9
KIÊNCƯỜNG
N
gày 25-3, Tổng Công ty
Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VN)
(VEC), chủ đầu tư dự án cao
tốc Bến Lức - Long Thành,
đã có thư gửi JICA (Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)
về việc chỉnh sửa hồ sơ mời
thầu gói thầu J3-1.
Điều chỉnh hồ sơ
mời thầu
“Trên thực tế, gói thầu J3-1
đã được mở thầu vào ngày
20-3 và đã không có nhà thầu
(Nhật Bản) nào nộp hồ sơ dự
thầu” - ông PhạmHồngQuang,
Tổng Giám đốc VEC, cho biết
trong thư gửi JICA.
Dự án cao
tốc Bến
Lức - Long
Thành cần
gấp rút
tháo gỡ khó
khăn để
đẩy nhanh
tiến độ thi
công.
Ảnh: HV
Thăng trầm gói thầu J3
Gói thầu J3 được khởi công vào năm 2015, do liên danh
SumitomoMitsui Construction Co., Ltd -Tổng Công ty Xây dựng
công trình giao thông 4 thi công, thời gian thực hiện hợp đồng
là 42 tháng. Do gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách, gói thầu
cầu Phước Khánh cũng như các gói thầu khác của cao tốc Bến
Lức - Long Thành đình trệ, kéo dài. Đến năm 2022, chủ đầu tư
đã thông báo chấm dứt hợp đồng với nhà thầu gói thầu này
khi khối lượng tổng thể đạt 80,70%.
Đến tháng 12-2023, VEC thông báomời thầu gói thầu J3-1 để
thực hiện các công việc còn lại của gói thầu J3, tuy nhiên đến
ngày 20-3 là thời hạn đóng mời thầu, VEC thực hiện mở thầu
thì không có nhà thầu Nhật Bản nào tham gia gói thầu này.
Cầu Phước Khánh bắc qua sông LòngTàu, nối huyện Cần Giờ
(TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Cầu có tổng chiều
dài 3.186m, chiều cao trụ cầu 135m. Khi hoàn thành, cầu Phước
Khánh sẽ là cầu có tĩnh không thông thuyền cao nhấtVN (55m).
Năm 2020, cơ quan chức năng phát hiện trong quá trình thi
công xây dựng, hai cầu Phước Khánh, Bình Khánh đã có hiện
tượng nứt xà mũ ở hơn 100 trụ cầu. Hiện tượng này xảy ra tại
gói thầu J2 và tại 16 khối K0 cầu dẫn của các gói thầu J1, J3 và
A3. Đến năm2021, sự cố kỹ thuật này được xác nhận xử lý xong,
đảm bảo an toàn khai thác.
Sáng 26-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên
họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ
trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và
các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Theo Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
cần đầu tư với tốc độ thiết kế là 350 km/giờ, vận tải hành
khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu; còn tuyến đường
sắt hiện hữu sẽ chuyển sang phục vụ vận tải hàng hóa. Thời
gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với Tổng cục Thống kê
(Bộ KH&ĐT) đánh giá tác động của dự án đến nền kinh tế,
qua đó cho thấy dự án có thể đóng góp khoảng 1 điểm %
tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025-2037. Bộ
GTVT và các cơ quan liên quan cũng đã rà soát, cập nhật
hoàn thiện phương án huy động nguồn vốn, đánh giá tác
động nợ công; đề án phát triển nguồn nhân lực; định hướng
phát triển công nghiệp đường sắt…
Khác với đề xuất của Bộ GTVT là phát triển tuyến đường
sắt mới để chở khách, GS-TS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ
trưởng Bộ GTVT, cho rằng ngoài mục tiêu vận tải hành
khách, tuyến đường sắt tốc độ cao phải tăng thị phần vận tải
hàng hóa đường dài, có như vậy mới giảm chi phí logistics.
Đặc biệt, các tuyến đường sắt trong nước “dứt khoát phải
liên thông với các tuyến đường sắt quốc tế”.
“Mặc dù vận tải đường thủy nội địa, đường biển có ưu thế
về chi phí nhưng thời gian kéo dài, bốc dỡ nhiều lần. Đây là
cơ hội rất lớn để ngành đường sắt tăng thị phần vận tải hàng
hóa đường dài, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh
tế” - GS-TS Lã Ngọc Khuê phân tích.
Thêm vào đó, ông Khuê cho rằng Việt Nam chưa làm chủ
công nghệ đường sắt tốc độ cao. Nếu lựa chọn tốc độ 350
km/giờ thì sự phụ thuộc của nước ta vào đối tác nước ngoài
sẽ còn lớn hơn nhiều, không chỉ trong xây dựng triển khai
dự án mà còn trong suốt vòng đời vận hành dự án về sau.
Sự thua lỗ cùng với những hệ lụy nặng nề đối với kinh tế -
xã hội là không thể lường hết được.
Đồng tình với ý kiến này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng
trong tương lai, việc đánh thuế carbon sẽ làm chi phí vận
tải đường bộ, đường thủy, hàng không tăng mạnh, trong khi
đây sẽ là ưu thế của vận tải đường sắt chặng dài.
Ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Phó
Thủ tướng nhấn mạnh một quốc gia công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cần phát triển đường sắt tốc độ cao để giảm chi phí
logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay. Bộ GTVT cần tiếp
thu, giải trình, làm rõ các ý kiến được nêu tại phiên họp,
hoàn thiện phương án đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ
cao bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy chuẩn, tiêu chuẩn
từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều
hành…“Phải giữ lại các nhà ga trung tâm ở các đô thị lớn
mang tính biểu tượng, đồng thời bảo đảm hành lang an toàn
bằng cách kết hợp với tuyến đi trên cao, đi ngầm” - Phó
Thủ tướng lưu ý.
