063-2024 - page 3

3
Ngày 25-3 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
đã đồng chủ trì Đối thoại cấp bộ trưởng Ngoại giao Việt
Nam - Mỹ lần thứ nhất. Đây cũng là cuộc đối thoại cấp bộ
trưởng đầu tiên giữa Việt Nam và Mỹ kể từ khi hai nước
xác lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Tại buổi đối thoại, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng
định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
với Việt Nam, ủng hộ một Việt Nam mạnh, độc lập, tự
cường, thịnh vượng, tiếp tục đổi mới, mở rộng hội nhập
quốc tế, đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng trong
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu
vực cũng như trên trường quốc tế.
Ông Blinken cũng nhấn mạnh cam kết của Mỹ về triển
khai khuôn khổ quan hệ mới và các thỏa thuận của lãnh
đạo cấp cao hai nước. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhất trí
với Ngoại trưởng Antony Blinken về ý nghĩa của cơ chế
đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao hai nước.
Bộ trưởng khẳng định Mỹ là đối tác có tầm quan trọng
chiến lược của Việt Nam, nhấn mạnh việc nâng cấp quan
hệ hai nước là quyết định đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến
lược của lãnh đạo cấp cao hai nước và nỗ lực tăng cường
hợp tác song phương, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai
nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển
ở khu vực. Bộ trưởng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng
Mỹ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày
càng hiệu quả, thực chất, ổn định, đồng thời mở rộng không
gian hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony
Blinken đã điểm lại những bước tiến trong quan hệ hai
nước, rà soát các nội dung hợp tác được triển khai kể từ
khi quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được xác lập từ
tháng 9-2023.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởngAntony Blinken
cũng thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa
quan hệ hai nước. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng
Antony Blinken thống nhất việc phát huy cơ chế đối thoại cấp
bộ trưởng Ngoại giao nhằm tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa
hai Bộ Ngoại giao trong triển khai các thỏa thuận cấp cao; thực
hiện hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có. Trong
đó có cơ chế đối thoại về chính trị - an ninh - quốc phòng, đối
thoại chính sách quốc phòng, đối thoại nhân quyền; nhất trí
tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm hai
nước bình thường hóa quan hệ trong năm 2025…
Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bùi
Thanh Sơn đã có cuộc gặp với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Jake Sullivan, làm việc với Tổng Giám đốc Cơ quan Phát
triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power…
PV
định ngân sách.
Nêu ý kiến, ĐBHoàngVăn
Cường (đoàn Hà Nội) đồng
tình với hướng quy định của
dự thảo.VịĐBQHnàyđề nghị
quy định tổng quỹ lương của
Hà Nội được xác định bằng
tổng định mức biên chế bình
quân chung của cả nước.
“Số biên chế thực tế của Hà
Nội thấp, chỉ bằng 1/2 mức
bình quân chung. Do vậy,
phần còn lại của quỹ lương
dôi dư do số lượng biên chế
thực tế thấp chính là quỹ lương
tăng thêm của Hà Nội” - ông
Cường nói. Từ đó, ôngCường
cho rằng nếu càng tiết kiệm,
sử dụng ít biên chế thì quỹ
lương tăng thêm càng nhiều
và mức thu nhập tăng thêm
của mỗi người càng cao.
Ông Cường cũng đề nghị
mức thu nhập của từng cá
nhân không bị giới hạn, mà
chỉ giới hạn tổng quỹ lương
tăng thêm.
Làm rõ khái niệm về
TP thuộc thủ đô
Một nội dung đáng chú ý
khác là dự thảo luật quy định
chính quyền địa phương ở TP
Hà Nội, huyện, quận, thị xã,
TP thuộc TP, xã/thị trấn là
cấp chính quyền địa phương
gồm HĐND và UBND. Tuy
nhiên, dự thảo không quy định
riêng về TP thuộc TP, mà quy
định chung trong chương về
tổ chức chính quyền đô thị
chung với quận, thị xã.
ĐBHoàngVăn Cường cho
rằng dù TP thuộc Thủ đô Hà
Nội là đơn vị hành chính cấp 2
như quận, huyện nhưng chức
năng, vai trò quản lý hoàn
toàn khác so với quận, huyện.
“Cần phải có khái niệm
về TP thuộc thủ đô và giao
quyền cho HĐNDTPHà Nội
quy định các quyền năng và
chính sách đặc thù, vượt trội
củaTP thuộc thủ đô so với các
quy định chung với các quận,
huyệnkhác” - theoôngCường.
Báo cáo tại phiên họp, Chủ
nhiệmỦybanPháp luậtHoàng
ThanhTùng cho hay quy định
về tổ chức bộ máy thể hiện sự
phân quyền mạnh mẽ cho Hà
Nội, giúp chính quyềnTPchủ
động hơn về tổ chức bộ máy,
biên chế để có thể đảm đương
hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết
sức đặc thù là thủ đô.
Thường trực Ủy ban Pháp
luật và Hà Nội đề nghị chỉnh
lý dự thảo luật theo hướng giao
HĐND TP quy định tiêu chí
thành lập và quyết định việc
thành lập, tổchức lại, giải thểcơ
quanchuyênmôn, tổchứchành
chính khác thuộc UBND TP.
HĐND TP cũng quy định
ĐỨCMINH
N
gày26-3, tạiHội nghị đại
biểuQuốc hội (ĐBQH)
hoạt động chuyên trách
lần thứ năm, các đại biểu cho
ý kiến về dự án Luật Thủ đô
(sửa đổi).
Càng tiết kiệm,
mức thu nhập tăng
thêm của công chức
càng cao
Một trong những nội dung
được quan tâmnhiều liên quan
đến quy định về tăng lương
cho cán bộ, công chức, viên
chức (gọi chung là cán bộ)
của Hà Nội.
Theo dự thảo, cán bộTPHà
Nội được hưởng thu nhập tăng
thêmcăncứ theonăng lực, hiệu
quả công việc. HĐNDTPHà
Nội quyết định sử dụng nguồn
tăng thu và nguồn cải cách tiền
lương còn dư để thực hiện chế
độ chi thu nhập tăng thêm cho
cán bộ theo quy định. Tổng
mức chi không vượt quá 0,8
lần quỹ lương cơ bản.
Ngoài ra, dự luật cũng quy
định HĐND TP Hà Nội quy
định sử dụng nguồn cải cách
tiền lương còn dư của ngân
sách TP và cho phép ngân
sách cấp dưới sử dụng nguồn
cải cách tiền lương còn dư để
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội thuộc nhiệm
vụ chi của các cấp ngân sách
địa phương, thực hiện chi thu
nhập tăng thêm cho cán bộ
và các chính sách an sinh xã
hội sau khi đã bảo đảm đủ
nguồn để thực hiện cải cách
tiền lương cho cả thời kỳ ổn
Đại biểuQuốchội PhạmVănHòa
(trái)
vàHoàngVănCườngnêugópý vềdựánLuật Thủđô (sửađổi).
Ảnh: QH
Đại biểu đề nghị không giới hạn
thu nhập của từng cán bộ Hà Nội
Đại biểuQuốc hội đề nghị quy định tổng quỹ lương của Hà Nội được xác định bằng tổng địnhmức biên chế
bình quân chung của cả nước.
Đối thoại cấpbộ trưởngNgoại giaoViệtNam-Mỹ lần thứnhất
Dự kiến có 10 luật được thông qua
tại kỳ họp thứ 7
Phát biểu khai mạc hội nghị trước đó, Chủ tịchQHVương
Đình Huệ cho hay từ đầu nhiệmkỳ đến nay có bốn hội nghị
ĐBQH hoạt động chuyên trách được tổ chức. Các ĐB đã
đóng góp 323 lượt ý kiến đối với 25 dự án luật và một dự
thảo nghị quyết...
Trong tám dự án luật được đưa ra thảo luận, cho ý kiến
lần này thì có những dự án luật có nhiều chính sách, cơ chế
đặc thù, vượt trội, khác với các quy định của luật hiện hành.
Ông Vương Đình Huệ cũng cho biết tại kỳ họp thứ bảy
tới, chương trình xây dựng pháp luật rất nặng. Dự kiến có
10 dự án luật trìnhQH xemxét thông qua, cho ý kiến đối với
10 dự án luật khác và số lượng lớn các dự thảo nghị quyết.
“Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần này có ý
nghĩa rất quan trọng đối với tám dự án luật được trình và
đối với việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của kỳ họp nói
chung” - ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Cần có khái niệm
về TP thuộc thủ đô
và giao quyền cho
HĐND TP Hà Nội
quy định các quyền
năng và chính sách
đặc thù, vượt trội
của TP thuộc thủ đô.
Thời sự -
Thứ Tư 27-3-2024
Bộ trưởng BộNgoại giao Bùi Thanh Sơn vàNgoại trưởngMỹ
Antony Blinken tại Đối thoại cấp bộ trưởngNgoại giao
Việt Nam- Mỹ lần thứ nhất. Ảnh: VOV
tổ chức, khung số lượng, tiêu
chí thành lập cơ quan chuyên
môn, tổ chức hành chính khác
thuộc UBNDhuyện, quận, thị
xã, TP thuộc TP để bảo đảm
tính chủđộng, kịp thời đápứng
yêu cầu quản lý nhà nước trên
địa bàn theo từng thời kỳ…
ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn
ĐồngTháp) cho rằng việc cho
phép HĐNDTP thành lập cơ
quan chuyên môn là cần thiết
nhưng phải có khung tối đa
về cơ quan chuyên môn của
Hà Nội là bao nhiêu. Tương
tự, cấp quận cũng có khung
cơ quan chuyên môn tối đa
là bao nhiêu.
Còn theoĐBLêThanhVân
(đoàn Cà Mau), cần bổ sung
một điều về tổ chức các cơ
quan chuyên môn của UBND
như ý kiến của ĐB PhạmVăn
Hòa. Theo ông, với đặc điểm
đặc thù của Hà Nội, cần trao
cho TP quyền tự tổ chức cơ
quan chuyên môn. Bên cạnh
khung cứng Chính phủ quy
định, cho phépHàNội tổ chức
cơ quan chuyên môn phù hợp
điều kiện, đặc điểm của mình.
Cụ thể, một số cơ quan cần
áp dụng “cứng” phải theo quy
định của Chính phủ như công
an, quân đội, nội vụ, tư pháp,
mang tínhchuyênchính; còncơ
quan liênquanxãhội, giáodục,
y tế thì giao choTPquyết định
theo tiêu chí của Chính phủ.•
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook