9
Tiêu điểm
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của
Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về đề án chủ trương
đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thường
trực Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt tốc độ cao
phải hiện đại, đồng bộ, bền vững. Nghiên cứu đầu tư tuyến
đường sắt tốc độ cao phải đặt trong tổng thể phát triển quy
hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả năm phương
thức giao thông là hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng
hải, đường thủy nội địa.
Bộ GTVT cần phân tích lợi thế của từng phương thức,
qua đó làm rõ ưu điểm của vận tải đường sắt tốc độ cao là
tập trung vào vận chuyển hành khách, tương hỗ với vận
tải hàng không, chỉ vận chuyển hàng hóa trong trường hợp
cần thiết. Vận chuyển hàng hóa chủ yếu được tập trung vào
tuyến đường sắt hiện tại, hệ thống hàng hải, vận tải thủy
ven bờ và đường bộ. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đánh giá,
giải trình thuyết phục việc đề xuất phương án đầu tư.
Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu mở rộng phạm vi
đầu tư thêm đoạn TP.HCM - Cần Thơ, thay vì hai đoạn Hà
Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang như đề án.
Về kịch bản đầu tư, Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu, đánh
giá kỹ lưỡng, lấy ý kiến của chuyên gia rộng rãi để lựa chọn
phương án phù hợp nhất. Trong đó, bộ cần so sánh phương
án đồng thời vận tải hành khách và vận tải hàng hóa,
phương án chỉ vận tải hành khách.
Về hướng tuyến, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ
GTVT nghiên cứu, rà soát kỹ hướng tuyến để bảo đảm
hướng tuyến thẳng nhất có thể, đồng thời tạo không gian
mới. Nghiên cứu thêm việc giảm số lượng ga để giảm chi
phí. Đi đôi với công tác đầu tư, Bộ GTVT cần tập trung
hoàn thiện thể chế, trong đó bao gồm Luật Đường sắt (sửa
đổi), quy định về đường sắt tốc độ cao; cơ chế huy động
nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế giải phóng mặt
bằng, khai thác mỏ nguyên vật liệu...; tái cơ cấu Tổng Công
ty Đường sắt Việt Nam bảo đảm năng lực thực hiện quản
lý, vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao…
Bộ Tài chính được giao chủ trì tính toán tác động của
việc đầu tư dự án đến nợ công; ưu tiên phân bổ dự toán
ngân sách nhà nước hằng năm để phát triển khoa học công
nghệ trong lĩnh vực đường sắt. Song song đó, phối hợp với
Bộ GTVT phân tích mô hình tài chính của dự án.
PHÚ PHONG
Thốngnhất quanđiểmxâyđường sắt tốc độ caoưu tiên chởkhách
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Namsẽ ưu tiên chở khách.
(Ảnhminh họa)
Bảo đảm đơn giản, hợp lý
Bộ Công an khẳng định quy định trên sẽ bảo đảm đơn giản,
hợp lý, tránh phiền hà cho người vi phạm, theo hướng ứng dụng
công nghệ thông tin, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về sát hạch,
cấpGPLX; hệ thống cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạmhành chính.
Khi có quyết định xử phạt, người lái xe sẽ nhận được thông
báo của cơ quan xử phạt về việc GPLX bị trừ điểm; hệ thống cơ
sở dữ liệu sẽ tự động trừ điểm (không có sự tiếp xúc giữa người
có thẩmquyền xửphạt và người vi phạmnên sẽ khôngphát sinh
tiêu cực, không trùng chéo với các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính) hoặc saumột nămkể từ lần trừ điểmgần nhất, nếu
cònđiểmthì hệ thống sẽ tựđộngphục hồi điểmchongười lái xe.
Bộ Công an đề xuất quy định điểm,
trừ điểm giấy phép lái xe
Tiếp thu ý kiến của đại biểuQuốc hội, Bộ Công an cho rằng việc đưa quy định điểm, trừ điểmgiấy phép lái xe
vào dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để Quốc hội thông qua trong nămnay là cần thiết.
VIẾTLONG
N
hằm chuẩn bị cho Quốc
hội nhấn nút thông qua
dự thảo Luật Trật tự, an
toàn giao thông đường bộ,
Bộ Công an vừa có dự thảo
báo cáo Quốc hội giải trình
một số nội dung của dự luật
được đại biểu Quốc hội cho
ý kiến tại kỳ họp thứ sáu vừa
qua. Trong đó, Bộ Công an
cho biết sẽ bổ sung quy định
điểm, trừ điểm giấy phép lái
xe (GPLX).
Nhiều quốc gia
đã áp dụng
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn
giao thôngđườngbộ trìnhQuốc
hội khóa XV kỳ họp thứ sáu
không quy định điểm, trừ điểm
GPLX. Tuy nhiên, Bộ Công an
cho biết qua ý kiến góp ý của
một số đại biểu, cơ quan soạn
thảo đã phân tích, đánh giá và
nhận thấy “việc quy định điểm,
trừ điểm GPLX vào dự luật là
cần thiết”.
Bộ Công an cho rằng hiện
nay ý thức chấp hành pháp
luật của người tham gia giao
thông còn kém, điều đó được
chứng minh qua việc xử lý vi
phạm giao thông hằng năm ở
mức cao, trên 3 triệu trường
hợp vi phạm. Cạnh đó, tai nạn
giao thông trong nước tuy đã
giảm nhưng còn ở mức cao
và vụ tai nạn giao thông đặc
biệt nghiêm trọng làm chết,
bị thương nhiều người vẫn
còn nhiều mà nguyên nhân
chủ yếu do lỗi của người lái
xe không chấp hành các quy
định của pháp luật giao thông
đường bộ.
