066-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Bảy30-3-2024
Ngày 29-3, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo
Lê Thị Vũ (sinh năm 1987, ở phường 3, quận Gò Vấp,
TP.HCM) mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Vụ án này từng được
TAND TP Hà Nội đưa
ra xét xử vào ngày
26-5-2023. Tại phiên
tòa lần đó, có hai công
dân nộp đơn và tài liệu,
chứng cứ thể hiện bản
thân bị cáo Lê Thị Vũ
chiếm đoạt tiền. Do đó,
tòa án đã trả hồ sơ để
điều tra bổ sung.
Kết quả điều tra bổ
sung xác định từ năm
2020 đến 2021, Vũ đã
lợi dụng lòng tin, mối
quan hệ quen biết với
các chị Ngô Thị Phương
D, Lê Thị Thu H và Nguyễn Thị Hồng Ng để chiếm đoạt
tiền.
Vũ đưa thông tin gian dối về việc đầu tư vé máy bay
“giải cứu, hồi hương” đưa công dân ở các nước đang có
dịch COVID-19 về Việt Nam có lợi nhuận cao, đầu tư
vé máy bay hồi hương từ châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan) với giá mỗi vé là 70 triệu đồng. Thời gian
đầu tư 1-3 tuần sẽ có lợi nhuận 4-8 triệu đồng/vé.
Đối với vé giải cứu, hồi hương từ châu Âu, Mỹ và
Úc về Việt Nam có giá 175 triệu đồng/vé, lợi nhuận là
10-32 triệu đồng/vé.
Bằng phương thức trên, Vũ đã chiếm đoạt của sáu
bị hại với số tiền hơn 51,7 tỉ đồng. Trong đó, Vũ đã
lừa bạn học của mình là chị Ngô Thị Phương D (ở
TP.HCM, bạn học đại học với Vũ). Chị D tin tưởng Vũ
nên chi hơn 200 tỉ đồng đầu tư và bị Vũ chiếm đoạt hơn
23,3 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, khoảng đầu năm 2016, Vũ nói với
chị D về việc Công ty Cổ phần VE24H.VN do Vũ làm
giám đốc kinh doanh vé máy bay. Vũ rủ chị D đầu tư
với lợi nhuận 3%/tháng. Từ năm 2016 đến 2021, chị D
đã chuyển cho Vũ tổng cộng 28,9 tỉ đồng.
Đến tháng 4-2021, Vũ trao đổi với chị D về việc đầu
tư vé máy bay “giải cứu, hồi hương” nên chị D tiếp tục
chuyển hơn 232 tỉ đồng cho Vũ. Vũ đã trả lại cho chị D
hơn 166,8 tỉ đồng tiền đầu tư và hơn 42,4 tỉ đồng tiền
lợi nhuận. Hiện chị D yêu cầu Vũ phải trả hơn 23,3 tỉ
đồng và xử lý theo quy định pháp luật.
Bị cáo Vũ còn lừa một bạn học khác là chị Lê Thị
Thu H (ở Thái Nguyên), chiếm đoạt của chị H hơn 7,2
tỉ đồng theo cách tương tự.
Một nạn nhân khác là chị Hoàng Thị L (ở Hà Nội), bị
cáo Vũ quen biết với chị L qua các mối quan hệ xã hội.
Đến giữa năm 2021, Vũ cần tiền trả nợ và chi tiêu cá
nhân nên mời chào chị L tham gia đầu tư vé máy bay
“giải cứu, hồi hương”. Vì tin tưởng Vũ, chị L đã huy
động vốn từ hai cá nhân khác để chuyển cho Vũ đầu tư.
Tổng số tiền chị L đã chuyển cho Vũ là hơn 38 tỉ đồng,
Vũ đã chuyển lại cho chị L một phần của số tiền trên và
còn chiếm đoạt hơn 18 tỉ đồng của chị L và hai người
khác.
BÙI TRANG
Cựu cán
bộ công an
buôn lậu xin
chuyển từ
phạt tù sang
phạt tiền
Bị cáo Võ VănĐông (cựu cán bộ
Đội chống buôn lậu - PC03) thừa nhận
hành vi phạm tội và xin chuyển từ hình
phạt bảy năm tù thành hình phạt tiền.
