063-2024 - page 6

6
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư27-3-2024
Ngày 26-3, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xét xử phúc
thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự và vi phạm quy định về hoạt động
ngân hàng (NH), hoạt động khác liên quan đến hoạt
động NH xảy ra tại ba NH: Quốc dân (NCB), TMCP
Việt Á (VietABank) và TMCP Đại chúng Việt Nam
(PVcomBank).
Trong vụ án này, bị cáo chính Nguyễn Thị Hà Thành
cùng 12 bị cáo khác kháng cáo. Ba NH là bị hại cũng có
đơn kháng cáo đề nghị xem xét phần dân sự.
Ngoài ra, bốn cá nhân gửi tiết kiệm tại ba NH trên
không được tòa sơ thẩm tuyên trả lại các sổ tiết kiệm có
giá trị hàng trăm tỉ đồng cũng có đơn kháng cáo về phần
dân sự.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Hà Thành thừa nhận các hành
vi phạm tội như trước đó đã bị quy kết. Bị cáo đã có hành
vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của ba NH và năm
cá nhân.
Bị cáo Hà Thành trình bày hoàn cảnh khó khăn, bản
thân bị nhiều bệnh nặng, phải nuôi dưỡng mẹ già và con
nhỏ. Bị cáo nói mức án chung thân đối với bị cáo là quá
nặng, do đó bị cáo mong được giảm nhẹ.
Bị cáo Hà Thành bị buộc khắc phục hậu quả 433 tỉ đồng
đã gây ra. Đến nay, bị cáo không có khả năng khắc phục
do đã sử dụng tiền để trả lãi vay ngoài, tất toán các khoản
vay khác tại NH và mua cổ phần hoặc chi tiêu cá nhân.
Theo bản án sơ thẩm, do kinh doanh thua lỗ, Hà Thành
nợ khoảng 80 tỉ đồng. Giai đoạn 2016-2018, Hà Thành
dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả
cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách
hàng VIP của các NH.
Các cựu cán bộ của ba NH trên đã giúp Hà Thành hợp
thức hóa hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định; bỏ
qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài
sản bảo đảm, lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo,
chưa qua thẩm định... qua đó, giúp Hà Thành vay tiền
bằng tài sản của người khác.
Bản án sơ thẩm quy kết các bị cáo nguyên là nhân viên
PVcomBank đã tạo điều kiện cho Hà Thành chiếm đoạt
tiền; một số bị cáo là cựu nhân viên của NH đã giúp sức,
đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Hà Thành.
Tổng cộng, bị cáo Hà Thành đã gây ra 27 vụ lừa đảo,
chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỉ đồng, trong đó chiếm
đoạt của NCB 47,5 tỉ đồng, PVcomBank 49,4 tỉ đồng,
Việt Á hơn 273 tỉ đồng và của bốn cá nhân khác 63 tỉ
đồng.
BÙI TRANG
Bị cáoHà
Thành
(giữa)
và các bị
cáo khác
tại phiên
tòa phúc
thẩm.
Ảnh: THU
TRANG
Nữbị cáoHàThànhxingiảmándùkhôngkhắc phục hậuquả
Năm cái lợi nếu tổ chức
tòa án theo cấp xét xử
ĐBLêThanhVân (đoànCàMau) cho
rằng nếu tổ chức tòa án theo cấp xét
xử kết hợp với khu vực sẽ đạt được
năm lợi ích.
Thứnhất,tăngđượchiệuquả,chuyên
môn hóa được hoạt động của ngành
tòa án; bảo đảmđược tính nhất quán
trong hoạt động.
Thứ hai, tiện lợi cho người dân vì
địa hạt gần gũi, người dân tham gia
tố tụng, tiếp xúc gần gũi hơn với cán
bộ tòa án.
Thứ ba, phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Thứ tư, bảo đảm tính minh bạch,
khi tòa án tổ chức theo khu vực thì cự
ly địa lý gần, việc người dân thamgia
giám sát sẽ minh bạch hơn.
Thứ năm, tránh được quan hệ hành
chính rất dễ tác động đến tính độc
lập của tòa.
2 quan điểm
của đại biểu
Quốc hội về
việc đổi tên
tòa án
Nhiều đại biểu cho rằng sự thay đổi tên
gọi tòa án không tạo ra những chuyển
biến khác biệt trong xét xử; tuy nhiên,
nhiều đại biểu khác thì cho rằng việc đổi
tên sẽ mang lại nhiều lợi ích.
ĐỨCMINH
S
áng 26-3, tại hội nghị đại biểu
(ĐB) Quốc hội hoạt động
chuyên trách, các ĐB cho ý
kiến về dự án Luật Tổ chức TAND
(sửa đổi).
Nội dung được nhiều ĐB quan
tâm liên quan đến tổ chức TAND.
Hiện dự thảo đang thể hiện hai
phương án. Phương án 1: Giữnguyên
quy định hiện hành về TAND cấp
tỉnh, TAND cấp huyện. Phương án
2: Đổi mới TAND cấp tỉnh thành
TANDphúc thẩm, TAND cấp huyện
thành TAND sơ thẩm.
Đổi tên gọi thì phải sửa
nhiều luật
Nêu ý kiến trong phần phát biểu
buổi sáng, ĐB Hoàng Thị Thanh
Thúy (đoànTâyNinh) ủnghộphương
án giữ nguyên như quy định hiện
hành bởi tòa án đang tổ chức theo
mô hình bốn cấp, đây là mô hình
kết hợp giữa mô hình tổ chức theo
đơn vị hành chính lãnh thổ và mô
hình tổ chức theo cấp xét xử.
“Phương án đổi tên gọi như dự
thảo chỉ là vấn đề hình thức, chứ
“Theo phương án 2 sẽ
tăng thẩm quyền xét xử
sơ thẩm các loại vụ việc
cho TAND sơ thẩm;
từng bước hạn chế thẩm
quyền xét xử của tòa
phúc thẩm đối với các
việc sơ thẩm.”
Đại biểu
Đỗ Đức Hiển
(đoàn TP.HCM)
Chánh án TAND
Tối caoNguyễn
Hòa Bình. Ảnh:
PHẠMTHẮNG
Cần bước đi hợp lý
Giải trình thêm ở cuối hội nghị, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa
Bình cho biết tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không có nước nào tổ
chức tòa án cấp tỉnh, cấp huyện cả vì đây là“thẩmquyền quốc gia, quyền
lực quốc gia”.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hòa Bình cũng không đồng tình với ý kiến của
một số ĐB cho rằng “chỉ đổi tên, không đổi thẩm quyền”.
“Thực tế đã đổi tên, đổi thẩmquyền nhưng việc đổi thẩmquyền sẽ còn
nhiều hơn nữa khi sửa các luật tố tụng và các phân cấp của tòa án” - ông
Bình khẳng định.
Theo người đứng đầu ngành tòa án, chúng ta đã tiếnmột bước là phân
công cho tòa cấp huyện xử đến 15 năm nhưng thực tế trình độ hiện nay,
tòa cấp huyện thậm chí có thể xử đến án chung thân, tử hình; xử được
cả các vụ án có yếu tố nước ngoài.
Ông Bình cũng nhìn nhận rằng việc thay đổi cần có bước đi hợp lý.
không thay đổi về nội dung và
phương thức. Vì vậy, chưa đáp ứng
được yêu cầu về bảo đảm tính độc
lập của tòa án theo thẩm quyền xét
xử” - ĐB Thúy nói.
Ngoài ra, ĐB Thúy cũng cho
rằng việc đổi tên gọi sẽ dẫn tới việc
không tương thích với tổ chức các
cơ quan tư pháp ở địa phương như
cơ quan điều tra, VKS…Từ đó dẫn
tới phải sửa đổi, bổ sung nhiều đạo
luật liên quan, nhất là các luật liên
quan đến lĩnh vực tư pháp; đồng
thời phát sinh chi phí như con dấu,
biển hiệu, giấy tờ…
ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn
Hải Dương) cho rằng dù tên gọi tòa
án cấp tỉnh, cấp huyện gắn với đơn
vị hành chính địa phương nhưng hoạt
động của tòa án vẫn độc lập với bộ
máy chính quyền địa phương. Cơ
cấu tổ chức vẫn thuộc sự quản lý,
chỉ đạo, hướng dẫn của TAND Tối
cao; công tác điều động, bổ nhiệm,
luân chuyển cán bộ được thực hiện
theo ngành dọcmà không chịu sự chi
phối của chính quyền địa phương.
“Hệ thống tòa án hiện nay hoạt
động ổn định, hiệu quả và có sự
thống nhất giữa các văn bản có liên
quan trong hệ thống pháp luật” - ĐB
Nga cho hay.
Nói về phương án 2, ĐB Nga
cho rằng sự thay đổi này “không
cần thiết”, việc đổi mới này không
tạo ra những chuyển biến khác biệt
trong công tác xét xử.
Chuyên môn hóa,
giải quyết vụ việc đặc thù
Chiều cùng ngày, phát biểu tại
hội nghị, nhiều ĐB lại thể hiện sự
ủng hộ phương án đổi mới TAND
cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm,
TAND cấp huyện thành TAND sơ
thẩm (phương án 2).
ĐBĐỗĐức Hiển (đoànTP.HCM)
đánh giá theo phương án 2 thì không
đơn thuần chỉ là việc đổi tên tòa án
cấp tỉnh, cấp huyện. Quy định đổi
mới tòa án cấp tỉnh, cấp huyện theo
thẩm quyền xét xử phù hợp với chủ
trương của Đảng tại Nghị quyết 27
và Nghị quyết 49.
Đây cũng làmột giải pháp bảo đảm
nâng cao nhận thức về tổ chức, hoạt
động của tòa án trong mối quan hệ
với nguyên tắc “thẩm phán xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
đã được ghi nhận trong Hiến pháp;
đồng thời khắc phục cách hiểu tòa
án là quan hệ hành chính.
“Phạm vi điều chỉnh của Luật
Tổ chức TAND quy định tổ chức
bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của
tòa án; còn thẩm quyền xét xử của
tòa án sẽ được quy định trong các
luật về tố tụng. Do đó, việc đổi mới
tòa án theo hướng trên sẽ là tiền đề
để thời gian tới TAND Tối cao tiếp
tục nghiên cứu, tiếp tục đề xuất sửa
đổi, bổ sung các luật về tố tụng theo
hướng tăng thẩm quyền xét xử sơ
thẩm các loại vụ việc cho TAND sơ
thẩm; từng bước hạn chế thẩmquyền
xét xử của tòa phúc thẩm đối với
các việc sơ thẩm” - ĐB Hiển nói.
Ngoài ra, ông Hiển cho rằng cách
quy định này cũng tạo điều kiện để
phát huy tính chuyên môn hóa trong
cách giải quyết các vụ việc mang
tính chất đặc thù như hành chính,
phá sản, sở hữu trí tuệ…•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook