7
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định đưa ra xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự mua bán trái phép hóa đơn, đưa
- nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với 13 bị cáo.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong ba ngày, từ ngày 10 đến
12-4-2024 tại TAND tỉnh.
Cụ thể, bị cáo Trương Xuân Đước, Nguyễn Thị Ngọc
Anh bị xét xử về các tội mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và tội đưa hối lộ.
Bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công an TP Hải
Phòng, bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Đình Đương, cựu chi cục trưởng Chi
cục Thuế huyện Cát Hải và bị cáo Đỗ Thanh Hoài, cựu
cán bộ ngành thuế của Chi cục Thuế huyện Cát Hải, bị xét
xử về tội nhận hối lộ.
Bị cáo Đặng Khắc Thành, Hà Thị Bích Nhàn bị xét xử
về tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước.
Các bị cáo Hà Thị Trang, Đỗ Thị Đua, Vũ Ngọc Tú,
Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Hiền Tài, Ngô Văn Tuyên bị
xét xử về tội trốn thuế.
21 người được triệu tập với tư cách nhân chứng.
Theo cáo trạng, năm 2005, Trương Xuân Đước thành
lập Công ty CP Khánh Dung để hoạt động mua bán trái
phép hóa đơn kiếm lời. Năm 2007, Đước kết hôn với
Nguyễn Thị Ngọc Anh và cùng vợ quản lý, điều hành
công ty này.
Ngọc Anh có vai trò là kế toán trưởng của công ty và
được Đước giao nhiệm vụ quản lý bộ phận kế toán kê
khai báo cáo thuế, hợp thức hóa hồ sơ và làm các thủ tục
thành lập các công ty để hoạt động mua bán trái phép
hóa đơn.
Từ năm 2014 đến 2021, vợ chồng Đước đã sử dụng
CCCD của cả hai và CMND, CCCD của các cá nhân là
người thân, người quen, bạn bè hoặc nhân viên làm thuê
để thành lập thêm các công ty hoạt động mua bán trái
phép hóa đơn kiếm lời.
Với phương thức này, từ năm 2005 đến khi bị bắt
giữ, Trương Xuân Đước cùng vợ đã thành lập, quản lý,
điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn giá
trị gia tăng.
Trong đó, kết quả điều tra xác định từ tháng 3-2013
đến tháng 5-2022, tại địa bàn các TP Hải Phòng, Hà Nội,
Hải Dương và Quảng Ninh, vợ chồng Đước - Ngọc Anh
đã mua bán 15.674 hóa đơn, thu lợi bất chính trên
41,2 tỉ đồng.
Khoảng tháng 10-2022, vợ chồng Đước biết tin
Trương Văn Nam (cháu của Đước) bị Cơ quan An
ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh bắt, khám xét
liên quan đến hành vi mua bán trái phép hóa đơn; đồng
thời cũng điều tra, xác minh về công ty của vợ chồng
Đước quản lý, điều hành.
Do lo sợ bị xử lý liên quan, Đước đã bỏ trốn và chỉ đạo
vợ đến gặp cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu
Ca (đã nghỉ hưu, là người có mối quan hệ thân thiết với
Đước) để nhờ chạy tội. Tổng cộng, Đước và vợ đã bốn lần
đưa tiền cho ông Ca với tổng số tiền lên tới 35 tỉ đồng.
Trong vụ án này, ông Đỗ Hữu Ca bị truy tố theo điểm a
khoản 4 Điều 174 BLHS (khung hình phạt 12-20 năm tù
hoặc tù chung thân).
Đáng chú ý, bị cáo này có tình tiết tăng nặng khi
phạm tội nhiều lần do bị cáo buộc bốn lần nhận tiền
chạy án.
NGỌC SƠN
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy 16-3-2024
bán thành công và trừ đi các khoản
chi phí, trả nợ ngân hàng thì phần
còn lại sẽ nộp để khắc phục hậu quả
của vụ án. Tuy nhiên, HĐXX cho
biết tuy dự án này con gái bị cáo
đang rao bán 1 tỉ USD nhưng đối tác
chỉ trả giá khoảng 360 triệu USD.
Về ba dự án do Công ty Thành
Hiếu (thuộc Tập đoàn Công ty
Phương Trang) đang vận hành, đại
diện Công ty Phương Trang cho
biết ba dự án có giá khoảng 3.500
tỉ đồng nhưng không liên quan đến
Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát. Thực tế là qua giới thiệu
của bà Lan, Công ty Phương Trang
đã bán các dự án cho ba cá nhân.
Đề nghị phương án
khắc phục hậu quả
Liên quan đến các tài sản của
Công ty Tuần Châu (Quảng Ninh),
bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng bà
PhạmThị Lan Phương là người phụ
trách dự án làm việc với Công ty
Tuần Châu. Nguồn tiền đưa cho
ông Tuyển Tuần Châu trong suốt
nhiều năm, không có giấy tờ; hiện
bà Phương ở nước ngoài nên tài liệu
cũng không bàn giao lại. Những vấn
đề tại dự án này liên quan đến mình
thì bà Lan nói không nhớ rõ chi tiết.