SONGMAI
N
gày 29-3, TAND Cấp cao tại
TP.HCM mở phiên xét xử
phúc thẩm cựu cán bộ Đội
chống buôn lậu - PC03, Công an
TP.HCM và các đồng phạm trong
vụ án buôn lậu.
Buôn lậu hàng ngàn
container máy móc cũ
Phiên tòa được mở do có kháng
cáo của các bị cáo, trong đó có bị
cáo Võ Văn Đông (cựu cán bộ Đội
chống buôn lậu - PC03). Cạnh đó,
VKSNDTP.HCMcũng kháng nghị,
đề nghị cấp phúc thẩm không áp
dụng hình phạt tiền với năm bị cáo
và tăng hình phạt đối với tám bị cáo.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện
VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã
rút một phần kháng nghị không áp
dụng hình phạt tiền 1,5 tỉ đồng đối
với bị cáo Phạm Toàn. Bị cáo Toàn
là một trong các chủ hàng đã thuê
bị cáo Hoàng Duy Tiến (bị cáo chủ
Từ tháng 9-2019 đến
ngày 24-5-2021, Hoàng
Duy Tiến đã sử dụng
45/47 pháp nhân để
mở 1.153 bộ tờ khai hải
quan, nhập lậu 1.287
container hàng với tổng
giá trị là 217,6 tỉ đồng.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM căn cứ điểm a khoản 3 Điều 188; điểm g
khoản 1 Điều 52; khoản 2 Điều 51; Điều 58 BLHS, xử phạt bị cáo Võ Văn
Đông (cựu cán bộ Đội chống buôn lậu - PC03) bảy năm tù về tội buôn
lậu. Theo khoản 3 Điều 188 BLHS, khung hình phạt là bị phạt tiền 1,5 tỉ
đến 5 tỉ đồng hoặc phạt tù 7-15 năm.
Các bị cáo
trong vụ án.
Ảnh: HỮUĐĂNG
Người phụnữ lừabạnhọc chi hơn200 tỉ đồngđầu tưvémáy bay “giải cứu, hồi hương”
Bị cáo Lê Thị Vũ lừa bạn học chi hơn
200 tỉ đồng đầu tư vémáy bay
“giải cứu, hồi hương”. Ảnh: TT
mưu, cựu cán bộ Đội chống buôn
lậu - PC03) nhập lậu thiết bị, máy
móc đã qua sử dụng.
Bị cáo Võ Văn Đông thừa nhận
toàn bộ hành vi phạm tội và xin
nộp lại số tiền hưởng lợi. Bị cáo
có nhiều thành tích trong quá trình
công tác trong ngành công an và là
lao động chính trong gia đình, xin
HĐXX chuyển từ hình phạt bảy
năm tù thành hình phạt tiền.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm,
bị cáo Đông kêu oan và phủ nhận
việc liên lạc, nhờ Hoàng Duy Tiến
nhập hàng hóa là máy móc, thiết bị
đã qua sử dụng.
Sau phần xét hỏi, HĐXX đã hội ý
và quyết định hoãn phiên tòa do còn
một số vấn đề cần làm rõ, thời gian
xét xử lại sẽ được thông báo sau.
Theo nội dung vụ án, Hoàng Duy
Tiến đã thành lập và sử dụng 45/47
pháp nhân để làm thủ tục nhập khẩu
máy móc, thiết bị đã qua sử dụng,
vi phạm Quyết định 18/2019 của
Thủ tướng.
Các bị cáo theo sự chỉ đạo của
Tiến đã lập khống toàn bộ hợp
đồng, hóa đơn, chứng từ của các lô
hàng thành đủ điều kiện theo quy
định. Khi container nhập về, Tiến
giao hàng lại cho các bị cáo là chủ
hàng với chi phí 78-90 triệu đồng/
container.
Tiến còn móc nối với các bị cáo
thuộc Công ty Giám định Đại Minh
Việt lập các biên bản hiện trường
giám định hàng hóa, cấp khống
chứng thư giám định cung cấp cho
hải quan để làm thủ tục hàng hóa
thông quan.
