063-2024 - page 15

15
Góc nhìn
Thể thao -
Thứ Tư 27-3-2024
TổngBiêntập:
MAI NGỌC PHƯỚC
Phó Tổng Biên tập:
NGUYỄN ĐỨC HIỂN - NGUYỄN THÁI BÌNH
PhóTổngBiêntậpkiêmTổngThưkýTòasoạn:
ĐINHĐỨCTHỌ
Tòa soạn:
34 HoàngViệt, phường 4,
quậnTân Bình,TP.HCM
ĐT Tổngđài:
(028)39910101-39914701
Tiếpbạnđọc:
(028)39919613
Quảng cáo:
(028) 39914669 - 39919614
Fax: Văn phòng:
39914661 -
Tòa soạn:
39914663
Email:
Phòng phát hành:
(028) 38112421
Email:
Hotline:
0908.799.679 - 0937.510.759
Phát hành quamạng lưới Bưu điệnViệt Nam. Mã B131
Hotline:
1800.585855
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 2, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang, phường CốngVị, quận Ba Đình,
Hà Nội - ĐT: (024) 37623009 - Fax: (024) 37623010 - Email:
VănphòngđạidiệntạiĐàNẵng:
Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu,
TP Đà Nẵng - ĐT: (0236) 3751378 - Email:
Vănphòngđại diện tạiKhánhHòa:
46D Lê Đại Hành, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- ĐT: 0905290149 - Email:
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ:
Lầu 3, số 115 Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
TP Cần Thơ - Email:
Giấy phép
hoạt động báo chí
số 636/GP-BTTTT
ngày 28-12-2020 của BộTTTT.
Chế bản, in tại Xí nghiệp In
Nguyễn Minh Hoàng
HLV Troussier và các tuyển thủ Việt Namvẫn còn cảmột
hành trình sau hai trận gặp Indonesia. Ảnh: ANHTHỎA
VFF vàbài học bồi thường
choHLVngười Pháp
Cách đây 22 năm, VFF đã thất bại trong cuộc chiến pháp lý với HLV
Christian Letard khi đơn phương sa thải HLV người Pháp này
khiến phải bồi thường hợp đồng hơn 200.000 USD.
ĐĂNGHUY -ANHNHẬT
N
gay trước trận lượt về
tiếp Indonesia ở vòng
loại thứ hai World Cup
2026, một bộ phận giới hâm
mộ tuyển Việt Nam (VN)
không kiên nhẫn với HLV
Troussier đã không ngần
ngại kêu gọi VFF chấm dứt
hợp đồng với ông. Cần biết
hợp đồng của ông thầy người
Pháp có thời hạn đến tháng
7-2026 và việc đơn phương
sa thải ông không đơn giản
chút nào. VFF vẫn bình tĩnh
chưa trả lời và cũng chưa có
động tĩnh gì vì còn hai trận
đấu nữa với Iraq, Philippines
thì vòng loại thứ hai World
Cup 2026 mới khép lại. Và
cũng cần nhớmột lần với HLV
người Pháp đã cho bóng đá
VN một bài học lớn.
Bài học đắt giá
của VFF
Đầu năm 2002, VFF chọn
ký hợp đồng với ông Letard
có thời hạn hai năm, mục
tiêu là giúp đội tuyển U-23
VN đăng quang SEA Games
vào cuối năm 2003 tổ chức
trên sân nhà. Tuy nhiên, chỉ
cầmquân bốn tháng, ông thầy
người Pháp bị thanh lý hợp
đồng, buộc ông khởi kiện lên
tòa án FIFA đòi bồi thường.
Lý do VFF chấm dứt hợp
đồng với ông Letard trước
thời hạn là vì ông không đáp
ứng được kỳ vọng chuyên
môn và gây ảnh hưởng danh
tiếng của VFF sau thất bại ở
giải giao hữu LG Cup 2002.
Tháng 8-2002, VFF đề nghị
thanh toán ba tháng lương bồi
thường nhưng ông Letard từ
chối và quyết định kiện VFF
vì cho rằng việc sa thải ông
đã vi phạm các điều khoản
trong hợp đồng.
Tháng 10-2002, ông Letard
chính thức khiếu nại lên FIFA.
