tiêu xây dựng một thị trường
vàngminh bạch, công bằng và
cạnh tranh.
Đồng thời, chúng ta cần
học hỏi kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới đã thành
công trong việc quản lý mua
bán vàng nhưTrungQuốc, Ấn
Độ, Thái Lan. Các biện pháp
cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, quy định pháp
lý rõ ràng và thống nhất giữa
các cơ quan quản lý nhà nước:
Thiết lậpquyđịnhpháp lýcông
bằng,ápdụngđượcchomọichủ
thể tham gia thị trường vàng,
kèm theo tăng cường giám sát
và quản lý của các cơ quan có
thẩm quyền.
Từ kinh nghiệm của Thái
Lan cho thấyquản lý thị trường
vàngcầnsự thamgiaquản lývà
giám sát từ các bộ, ngành liên
quan bao gồm Bộ Tài chính,
Bộ Công Thương, Tổng cục
Hải quan vàBộCông an nhằm
kiểm soát rủi ro và gian lận.
Thứ hai, chúng ta có thể học
hỏi từ kinh nghiệm của Trung
Quốc, ưu tiên nên đặt vào giao
dịch vàng vật chất trước khi
chuyển sang sản phẩm vàng
phi vật chất. Đồng thời, thị
trường vàng của Việt Nam
cần tăng tính liên thông với
thị trường thế giới và chấm
dứt các hoạt động vay mượn
bằng vàng, tập trung vào mua
bán vàng miếng.
Thứba,Nhà nước có thể ban
hành các chính sáchnhằmthúc
đẩy việc sử dụng vàng trong
các ứng dụng công nghiệp để
giảm sự dựa vào vàng làm tài
sản tích trữ và tăng cung, giảm
giá vàng.
Thứ tư, Nhà nước có thể
xem xét áp đặt thuế cao lên
vàng tích trữ nhằm hạn chế
việc mua trữ vàng, thúc đẩy
người dân sử dụng các kênh
đầu tư khác.
. Xin cảm ơn bà.•
Các nước trong khu vực đã lập
sàn giao dịch vàng
Chống lại cú sốc
giá vàng SJC
Việc duy trì mức chênh lệch giá vàng quá cao đã gây ra
nhiều hiệu ứng không tích cực.
Giá vàngmiếng
SJC tăng từ năm
2012 đến nay. Ảnh:
PHƯƠNGMINH
Theo Hiệp hội Vàng thế giới (WGC), trong khu vực Đông
NamÁ, các nướcThái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia
đã thành lập sàn giao dịch vàng.
Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng vật chất
(bao gồm vàng nữ trang, vàng miếng, vàng nguyên liệu
9999 dưới dạng thỏi) đều do các bộ Thương mại và Kinh
tế quản lý.
Các giao dịch vàng phi vật chất (vàng tài khoản, hợp
đồng vàng tương lai (kỳ hạn) và các hợp đồng vàng phái
sinh…) do các ngân hàng thương mại thực hiện dưới sự
kiểm soát của các ngân hàng trung ương hoặc được giao
dịch trên các sàn chứng khoán quốc gia dưới sự quản lý
của Bộ Tài chính.