9
Tiêu điểm
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải làm việc
với các hãng tàu
Trong công văn vừa gửi đến Cục Hàng hải, Bộ GTVT
yêu cầu ngành thực hiện ngay các nhiệm vụ để hỗ trợ doanh
nghiệp trước tình trạng giá dịch vụ container đi châu Âu và
châu Mỹ tăng cao.
Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu ngành hàng hải thực hiện đảm
bảo hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng
thời nghiên cứu, triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả
khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải. Thêm vào đó, cục phải đẩy
nhanh thủ tục ra vào cảng và việc xếp dỡ hàng hóa đối với tàu
thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng
container đi châu Mỹ, châu Âu.
Cục Hàng hải cũng được giao khẩn trương làm việc với
hãng tàu có tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu để kêu gọi và
thu hút các hãng tàu duy trì tuyến, bổ sung chỗ, vỏ container
về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa. Nghiên
cứu cơ chế, chính sách nhằm thu hút các hãng vận tải container
mở tuyến mới đến Việt Nam...
P.PHONG
TP.HCM cần đẩy nhanh tiến độ thu phí
lòng đường, hè phố
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường
đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về tình hình, tiến độ thực
hiện một số nội dung liên quan đến công tác quản lý sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Sau khi nghe báo cáo
của Sở GTVT và ý kiến của các đơn vị, phó chủ tịch UBND
TP yêu cầu các sở, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ
triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công
tác quản lý sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên
địa bàn quản lý theo phân công.
UBND TP giao Sở TT&TT khẩn trương xem xét, có ý kiến
đối với đề xuất của Sở GTVT về chủ trương thuê dịch vụ công
nghệ thông tin phục vụ hệ thống quản lý cấp phép, thu phí.
Giao Sở GTVT rà soát, có ý kiến đề xuất về các nội dung
liên quan đến kinh phí triển khai thực hiện của các đơn vị; tổng
hợp gửi Sở Tài chính xem xét, có ý kiến tham mưu, đề xuất
trình UBND TP. Bên cạnh đó, Sở GTVT có nhiệm vụ thường
xuyên tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các địa
phương để có hướng dẫn thực hiện đảm bảo công khai, minh
bạch, đồng bộ và thống nhất.
Đồng thời, Sở GTVT sẽ tổng hợp tình hình thực hiện và các
khó khăn, vướng mắc (nếu có) của các đơn vị liên quan; tham
mưu nội dung báo cáo, đề xuất để UBND TP báo cáo HĐND
TP trước ngày 30-1.
Đ.TRANG - N.NGỌC
Việc thu phí
lòng đường,
hè phố vẫn
còn nhiều
khó khăn.
Ảnh: ÁNH
DƯƠNG
VIẾTLONG
T
rong hồ sơ đề nghị sửaLuật
Đường sắt vừa trình Chính
phủ, Bộ GTVT đề xuất bổ
sung vào dự luật quy định trong
hợpđồngdựánđầu tưxâydựng
đường sắt có sửdụng côngnghệ
mớiphảiđưanộidungvềđàotạo
vận hành, bảo trì, chuyển giao
công nghệ. Đây được đánh giá
là nội dung quan trọng để mở
đường choViệt Nam đầu tư và
dần tự chủ công nghệ đường sắt
tốc độ cao (ĐSTĐC).
Thu hút tư nhân
đầu tư và dần tự chủ
công nghệ
Theo Bộ GTVT, hiện công
nghiệp đường sắt trong nước
Việt Nammuốn dần
làm chủ công nghệ
đường sắt tốc độ cao
Để dần làm chủ đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT đề xuất sửa Luật
Đường sắt theo hướng buộc các nước đầu tư đường sắt công nghệ mới
vào Việt Namphải chuyển giao công nghệ cho chúng ta.
