8
Đô thị -
Thứ Tư20-3-2024
PHI HÙNG
S
áng 19-3, Cục CSGT
(C08, Bộ Công an) đã tổ
chức hội thảo khoa học
“Công tác đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông trên các tuyến
đường bộ cao tốc - thực trạng
và giải pháp”.
TheothốngkêcủaCụcCSGT,
trong năm 2023 và hai tháng
đầu năm 2024, trên các tuyến
đường bộ cao tốc đã xảy ra 267
vụ tai nạn làm chết 91 người,
bị thương 172 người. So với
thời gian trước liền kề, cả ba
chỉ số trên đều tăng.
Những hạn chế về tổ
chức giao thông trên
cao tốc
Phát biểu tại hội nghị, Đại tá
Nguyễn Quang Nhật, Trưởng
phòngHướngdẫn tuyên truyền,
điều tra giải quyết tai nạn giao
thông Cục CSGT, cho biết
Cao tốc
Phan
Thiết
- Dầu
Giây,
đoạn
qua tỉnh
Đồng
Nai. Ảnh:
VŨHỘI
Đồng Nai đề xuất làm làn dừng
khẩn cấp, mở rộng các cao tốc
Ngày 19-3, Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đã có văn bản gửi UBND
tỉnh Đồng Nai để đề xuất Bộ GTVT về việc nghiên cứu, triển
khai đầu tư nâng cấp ba tuyến cao tốc chưa đạt quy mô hoàn
chỉnh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là các tuyến dự án thành phần
3 đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Đồng Nai và dự án
cao tốc Dầu Giây - Tân Phú cần bổ sung hạng mục làn dừng xe
khẩn cấp liên tục dọc hai bên tuyến. Với cao tốc Tân Phú - Bảo
Lộc, tỉnh kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến đề nghị UBND tỉnh Lâm
Đồng nghiên cứu ngoài việc bổ sung làn dừng khẩn cấp liên
tục dọc hai bên tuyến cần mở rộng làn xe và nâng tốc độ thiết
kế lên 100 km/giờ.
VŨ HỘI
Cơ quan chức năng
sẽ bố trí nguồn lực
sao cho việc xây
dựng các tuyến
đường cao tốc phải
đảm bảo hoàn thiện.
Nhiều kiến nghị để
hoàn chỉnh các tuyến
cao tốc
Khi đưa vào khai thác, một số tuyến cao tốc đã bộc lộ những tồn tại, bất
cập trong quy hoạch, xây dựng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
đến nay mạng lưới đường bộ
cao tốc ở nước ta đang được
khai thác, sử dụng chín tuyến
với chiều dài 1.708 km. Tuy
nhiên, trong quá trình đưa vào
khai thác, sử dụng, các tuyến
cao tốc đã bộc lộ những tồn
tại, bất cập, ảnh hưởng đến an
toàn giao thông.
Cụ thể năm 2023, trên các
tuyến cao tốc do Cục CSGT
quản lý đã phát hiện 132 mục
bất hợp lývề tổchứcgiao thông,
trong đó nổi lên những bất hợp
lý chưa được khắc phục dẫn
đến các vụ tai nạn giao thông
đặc biệt nghiêm trọng xảy ra
vừa qua.
Ngành giao thông hiện nay
cònmột số tồn tại, hạn chế về tổ
chức giao thông trên các tuyến
cao tốc như mở điểm mở cho
xe đi thẳng vào cao tốc (Hà
Nội - Lào Cai); hệ thống hàng
rào lưới thép còn nhiều vị trí
chưa khép kín, thiếu người trực
chốt nên người dân vẫn có thể
tự ý đi bộ, điều khiển xe máy,
xe ba gác vào cao tốc, súc vật
đi trên cao tốc (Hà Nội - Thái
Nguyên; Trung Lương - Mỹ
Thuận; Hạ Long - Vân Đồn;
Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Dầu
Giây). Một số tuyến đường
trong quá trình khai thác, sử
dụng thiếu hệ thống chiếu
sáng, sóng điện thoại yếu
như dự án thành phần đầu tư
xây dựng đoạn Cam Lộ - La
Sơn thuộc dự án đường cao
tốc Bắc - Nam phía đông giai
đoạn 2021-2025.