Đại diện ủy quyền cho Công ty
Gia Tuệ, LâmĐồng (tư cách tố tụng
là người liên quan) trình bày trước
đây có giao kết chuyển nhượng hai
dự án ở hồ Tuyền Lâm cho một
công ty của Vạn Thịnh Phát với
giá 960 tỉ đồng. Thời điểm đó, phía
HỮUĐĂNG-MINHCHUNG
N
gày 15-3, sau chín ngày làm
việc, phiên tòa xét xử bị cáo
TrươngMỹ Lan (cựu chủ tịch
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85
bị cáo khác về những sai phạm xảy
ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
và các tổ chức có liên quan đã kết
thúc phần xét hỏi.
Chủ tọa phiên tòa thay mặt
HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét
hỏi, chuyển sang phần tranh luận.
Theo kế hoạch, đại diện VKS sẽ
phát biểu quan điểm luận tội vào
sáng thứ Ba (19-3). Nếu có vấn đề
cần trình bày thêm thì bị cáo, những
người liên quan có thể gửi văn bản
để HĐXX xem xét theo quy định.
Xin giữ lại biệt thự cổ
35 triệu USD để trùng tu
Liên quan đến căn biệt thự cổ
tại 110-112 Võ Văn Tần, quận 3,
TP.HCM, trả lời HĐXX, bị cáo
TrươngMỹ Lan cho biết năm 2015,
thông qua Công ty Cổ phầnMinerv,
gia đình bà đã mua với giá khoảng
700 tỉ đồng (35 triệu USD). Đến
năm 2019, căn biệt thự này được
trùng tu; sau khi bà bị khởi tố, bắt
tạm giam thì ngưng thi công.
“Xin HĐXX không kê biên tài
sản này vì đây là biệt thự cổ cần
trùng tu để bảo tồn; đồng thời việc
tu sửa đã qua năm năm nhưng còn
dang dở. Xin HĐXX xem xét để
gia đình bị cáo giữ lại căn biệt thự
này” - bị cáo Lan nói.
Đối với dự án Capital Place Liễu
Giai (quận Ba Đình, TP Hà Nội), bị
cáo Lan cho biết đang thế chấp dự
án này để vay 230 triệu USD của
các ngân hàng nước ngoài; sau khi
Bị cáo TrươngMỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNGGIANG
Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa kết thúc
xét hỏi
Ngày 19-3, đại diện VKS sẽ đề nghị mức án đối với các bị cáo; theo chủ tọa, nếu ai còn có ý kiến gì thêm
đề nghị gửi văn bản để HĐXX xemxét.
công ty của Vạn Thịnh Phát mới trả
672 tỉ đồng. Nay Công ty Gia Tuệ
đề nghị hủy hợp đồng và hoàn trả
672 tỉ đồng, tương đương với sáu
bất động sản đã được kê biên. Bị
cáo Trương Mỹ Lan đã đồng ý với
đề nghị này.
Con gái bị cáo Lan có văn bản gửi
tòa đề nghị bán cổ phần trong một
số tài sản để khắc phục hậu quả vụ
án. Đó là: Bán cổ phần trong khách
sạn Daewoo Hà Nội (gia đình bị
cáo Lan có 73% cổ phần) và bán cổ
phần trong một công ty bảo hiểm
(có đối tác mua lại cổ phần của bà
Lan với giá 40 triệu USD, tương
đương 920 tỉ đồng).
Đối với tập đoàn nhàmáy sản xuất
vaccine mà bị cáo Lan đã đầu tư
315 tỉ đồng, trong văn bản gửi tòa,
con gái bị cáo Lan đề nghị chuyển
nhượng toàn bộ cho một đối tác với
giá 315 tỉ đồng.•
Cựugiámđốc cônganĐỗHữuCahầu tòavới cáo buộc nhận35 tỉ đồng chạy án
HĐXX cho biết tuy dự
án Capital Place Liễu
Giai (quận Ba Đình, TP
Hà Nội) đang được con
gái bị cáo Trương Mỹ
Lan rao bán 1 tỉ USD
nhưng đối tác chỉ trả giá
khoảng 360 triệu USD.
SCB đề nghị được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm
Đại diện SCB (bị hại) cho rằng tổng số tiền thiệt hại thực tế (tính đến ngày 17-10-2022) là 677.286 tỉ đồng,
trong đó tiền gốc là 482.449 tỉ đồng, tiền lãi/phí là 277.830 tỉ đồng.
Ngoài ra, SCB còn đề nghị tính thêm số tiền lãi/phí phát sinh tạm tính kể từ ngày 18-10-2022 đến 5-3-2024 là
84.515 tỉ đồng. Số tiền này tiếp tục phát sinh cho đến khi SCB thực tế thu hồi được nợ.
Đối với 1.116 tài sản bảo đảm; những tài sản đã được cơ quan điều tra kê biên, phong tỏa, thu giữ; 240 tài sản
bị hoán đổi và xuất ra khỏi hệ thống quản lý của SCB…, SCB đề nghị thu hồi và giao lại cho SCB quản lý, khai
thác, sử dụng, xử lý để khắc phục thiệt hại.
Theo cáo trạng, bị cáo Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng. Phiên tòa được
xét xử từ ngày 5-3 và dự kiến kết thúc vào ngày 29-4.