VIẾT LONG
Phó Thủ tướng TrầnHồngHà chủ trì phiên họp thứ hai
bàn về phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Ảnh: VGP
Làmrõđường sắt tốc độ cao có chởđược kháchvàhàngkhông?
“Trên thực tế, gói
thầu J3-1 đã được
mở thầu vào ngày
20-3 và đã không có
nhà thầu (Nhật Bản)
nào nộp hồ sơ dự
thầu” - ông Phạm
Hồng Quang, Tổng
Giám đốc VEC, cho
biết trong thư gửi
JICA.
Tháo gỡ khó khăn cho
gói thầu J3-1 cao tốc
Bến Lức - Long Thành
Do không có nhà thầuNhật Bản thamgia gói thầu J3-1 nên
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Namđề xuất
bổ sung nhà thầu Việt Nam thamgia gói thầu này.
Trong thời gian hoàn thiện
các thủ tục trong nước, để đảm
bảo gói thầu được triển khai
đúng tiến độ được phê duyệt
là quý II-2025, VEC kiến nghị
JICAxem xét phê duyệt trước
hồ sơ mời thầu đã chỉnh sửa
quy định về quốc tịch nhà thầu.
VEC đề xuất bổ sung tiểu mục
vào chương V: Quốc gia hợp
lệ của khoản vay ODA Nhật
Bản và Phụ lục phần B - điều
khoản cụ thể hợp đồng.
Cụ thể, bổ sung quốc tịch đủ
điều kiện của nhà cung cấp và/
hoặc nhà thầu như sau: Nhật
Bản và/hoặc nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa VN đối với nhà
thầu chính, tất cả quốc gia và
khu vực trong trường hợp nhà
thầu phụ. Đối với hợp đồng liên
quan trên, trong trường hợp nhà
thầu chính là liên danh thì liên
danh đó phải thỏa mãn điều
kiện có quốc tịch của các đối
tác là Nhật Bản và/hoặc nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN.
Ngoài ra, nhà cung cấp và/
hoặc nhà thầu đó phải là công
dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩaVNhoặc pháp nhân được
thành lập và đăng ký tại nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩaVN
và có cơ sở vật chất phù hợp để
sản xuất hoặc cung cấp hàng
hóa và dịch vụ trong nước hoặc
khu vực và thực sự tiến hành
hoạt động kinh doanh ở đó.
Trước đó, ngày 20-3, Bộ Tài
chínhcũngcóthưgửiĐạisứquán
Nhật Bản tại VN nêu vấn đề về
gói thầu này rằng dù có nhiều
nhà thầu trongnướcđủnăng lực,
kinh nghiệm quan tâm đến gói
thầu J3-1 nhưng nhà thầu trong
nước không đảm bảo điều kiện
hợp lệ về quốc tịchNhật Bản để
tham gia gói thầu này theo quy
định của phía Nhật Bản.
“Dođó,đểtháogỡvướngmắc
về đấu thầu của dự án, trên cơ
sở đề xuất của Bộ GTVT, Bộ
Tài chính VN đề nghị Đại sứ
quán Nhật Bản tại VN nghiên
cứu, xem xét sửa đổi quy định
về quốc tịch nhà thầu hợp lệ
đối với nhà thầu chính của dự
án là Nhật Bản và/hoặc VN và
sẽ được quy định cụ thể tại thỏa
thuận vay giữa Chính phủ VN
và JICA” - văn bản của Bộ Tài
chính nêu.
Tiếp tục đẩy tiến độ
gói thầu J3-1
Gói thầu J3 có tổng chiều dài
gần 3,2 km, gồm cầu Phước
Khánh và cầu cạn qua huyện
Cần Giờ, TP.HCM và huyện
Nhơn Trạch, Đồng Nai. Gói
thầu J3 được khởi công vào
năm 2015.
Gói thầu J3-1, thi công
phần khối lượng còn lại của
gói thầu J3 (khoảng gần 20%
khối lượng còn lại), trong đó
thi công phần còn lại của cầu
Phước Khánh như phần dầm
chủ, bản mặt cầu và hệ cáp
văng (từ khối K1), bê tông
nhựa, hệ thống chiếu sáng,
lan can, dải phân cách, hệ
thống thoát nước cầu chính.
“Hiện công tác giải phóng
mặt bằng của dự án đã hoàn
tất, dự kiến việc thi công cầu
Phước Khánh sẽ hoàn thành
sau 17 tháng (khi đã chọn
được nhà thầu)” - đại diện
VEC trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
.
Theo đại diện VEC, đến
nay tổng khối lượng các
khối thầu của dự án cao tốc
Bến Lức - Long Thành đã
đạt khoảng 80%. Trong đó,
đoạn phía tây sử dụng vốn
vay ADB (Ngân hàng Phát
triển châu Á), gói thầu A2-1
và A3 đã hoàn thành và đang
thực hiện các thủ tục nghiệm
thu, bàn giao. Gói thầuA1-1,
nhà thầu đã bắt đầu triển khai
thi công khối lượng công việc
còn lại của gói thầu A1. Gói
thầuA2-2 vàA4, VEC đã phát
hành hồ sơ mời thầu để lựa
chọn nhà thầu thi công khối
lượng còn lại.
Đối với đoạn JICA tài trợ,
gói thầu J2 hiện đã hoàn thành.
Gói thầu J1, nhà thầu đã triển
khai đốt K1 nhịp cầu chính
của cầu dây văng Bình Khánh
và tiếp tục triển khai đốt K2
cũng như các hạngmục còn lại
của cầu dẫn. Dự kiến VEC sẽ
đưa một phần tuyến vào khai
thác trước tháng 10 năm nay
và thông xe toàn tuyến trong
năm 2025.•