Dù ban đầu FIFA gửi thông
báo cho VFF chỉ cần bồi
thường khoảng 35.000 USD
nhưng ông Letard không chấp
nhận và tiếp tục đưa vụ việc
ra Tòa án Trọng tài thể thao
quốc tế (CAS). Gần hai năm
Thầy trò HLV
Troussier vẫn còn cả
một hành trình và
chưa đến thời hạn
thực hiện chỉ tiêu. Đó
là chưa kể đến cuối
nămnay mới góp
mặt tại ASEANCup.
sau, ngày 30-9-2004, CAS
phán quyết VFF thua kiện
và phải bồi thường 197.800
USD cùng 2.500 USD chi phí
phụ cho ông Letard (khoảng
3,150 tỉ đồng).
CAS khi ấy cũng cảnh báo
VFF nếu không bồi thường
cho HLV Letard trước ngày
10-1-2005, bóng đá VN sẽ
bị cấm thi đấu quốc tế trong
hai năm. Cuối cùngVFF phải
xin ngân sách để bồi thường
hơn 200.000 USD cho ông
thầy người Pháp. Tổng thư
ký VFF lúc đó là ông Phạm
Ngọc Viễn, người ký hợp
đồng với ông Letard, xin từ
chức dù người trong cuộc biết
lỗi chính không phải ở ông.
Việc ông từ chức vì sức ép
quá lớn của dư luận và cả vì
bị chỉ đạo phải từ chức. Vụ
việc này gây tổn hại lớn về vật
chất và danh tiếng của bóng
đá VN trên trường quốc tế.
Mức lương của HLV
Troussier và thời hạn
hợp đồng còn lại
Bóng đáHànQuốc vừa phải
bồi thường số tiền lớn cho
HLV Klinsmann, khoảng 8
triệu USD (hơn 187 tỉ đồng)
cho việc sa thải ông thầy người
Đức khi hợp đồng vẫn còn
hơn hai năm, bao gồm tiền
lương và các chi phí khác.
HLV Klinsmann cam kết
giúp tuyển Hàn Quốc giành
vé chơi vòng chung kết
World Cup 2026 nhưng sau
thất bại ở Asian Cup diễn
ra hồi tháng 1, ông bị mất
ghế. Điều này có nghĩa là
Hàn Quốc phải ngậm đắng
nuốt cay bồi thường đủ tiền
cho thầy ngoại vì không thể
kiên nhẫn bởi áp lực dữ dội
từ người hâm mộ, đồng thời
chấp nhận vi phạm hợp đồng
vì mục tiêu thỏa thuận với
HLV Klinsmann ở cúp thế
giới, không phải cúp châu Á.
Trường hợp của HLV
Troussier với bóng đá VN
gần giống với bài học ở Hàn
Quốc. Theo tiết lộ của Phó
Chủ tịch VFF Nguyễn Xuân
Vũ, ông thầy người Pháp có
đến hai mục tiêu là dẫn dắt
tuyển VN vô địch ASEAN
Cup (tên mới của AFF Cup
2024) và vượt qua vòng loại
thứ hai World Cup 2026.
Hiện tại, HLV Troussier
mới cùng học trò tham dự
trận đấu thứ tư ở cúp thế giới
và vẫn còn hai trận cuối vào
tháng 6 gặp lại Philippines,
Iraq. Nghĩa là thầy trò HLV
Troussier vẫn còn cả một
hành trình và chưa đến thời
hạn thực hiện chỉ tiêu. Đó là
chưa kể đến cuối năm nay
mới gópmặt tạiASEANCup.
Dù muốn hay không, VFF
vẫn phải chờ đợi cho đến sau
hai giải đấu quốc tế này mới
có thể nói chuyện hợp đồng
với HLVTroussier hoặc phải
có sự đồng thuận với nhau
về diễn biến phát sinh. Cần
biết ông Troussier vẫn còn
hợp đồng trong hai năm bốn
tháng nữa. Mức lương tháng
của HLV Troussier được
đồn đoán là cao hơn người
tiền nhiệm Park Hang-seo,
khoảng 60.000 USD/tháng,
nhân lên 28 tháng cộng thêm
các khoản phụ phí sẽ cho ra
con số khổng lồ.•
HLV Letard
đến với
bóng đá
Việt Nam
năm2002
và chỉ sau
bốn tháng
thì VFF
chấmdứt
hợp đồng
và bị kiện
bồi thường
lớn. Ảnh:
Tư liệu
Trợ lý HLV ngoại là cánh tay nối dài, nhất là trợ lý
người Việt cho HLV ngoại thì càng phải nhiều trách
nhiệm hơn khi là người kết nối và tư vấn cho thầy
ngoại về thực tế của bóng đá Việt Nam (VN) cũng như
cầu thủ VN cho HLV trưởng.