Thời gian
qua, ở Việt
Nammới chỉ
cómột số dự
án đầu tư xây
dựngmới
đường sắt đô
thị được triển
khai, có dự án
đã đưa vào
khai thác, sử
dụng. Ảnh
minh họa:
ĐÀOTRANG
Lấy ý kiến của các
thành viên Chính phủ
Chỉ nhập khẩu những thiết bị
Việt Nam không có khả năng làm
Mới đây, tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
ĐSTĐC Bắc - Nam khuyến nghị Việt Nam chỉ nhập khẩu các vật
liệu, thiết bị mà chưa tựmình sản xuất được. Đối với công nghệ
xây dựng cầu, hầm, nhà ga…“các DN xây dựng Việt Nam hoàn
toàn làm chủ được”.
Vị chuyên gia nhấn
mạnh: “Để đạt mục
tiêu phát triển công
nghiệp đường sắt
Việt Nam thì vấn
đề chuyển giao công
nghệ phải đặt lên
hàng đầu”.
Xác định chính sách trên của
Bộ GTVT là nội dung lớn, Văn
phòng Chính phủ hiện đã phát
phiếu lấy ý kiến của các thành
viênChínhphủđối với nội dung
này theo chỉ đạo củaThủ tướng.
chưa phát triển,mới chỉ đapưng
nhu câu bảo dưỡng, sửa chữa
đườngsắthiệnhữu;chưacóđịnh
hướngmang tầmchiến lược lâu
dài để phát triển. Thời gian qua,
một số dự án đầu tư xây dựng
mới đường sắt đô thị được triển
khai, có dự án đã đưa vào khai
thác, sử dụng. Tuy nhiên, việc
chuyển giao công nghệ cho các
doanh nghiệp (DN) trong nước
hầunhưchưađượcthựchiện,dẫn
đếncôngnghiệpđườngsắt trong
nước cơ bản không có sự thay
đổi, phát triển qua nhiều năm.
Vì vậy,BộGTVTđềxuất đưa
vào dự luật quy định sản phẩm
công nghiệp đường sắt có tính
đặc thù như thông tin tín hiệu,
đầumáy toaxe, vật tưđặc chủng
(ray, ghi, phụ kiện) là sản phẩm
công nghệ cao được ưu tiên đầu
tư, khuyến khích phát triển; quy
địnhvề cơchế, tiêuchí đặt hàng,
giao nhiệmvụ cho tổ chức, DN
trong nước thực hiện một số
nhiệmvụphát triển côngnghiệp
đường sắt trọng điểm.
Đángchúý,cơquansoạnthảo
đề xuất bổ sung quy định trong
hợpđồngdựánđầu tưxâydựng
đường sắt có sửdụng côngnghệ
mớiphảiđưanộidungvềđàotạo
vận hành, bảo trì, chuyển giao
côngnghệ.Chuyêngia,nhàkhoa
học thamgia vào lĩnh vực nhận
chuyểngiaocôngnghệ, sảnxuất
các sản phẩm này được hưởng
cơ chế, chính sách ưu đãi đặc
biệt để thuhút, sửdụngnhân lực
côngnghệcao theoquyđịnhcủa
Luật Công nghệ cao...
“Theo tính toán, riêng chi phí
xâydựngcơsởhạtầngcủatuyến
đườngsắtkhoảng45tỉUSD.Đánh
giá sơbộ cho thấy cácDN trong
nước cơ bản đủ năng lực thực
hiện phần xây dựng kết cấu hạ
tầng với giá trị lên đến khoảng
30 tỉ USD (vật tư, vật liệu trong
nước có thể sản xuất khoảng 25
tỉ USD), tạo ra thị trường lớn về
sảnxuất vật liệu, xâydựng...Đối
vớiDN, chính sách trêngiúpcác
DN trong nước có cơ hội nhận
chuyểngiao côngnghệ hiệnđại,
làm chủ phần vận hành, bảo trì
và nội địa hóa lên 30%-40%
đóng mới toa xe; tạo nên động
lực quan trọngđể cácDNcơkhí
trong nước phát triển…” - Bộ
GTVT nhận định.