Thêm vào đó, việc quản lý
người lái xe sau khi được sát
Bộ Công an cho biết
qua ý kiến góp ý của
một số đại biểu, cơ
quan soạn thảo đã
phân tích, đánh giá
và nhận thấy “việc
quy định điểm, trừ
điểm giấy phép lái xe
vào dự luật là
cần thiết”.
Năm 2020, Bộ Công an từng
đềxuấtđưavàodựthảoLuậtTrật
tự, an toàngiao thôngđườngbộ
quyđịnhđiểmvà trừđiểmbằng
lái xe.Tuynhiên, thời điểmđó cơ
quan soạn thảo nhận định đây
là một hình thức xử lý vi phạm
hành chính nên cần sửa đổi, bổ
sung trong Luật Xử lý vi phạm
hành chính, vì vậy dự thảo luật
hiện tại không quy định về nội
dung này.
Dự kiến
bằng lái
xe sẽ có
12 điểm/
năm,
nếu
trong
một năm
mà bị
trừ hết
điểmthì
phải thi
lại giấy
phép lái
xe. Ảnh:
PHI
HÙNG
hạch, cấpGPLXhiện nay đang
bị buông lỏng, cơ quan chức
năng chưa có các biện pháp
quản lý phù hợp, nhất là quản
lý việc chấp hành pháp luật
của người lái xe.
Ngoài ra, nghiên cứu tiếp
thu kinh nghiệm quốc tế, các
nước tiên tiến trên thế giới như
Singapore, Nhật Bản, Trung
Quốc... đều có quy định trừ
điểm GPLX đối với người lái
xe khi có các hành vi vi phạm
có nguy cơ gây mất an toàn
giao thông cao, nhằm quản lý
việc chấp hành pháp luật của
người điều khiển phương tiện
giao thông…
Trong nước, để luật hóa quy
định trên, Bộ Công an cho rằng
cần hiểu trừ điểm GPLX sẽ
là một biện pháp quản lý nhà
nước (không phải là hình thức
xử phạt vi phạm hành chính),
nhằmđáp ứng yêu cầu thực tiễn
của công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông trong tình
hình hiện nay. Qua đó, quản
lý người lái xe trong suốt quá
trình từ khi đào tạo, sát hạch,
cấp GPLX cho đến quá trình
chấp hành pháp luật của người
lái xe, việc vi phạmvà tái phạm.
“Trên cơ sở đó, việc trừ điểm
bằng lái xe sẽ tác động tới hành
vi, nâng cao ý thức của người
tham gia giao thông, giúp cơ
quan quản lý giámsát toàn diện
quá trình chấphành sauvi phạm
của người lái xe…” - Bộ Công
an nêu quan điểm.
Bằng lái xe dự kiến
có 12 điểm/năm
Theo Bộ Công an, dự kiến
bằng lái xe sẽ có 12 điểm/năm,
nếu trong một năm mà bị trừ
hết điểm thì phải thi lại GPLX.
Về việc trừ điểm đối với
các lỗi hành vi, Bộ Công an
cho biết khi xử phạt, cơ quan
chức năng sẽ căn cứ vào hành
vi vi phạm cụ thể để trừ điểm.
Trường hợp GPLX còn điểm,
người lái xe tiếp tục được phép
điềukhiểnphương tiện, saumột
nămkể từ lần trừ điểmgần nhất
nếu GPLX còn điểm thì được
phục hồi 12 điểm. “Việc này
không tác động trực tiếp đến
các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, đời sống hằng ngày của
người dân, vẫn quản lý được
quá trình chấp hành pháp luật
của người lái xe…” - Bộ Công
an cho hay.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, TS Nguyễn Xuân
Thủy, chuyên gia giao thông
đô thị, bày tỏ quan điểm ủng
hộ và đánh giá đây là quy định
“rất tích cực”. Bởi lẽ quy định
này đảm bảo được việc nâng
caoý thức và kỹnăng của người
tham gia giao thông.
“Thực tế trước đây chúng
ta đã có quy định điểm và trừ
điểmbằng lái xe. Thời gian đó,
tôi thấy nhiều tài xế rất sợ việc
tăng giảm điểm nên chạy xe
có ý thức chấp hành luật giao
thông rất cao. Giờ ta áp dụng lại
quy định này là rất tốt nhưng đi
đôi với quy định trên, cơ quan
thực thi pháp luật cần nghiêm
minh hơn nữa mới mong nâng
cao ý thức của người tham gia
giao thông” - ông Thủy góp ý.
Về mức điểm và cách thức
trừ điểm, ông Thủy cho rằng
Bộ Công an cần nghiên cứu
một cách phù hợp, công bằng,
đặc biệt áp dụng công nghệ để
đảm bảo các quy định không
gây phiền hà cho người dân
trong quá trình xử lý. Cạnh
đó, việc xử lý vi phạm tai nạn
giao thông cần đánh giá nhiều
yếu tố để xemxét trừ điểmhay
xử phạt hành chính. “Vì tai nạn
giao thông xuất phát từ nhiều
yếu tố, không phải hoàn toàn
do kỹ năng của người lái xe”
- ông Thủy cho hay.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
ô tô Việt Nam Nguyễn Văn
Quyền cũng ủng hộ đề xuất
bổ sung quy định về trừ điểm
đối với bằng lái xe của tài xế
vi phạm. “Quy định này giúp
cơ quan quản lý giám sát, theo
dõi, đánh giá được việc chấp
hành pháp luật của tài xế. Thêm
vào đó, doanh nghiệp, cơ quan
cũng quản lý được và xem xét
ký hợp đồng lao động, giámsát
việc tài xế chấp hành các quy
định trong suốt quá trình làm
việc” - ông Quyền nói.•