Hồi ông Weigang làm HLV trưởng đội tuyển VN,
HLV người Đức này thường xuyên phàn nàn về đội
ngũ trợ lý nội tại sao cứ là người được lãnh đạo
ngành thể thao ấn xuống và giám sát nhiều hơn là trợ
giúp? Sau này, sang các đời HLV ngoại khác như ông
Riedl hay HLV Falko Goetz, HLV Miura… thì có phần
thay đổi với những người có chuyên môn nhưng phần
đóng góp cũng có hạn do sự khác biệt về quan điểm.
Thời HLV Park Hang-seo thì khi có thành tích với
bóng đá VN rồi, HLV người Hàn Quốc này mới bắt
đầu đề xuất đội ngũ trợ lý riêng với sự phân công
nhiệm vụ rất chuyên nghiệp. Có thời điểm đội ngũ trợ
lý của ông Park lên đến gần 10 người và ai cũng có
vai trò đáng kể, đặc biệt là trợ lý Lee Young-jin giống
như một quân sư, một nhà phân tích chiến thuật rất
hiệu quả.
Nói về các trợ lý cho HLV ngoại không thể không
nhắc đến cố HLV Lê Thụy Hải, người từng là trợ lý
cho HLV Riedl. Ông Hải sau lần trở về với đội tuyển
từng trò chuyện với chúng tôi và nói thẳng: “Tôi không
thích làm trợ lý HLV trưởng đội tuyển, nếu làm thì tôi
thà làm HLV trưởng, chịu trách nhiệm tất cả hơn là
làm phó mà có khi lại đi xếp cọc, lo sân bãi cho cầu
thủ hơn là làm đúng việc của trợ lý”.
Ông Hải hồi đó còn cho chúng tôi biết rằng hồi ông
làm trợ lý cho ông Riedl, vì nể lãnh đạo TP Đà Nẵng,
nơi có đội bóng ông làm HLV trưởng lúc bấy giờ
nhưng sau lần “vâng lời” ấy, ông thấy hối hận: “Tôi
thú thật là phải miễn cưỡng lên đội tuyển và thời điểm
đó có chuyện không hay đã xảy ra với tuyển VN khi dự
SEA Games 2005 và người ta cứ lấy nguyên tắc này nọ
ra làm khó trợ lý, như kiểu các trợ lý phải là “vú em”
bên các cầu thủ”.
HLV Troussier thì ngoài các trợ lý người Việt còn
có hai trợ lý người nước ngoài là ông Mouley Lahsen,
người Morocco, phụ trách chuyên môn và ông Cedric,
người Pháp, phụ trách thể lực.
Xem đội tuyển VN thời ông Troussier thì thấy vai trò
của hai trợ lý này khá nhạt bởi không tư vấn hay phân
tích chuyên môn cho HLV trưởng kiểu ông Lee Young-
jin với HLV Park Hang-seo.
Những nhà chuyên môn khi xem đội VN gặt hái
nhiều thành tích thời HLV Park Hang-seo nói rằng
ngoài tài năng và sự may mắn của ông Park còn phải
kể đến dàn trợ lý rất am tường và sâu sắc giúp việc cho
thầy Park nhiều mặt, nhất là phân tích đối thủ và đưa
ra đấu pháp hợp lý cho từng đối thủ, từng trận đấu.
Cũng có người thắc mắc vì sao thời ông Troussier
không có nhiều trợ lý sát cánh và mỗi người mỗi việc
làm nên tập thể ban huấn luyện mạnh như thời ông
Park? Câu trả lời là lương cho ông Troussier đã đội
lên rất nhiều so với ông Park nên việc đáp ứng dàn trợ
lý cùng mức lương tương xứng là không thể.
Đó cũng là vấn đề mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.
DUY ÂN
Làmtrợ lý thầyngoại…
HLV
Troussier
và trợ lý.
Ảnh: VFF
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16
Powered by FlippingBook