Từ tháng 9-2019 đến ngày 24-5-
2021, Tiến đã sử dụng 45/47 pháp
nhân để mở 1.153 bộ tờ khai hải
quan, nhập lậu 1.287 container hàng
với tổng giá trị là 217,6 tỉ đồng.
Từ tháng 2 đến tháng 5-2021,
Đông đã cho Tiến thông tin các
container hàng hóa là máy móc,
thiết bị cũ. Từ đó, Tiến chỉ đạo nhân
viên làm hồ sơ, thủ tục nhập khẩu
sáu container hàng cho Đông, trị
giá hơn 924,3 triệu đồng.
VKS kháng nghị, đề nghị
tăng hình phạt tám bị cáo
Xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM
đã tuyên phạt bị cáoHoàngDuyTiến
13 năm tù, Võ Văn Đông bảy năm
tù về tội buôn lậu. 24 bị cáo còn lại
bị phạt tiền 1,5 tỉ đồng và phạt tù
đến 11 năm tù, về cùng tội danh.
Sau phiên sơ thẩm, VKSND
TP.HCM đã có kháng nghị, đề nghị
cấp phúc thẩm không áp dụng hình
phạt tiền 1,5 tỉ đồng đối với năm
bị cáo là chủ hàng. Các bị cáo này
gồm: Nguyễn Mạnh Toàn, Nguyễn
Thị Mai Phương, Nguyễn Đình
Thiều, Lê Văn Thành, Phạm Toàn.
Các bị cáo đã trực tiếp liên lạc,
gửi danh sách hàng hóa để Tiến
làm thủ tục nhập hàng; trực tiếp trả
tiền, nhận hàng từ Tiến và hưởng
lợi. Mỗi bị cáo thực hiện hành vi
phạm tội nhiều lần, số lượng hàng
hóa thuê Tiến nhập lậu rất lớn, từ
2 đến 37 container hàng, trị giá từ
1,9 tỉ đến 5,8 tỉ đồng.
VKSND TP.HCM truy tố các bị
cáo tội buôn lậu theo khoản 4 Điều
188 BLHS, thuộc trường hợp phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng. HĐXX
tuyên hình phạt chính là phạt tiền
với năm bị cáo là không có căn cứ,
vi phạm Điều 35 BLHS.
Đồng thời, kháng nghị của VKS
còn đề nghị cấp phúc thẩm tăng
nặng hình phạt đối với tám bị cáo.
Vụ án này, Vũ Văn Tuấn (chủ
hàng) và DươngMạnh Linh (trưởng
phòng Giám định chất lượng sản
phẩm, hàng hóa Công ty Giám định
Đại MinhViệt) bị tòa sơ thẩm tuyên
phạt bảy năm tù.
Theo kháng nghị, hai bị cáo Tuấn
và Linh có một tình tiết định khung
tăng nặng là phạm tội hai lần trở
lên và một tình tiết giảm nhẹ theo
điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS
nhưng HĐXX vẫn tuyên hai bị cáo
mức thấp nhất của khung hình phạt
liền kề là trái quy định của khoản 1
Điều 54 BLHS.
Các giám định viên của Công ty
Giám định Đại Minh Việt đã lập
khống biên bản hiện trường, cùng
lãnh đạo công ty ký vào chứng thư
giám định, giúp Tiến thực hiện trót
lọt việc nhập khẩu thiết bị cũ về Việt
Nam với số lượng hàng hóa có giá
trị rất lớn, gấp 20-45 lần giá trị định
khung mà VKS truy tố.
Các bị cáo đều có một tình tiết
định khung tăng nặng là phạm tội
từ hai lần trở lên và chỉ có một tình
tiết giảm nhẹ tại điểm s khoản 1
Điều 51 BLHS. Tuy nhiên, HĐXX
đã áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS,
tuyên phạt hai bị cáo bốn năm tù và
bốn bị cáo khác ba năm tù là quá
nhẹ, không tương xứng với hành
vi phạm tội và không có tính công
bằng đối với các bị cáo đồng phạm
trong vụ án.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook