9
HUỲNH HẢI
D
ự án cao tốc Cam Lâm
- Vĩnh Hảo thuộc dự án
xây dựng một số đoạn
đường bộ cao tốc tuyến
Bắc - Nam phía đông giai
đoạn 2017-2020. Dự án cao
tốc này hoàn thành sẽ đấu
nối với cao tốc Vĩnh Hảo -
Phan Thiết và cao tốc Nha
Trang - Cam Lâm đã thông
xe vào ngày 19-5-2023, kết
nối tuyến cao tốc từ TP.HCM
với Khánh Hòa.
Hối hả hoàn thành
hầm đường bộ
dài thứ tư cả nước
Hạng mục quan trọng nhất
của dự án cao tốc Cam Lâm
- Vĩnh Hảo là hầm núi Vung.
Hầm núi Vung có chiều dài
2,25 km, gồm hai ống hầm.
Mỗi ống hầm có ba làn xe,
bề rộng 14 m. Hầm núi Vung
được thông vào tháng 8-2023.
Đây là hầm đường bộ dài
nhất cao tốc Bắc - Nam và
dài thứ tư cả nước.
Ghi nhận của PV tại hạng
mục này vào sáng 25-1, hơn
100 kỹ sư, công nhân đang
hối hả thi công những công
đoạn cuối cùng của ống hầm
phải. Ống hầm này sẽ được
sử dụng ở giai đoạn 1 của
dự án. Tại ống hầm này, bê
tông vỏ hầm đã hoàn thành.
Dưới ánh đèn chiếu sáng, các
công nhân đang chia thành
nhiều tốp thi công bê tông
mặt đường, rãnh thoát nước
với tiến độ đã đạt 80%. Một
Đề nghị tiếp tục điều chỉnh tốc độ
chạy xe trên đường cao tốc
Cục Đường bộ vừa đề nghị Bộ GTVT có văn bản chỉ
đạo các chủ đầu tư và cơ quan đang quản lý đường bộ
cao tốc được thiết kế bốn làn xe cơ giới, có dải phân cách
cứng phân chia hai chiều xe chạy, được nâng tốc độ chạy
xe tối đa từ 80 km/giờ lên 90 km/giờ.
Trong quá trình khai thác, sử dụng, yêu cầu các chủ đầu
tư, đơn vị quản lý khai thác tiếp tục theo dõi về tổ chức
giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp
thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm
quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao
thông cho phù hợp nhằm đảm bảo giao thông an toàn,
thông suốt.
Thêm vào đó, Cục Đường bộ đề nghị Bộ GTVT tiếp
tục chỉ đạo các ban quản lý dự án, các cục, chủ đầu tư các
dự án phân kỳ đầu tư đường cao tốc đầu tư bổ sung hoàn
chỉnh để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông; đầu tư hệ thống giao thông thông minh (ITS) theo
quy định.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Đường
bộ, cho biết trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GTVT, thời gian
qua đơn vị đã tiến hành phối hợp với các đơn vị liên quan
rà soát các đường bộ cao tốc để nâng tốc độ chạy xe. Hiện
bốn đoạn tuyến cao tốc được thiết kế với bốn làn xe cơ
giới được khai thác với vận tốc tối đa từ 80 km/giờ lên 90
km/giờ gồm: Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu,
Mỹ Thuận - Cần Thơ, Trung Lương - Mỹ Thuận, Tuyên
Quang - Phú Thọ.
“Qua báo cáo của các ban quản lý dự án, Sở GTVT, việc
nâng tốc độ khai thác cao tốc lên 90 km/giờ bước đầu giao
thông ổn định…” - lãnh đạo Cục Đường bộ cho hay.
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), các
tuyến đường bộ cao tốc phân kỳ đầu tư quy mô bốn làn xe
có đủ tiêu chí là đường đôi, đường một chiều có từ hai làn
xe trở lên và đều có hệ thống hàng rào hai bên, đảm bảo
tiêu chí ngoài khu vực đông dân cư. Để nâng cao hiệu quả
khai thác các tuyến cao tốc phân kỳ bốn làn xe hạn chế,
việc nâng tốc độ cho phép tối đa 90 km/giờ là phù hợp.
Tuy nhiên, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho rằng trước
tiên cần áp dụng tốc độ 90 km/giờ đối với ô tô con, ô tô
chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); xe tải có trọng tải nhỏ
hơn hoặc bằng 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên
tốc độ tối đa cho phép 80 km/giờ. “Việc áp dụng tốc độ
tối đa 90 km/giờ đối với tất cả phương tiện còn lại sẽ được
xem xét, áp dụng khi có tổng kết, đánh giá từ thực tiễn
việc quản lý, vận hành khai thác và an toàn giao thông trên
tuyến…” - Cục Quản lý đầu tư xây dựng góp ý.
VIẾT LONG
Các công nhân đang thi công các hạngmục cuối trong hầmnúi Vung.
Ảnh: HUỲNHHẢI
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài 78,5 km, đi
qua ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Dự án có
tổng mức đầu tư là 8.925 tỉ đồng, thời gian thực hiện 24 tháng,
riênghạngmục hầmnúiVung có thời gian thực hiện là 30 tháng.
Dự án được đầu tư theo hợp đồng BOT do liên danh Công ty
CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP Xây dựng Đèo Cả, Công ty CP
Tổng Công ty Đầu tư Xây dựng 194 làm nhà đầu tư.
Ông Thắng cho hay
nhà thầu huy động
1.600 nhân sự, 600
thiết bị, tổ chức 79
mũi thi công dự án.
Tăng tốc đưa cao tốc
Cam Lâm - Vĩnh Hảo về đích
Những ngày cuối tháng Chạp năm2023, hàng trămkỹ sư, công nhân đang hối hả thi công những hạngmục
cuối cùng trên cao tốc CamLâm - VĩnhHảo.
số khác đang lắp đặt các thiết
bị như hệ thống thông gió,
chiếu sáng, PCCC, ITS.
Riêng ống hầm trái đang
thi công vỏ hầm. Hệ thống
máy cùng giá đỡ hiện đại sẽ
đổ bê tông vỏ hầm từng đốt
dài 12 m, giúp hạng mục đổ
vỏ hầm chính xác và an toàn.
Nhà thầu đã bố trí cùng lúc
nhiều hệ thống máy đổ vỏ
hầm để đẩy nhanh tiến độ.
Cạnh đó, dọc tuyến, hạng
mục chính như đường, cầu
đã hoàn thành. Đơn vị thi
công đang hoàn thiện gia cố
mái taluy, hệ thống biển báo
an toàn giao thông. Các nút
giao với Quốc lộ 1, Quốc lộ
27 cũng đang khẩn trương
hoàn thiện. Các trạm thu phí
cũng đang được xây dựng.
Vượt khó, đảm bảo
tiến độ dự án
Trao đổi với PV, ông Đặng
Tiến Thắng, Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Cam
Lâm - Vĩnh Hảo, cho biết
doanh nghiệp thực hiện hơn
42 km của dự án, trong đó có
hầm núi Vung. Hầm núi Vung
được thi công theo phương
pháp NATM của Cộng hòa
Áo. Công nghệ này giúp thi
công linh hoạt trong nhiều
điều kiện địa chất và an toàn.
Ông Thắng cho hay nhà
thầu huy động 1.600 nhân
sự, 600 thiết bị, tổ chức 79
mũi thi công dự án. Đến
nay, khối lượng đạt hơn 95%
(cầu, đường đạt 99%, hầm
núi Vung đạt 93%). Tại các
hạng mục đường găng, nhà
thầu triển khai thi công ba
ca/ngày đêm để đảm bảo tiến
độ. “Nhà thầu đang tập trung
hoàn thiện các hạng mục vỏ
hầm, lắp đặt thiết bị. Chúng
tôi phấn đấu hoàn thành dự án
vào ngày 30-3” - ông Thắng
cho biết.
Ông Nguyễn Văn Long,
Trưởng phòng Điều hành 3
Ban quản lý dự án 85 - Bộ
GTVT, cho biết hiện nay,
các hạng mục công trình
trên toàn dự án cao tốc Cam
Lâm - Vĩnh Hảo đạt sản lượng
7.125/7.587 tỉ đồng, đạt gần
94% giá trị hợp đồng.
Theo ông Long, dự án
sau khi ký hợp đồng BOT
(xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao) đã gặp dịch
COVID-19bùngphát,dođóngày
30-11-2021 dự án mới đủ
điều kiện để khởi công, chậm
hơn hợp đồng hai tháng. Dự
án cũng gặp một số khó khăn
như nguồn vật liệu đất đắp,
giá các loại nguyên nhiên
liệu tăng mạnh.
Ngoài ra, hạng mục đào
hầm phía nam hầm núi Vung
gặp địa chất yếu, công tác thi
công kéo dài hơn so với thiết
kế kỹ thuật. Đặc biệt, hầm đã
xảy ra hiện tượng lún kết cấu
thép vòm. Do đó, phải dừng
thi công đào hầm để theo dõi
lún và thực hiện các biện pháp
xử lý gia cường trước khi đào
hầm tiếp theo. Tuy nhiên, nhà
thầu đã tập trung nhân lực,
thiết bị, đồng thời phối hợp
với các địa phương gỡ vướng,
đẩy nhanh tiến độ của dự án.
Dự kiến dự án sẽ được hoàn
thành trước ngày 30-3.•
Dự án cao tốc
CamLâm-
VĩnhHảo đã
cơ bản hoàn
thành hạng
mục cầu
đường. Ảnh:
HUỲNHHẢI
Kiều bào nhộn nhịp về nước vui Tết
22 giờ ngày 27-1, ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp
khi biển thông báo các chuyến bay quốc tế liên tục hạ cánh. Tại
sảnh đến nhà ga, đông nghẹt người thân đến đón kiều bào về
quê đón Tết. Nhân viên các công ty lữ hành cũng bận rộn nâng
cao biển tên để đón các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam dịp
cuối năm. Trong tâm trạng phấn khởi đón mẹ từ Hàn Quốc về
vui Tết, chị PhạmThị Thanh cho biết đã 20 năm qua, Tết nào
chị cũng cùng người nhà ra sân bay đón mẹ về đoàn viên với gia
đình. “Tết về có mẹ bên gia đình nên tâm trạng tôi lúc nào cũng
ngóng mong sớm được ômmẹ trong vòng tay” - chị Thanh xúc
động tâm sự. Đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất
cho biết đã khai thác 722 chuyến bay, trong đó có 275 chuyến
bay quốc tế với 46.200 lượt khách quốc tế đi, đến. Cao điểmTết
năm nay, sân bay phục vụ khoảng 4,3 triệu khách, tăng 14% so
với năm 2023. Trong đó, khách quốc tế là 1,4 triệu lượt, tăng
38% so với năm 2023.
Trước nhu cầu khách đi lại tăng cao, Cục Hàng không Việt
Nam tiếp tục điều chỉnh tăng tham số điều phối đường cất hạ
cánh và dịch vụ điều hành bay tại Cảng hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất vào các khung giờ ban ngày (từ 6 giờ đến 23 giờ 55)
từ 44 slot/giờ thành 46 slot/giờ, các khung giờ ban đêm (từ 0 giờ
đến 5 giờ 55) từ 40 slot/giờ thành 42 slot/giờ.
P.ĐIỀN