Ràng buộc chuyển giao
công nghệ phải đặt lên
hàng đầu
TSTrầnViệt Hùng, Tổng hội
Cơ khí Việt Nam, cho rằng để
chuẩn bị cho đầu tư ĐSTĐC,
việc chủ động phát triển nguồn
nhân lực và nâng cao năng lực
ngành công nghiệp đường sắt
là những yếu tố quyết định tới
tínhhiệuquả, bềnvữngvà thành
công của dự án.
Tuynhiên,TSTrầnViệtHùng
chorằngNhànướccầnxâydựng
lộ trình cho ngành công nghiệp
đường sắt. Cụ thể, trướcmắt cần
đầu tưnângcaonăng lực chế tạo
hai nhàmáyGiaLâm(phíaBắc)
vàDĩAn (phíaNam) đủ sức chế
tạo khoảng 20%chi tiết, thiết bị
ĐSTĐC. Sau đó, liên minh các
nhà thầu cung cấp thiết bị cho
ĐSTĐC đủ khả năng chế tạo
trong nước, cung cấp phụ tùng
thiết bị chiếmkhoảng 50%tổng
giá trị phần thiết bị của dự án.
“Tóm lại, nếu chúng ta quyết
tâmlàmĐSTĐCthìviệcđầutiên
Nhà nước cần làmlà chỉ đạo các
cơquanchứcnănglêndựtoánvà
kếhoạchphânbổcáckhoảnngân
sách chi cho việc đào tạo nguồn
nhân lực và nâng cao năng lực
chế tạo của ngành công nghiệp
đường sắt phục vụ cho dự án
ĐSTĐC. Những việc này cần
tiến hành song song hoặc trước
một bước so với việc triển khai
các dự án ĐSTĐC” - TS Trần
Việt Hùng cho hay.
Mộtchuyêngiagiaothôngcũng
đồngtìnhvớicácđềxuấtcủaban
soạn thảo. Theo vị này, hiện chỉ
có bốn nước tự phát triển, làm
chủhoàntoàncôngnghệĐSTĐC
là Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý. Ba
nước nhận chuyển giao và tiến
tới làmchủ làTrungQuốc, Hàn
Quốc,TâyBanNha. Sốquốcgia
còn lại nhận chuyển giao, làm
chủ côngnghệ vậnhành, bảo trì,
đặt mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội
địa hóa để khuyến khích phát
triểncôngnghiệp trongnước.Vì
vậy, chuyêngia nàynhấnmạnh:
“Để đạtmục tiêuphát triển công
nghiệp đường sắt Việt Nam thì
vấn đề chuyển giao công nghệ
phải đặt lên hàng đầu”.
Theochuyêngianày,một tấm
gương rất đángđểViệtNamhọc
hỏi trong việc chuyển giao công
nghệ là Hàn Quốc. Họ bắt tay
với Phápbằngviệc kýkết hỗ trợ
đào tạo đội ngũ kỹ sư và nhận
chuyển giao công nghệ. Với sự
phối hợp này, HànQuốc đã cho
ra đời tàu cao tốcKTX, sảnxuất
theo công nghệ tàu cao tốc của
Pháp. Hay Tây Ban Nha đã sử
dụng côngnghệ nước ngoài cho
tuyến đường sắt đầu tiên (phần
phương tiện của Pháp, thông
tin tín hiệu củaĐức; khung tiêu
chuẩn, kỹ thuật của châu Âu).
Sau 10 năm, Tây Ban Nha đã
làm chủ công nghệ ĐSTĐC và
đến nay đã xuất khẩu, chuyển
giao sang nhiều nước.
“Để tạomôi trường thuận lợi
trongviệc tiếpnhậnchuyểngiao
công nghệ, Việt Nam cần có
những tiêu chí, nguyên tắc ràng
buộc trongquá trìnhđấu thầu lựa
chọnnhà cungcấp” - chuyêngia
này khẳng định.•