“Riêng tuyến đường cao
tốc Hà Nội - Lào Cai sau thời
gian dài khai thác, thu phí (từ
năm 2014), mặc dù lưu lượng
tăng cao, xảy ra nhiều vụ tai
nạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an
toàn nhưng vẫn chưa tiến hành
đầu tư mở rộng lên 4-6 làn xe
theo đúng phê duyệt” - Đại tá
Nhật cho hay.
Cũng theo ông Nhật, tại
những đoạn, tuyến đường
cao tốc không có dải phân
cách cứng ở giữa, không có
làn dừng khẩn cấp luôn tiềm
ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Khi tai nạn xảy ra thường hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng như
tuyến Cam Lộ - La Sơn, cao
tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn
Yên Bái - Lào Cai).
Hiện nay, cơ quan chức năng
đã chỉ đạo khắc phục xong 77
mục, 21 mục đang thực hiện
và sẽ hoàn thành trong năm
2024, 34 mục còn lại chưa
thực hiện. Đặc biệt, sau khi
xảy ra một số vụ tai nạn giao
thông đặc biệt nghiêm trọng
(tuyến Cam Lộ - La Sơn, Nội
Bài - Lào Cai), Cục CSGT đã
thammưu Bộ Công an chỉ đạo
rà soát toàn bộ các kiến nghị
chưa được khắc phục và các
bất hợp lý phát sinh mới.
Kỳ vọng vào quy
chuẩn đường cao tốc
Cũng tại hội thảo, ông
Nguyễn Mạnh Thắng, Phó
Cục trưởng Cục Đường bộ,
đánh giá đề xuất chiếu sáng
trên toàn tuyến cao tốc là lãng
phí và không cần thiết. Theo
ông Thắng, qua nghiên cứu, rà
soát và kinh nghiệm từ nước
ngoài cho thấy việc chiếu sáng
trên cao tốc chỉ cần đảm bảo
theo tiêu chuẩn ở những vị trí
như trạm thu phí, nút giao…
Trước nhiều ý kiến về việc
xây dựng các tuyến cao tốc
phân kỳ, chưa đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn, ông Thắng
cho rằng phần lớn do nguồn
lực còn hạn chế, nguồn vốn
phân bổ chỉ đáp ứng khoảng
66% nhu cầu đầu tư trong giai
đoạn 2021-2025.
“Là đơn vị quản lý, chúng
tôi luôn muốn khai thác những
tuyến đường có sáu làn xe với
đầy đủ tiêu chuẩn như cao tốc
HàNội - Hải Phòng. Tuy nhiên,
nguồn lực còn hạn chế, chúng
ta buộc phải phân kỳ đầu tư
một số tuyến có lưu lượng
chưa cao và đi qua khu vực
có địa hình khó khăn” - ông
Thắng nói.
Đại diện Cục Đường bộViệt
Nam cho rằng việc đầu tư các
cao tốc hai làn xe không có
dải phân cách cứng gây nguy
cơ cao dẫn đến tai nạn; đồng
thời các cao tốc không có làn
dừng khẩn cấp liên tục sẽ
gây ùn tắc kéo dài khi xảy ra
sự cố. Trong quý I-2024, Bộ
GTVT sẽ ban hành quy chuẩn
về đường cao tốc.
“Khi có quy chuẩn này, chắc
chắn sẽ không còn cao tốc hai
làn xe nữa mà đầu tư tối thiểu
phải bốn làn xe” - ông Thắng
nói và cho biết cơ quan chức
năng sẽ bố trí nguồn lực sao
cho việc xây dựng các tuyến
đường cao tốc phải đảm bảo
hoàn thiện.
Tại hội thảo, Thượng tá Lê
Quang Hòa, Trưởng phòng
Hướng dẫn, điều khiển giao
thông và dẫn đoàn (Phòng 7,
Cục CSGT), cho rằng trước
hết lực lượng chức năng cần
hoàn thiện hệ thống pháp luật,
các quy chuẩn về đường cao
tốc. Tiếp theo, cần xây dựng
lộ trình cụ thể để khắc phục
tồn tại trên các tuyến cao tốc.
Nếu không thể khắc phục
được ngay thì phải đề nghị,
kiên quyết thực hiện việc hạ
cấp khai thác, phân luồng hạn
chế xe trên các tuyến cao tốc.
Bên cạnh đó, các cơ quan
chức năng cần lắp đặt hệ
thống giám sát, tăng cường
công tác phối hợp trong khảo
sát, khắc phục các điểm tồn
tại trên những tuyến cao tốc;
xử lý nghiêm đối với những
trường hợp chậm khắc phục
các tồn tại trong việc tổ chức
giao thông, là nguyên nhân
trực tiếp gây ra những vụ tai
nạn nghiêm trọng.•
ĐồngNai yêu cầuđẩynhanh tiếnđộ cao tốcBiênHòa - VũngTàuvàvànhđai 3
CầuNhơn
Trạch,
đoạnNhơn
Trạch -
Tân Vạn
thuộc dự
án đường
vành đai
3 TP.HCM.
Ảnh: VŨ
HỘI
Ngày 19-3, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản gửi sở,
ngành các địa phương về việc triển khai thực hiện chỉ đạo
của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan đến các công
trình, dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao
thông.
Cụ thể, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Ban quản lý
dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và hỗ trợ
tái định cư (TĐC) Đồng Nai, huyện Long Thành chịu trách
nhiệm đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, TĐC (khuyến
khích người dân TĐC tự nguyện), hoàn thành bàn giao toàn
bộ mặt bằng trước ngày 30-6.
Đối với đường vành đai 3 TP.HCM, yêu cầu UBND
huyện Nhơn Trạch khẩn trương hoàn thành công tác
GPMB, bàn giao 100% diện tích để thi công trước ngày 30-
6, trong đó đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn hoàn thành chậm
nhất trước ngày 31-3.
UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu Sở GTVT phối hợp chặt
chẽ với Sở GTVT TP.HCM trong quá trình triển khai đầu tư
tuyến đường vành đai 3 TP.HCM, bảo đảm hoàn thành các
dự án thành phần, đưa vào khai thác đồng bộ.
Trước đó, ngày 28-2, Văn phòng Chính phủ có thông báo
kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến
công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các
công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông.
Về đường vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng đã có kết luận
chỉ đạo, tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thành công tác
GPMB, bàn giao 100% diện tích để thi công dự án trước
ngày 30-6. Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT và các địa phương
phối hợp chặt chẽ trong quá trình đầu tư tuyến đường vành
đai 3 đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án thành phần đưa
vào khai thác đồng bộ.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đẩy nhanh thi công cầu
Nhơn Trạch thuộc dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, phấn đấu
hoàn thành vào dịp 30-4-2025 chào mừng 50 năm ngày
Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Thủ tướng yêu cầu
Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cử đoàn
công tác vào Đồng Nai làm việc trực tiếp hỗ trợ tỉnh Đồng
Nai và các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ công tác di dời các
đường điện cao thế.
Bộ TN&MT thành lập đoàn công tác do Thủ trưởng làm
trưởng đoàn vào Đồng Nai làm việc, trực tiếp hỗ trợ, hướng
dẫn Đồng Nai trong công tác GPMB dự án.
UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến
độ bồi thường, hỗ trợ TĐC, hoàn thành bàn giao mặt bằng
chậm nhất đến ngày 30-6.
VŨ HỘI