9
NGUYỄN CHÂU
GS-TS
VŨ TRỌNG HỒNG
,
nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
:
Sử dụng hiệu quả
nguồn nước
Khoảng 4-5 năm,
ĐBSCL sẽ xảy ra hiện
tượng El Niño một lần,
đây là quy luật tự nhiên,
hiện tượng này xảy ra sẽ
ảnh hưởng lớn đến thời
tiết và khí hậu. Ngoài ra,
đây cũng là thời điểm của vụ đông xuân nên
không chỉ riêng ĐBSCL mà các tỉnh, thành
khác cũng sẽ thiếu nước.
Nắm được quy luật này, các
đài khí tượng thủy văn sẽ dự
báo trước, từ đó đưa ra từng
kịch bản có thể xảy ra để
đối phó phù hợp.
Một số giải pháp ngăn
hạn mặn đã mang lại hiệu
quả mà các địa phương đã
và đang thực hiện như nạo vét, đắp đập, trữ
nước cho sản xuất. Ngoài ra còn có giải pháp
kiểm tra độ mặn thích hợp của loại cây mà
người dân đang trồng để phục vụ tưới tiêu
bằng nguồn nước có độ mặn phù hợp chứ
không cần sử dụng toàn bộ nguồn nước ngọt
để tưới.
Nhiều loại cây trồng có thể chịu được độ
mặn trong khoảng 4‰, theo đó người dân có
thể bơm lấy nước từ lớp dưới của các kênh
rạch để pha trộn thêm nguồn nước ngọt.
Thông thường độ mặn trên bề mặt sẽ cao hơn
so với tầng đáy kênh rạch, do đó việc lấy
nước phía dưới có thể giảm độ mặn.
Ngoài ra, nếu nắm bắt được thời điểm hạn
mặn, thiếu nước, người dân nên hạn chế
trồng loại cây không chịu được hạn mặn.
Việc chọn cây trồng phù hợp với điều kiện
thời tiết, khí hậu chắc chắn nhiều người dân
nắm rất rõ nhưng hơn ai hết, chính quyền địa
phương sẽ phải khuyến cáo cung cấp thông
tin cho người dân. Có tính toán đảm bảo
nguồn nước cung cấp cho loại cây trồng đó
chứ không chạy theo thời giá.
GS-TS
LÊ THANH HẢI
,
Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên
(ĐH Quốc gia TP.HCM)
:
Rà soát, thực hiện các
công trình ưu tiên
Hiện nay có nhiều giải pháp có thể giúp
phòng, chống hạn mặn. Các địa phương đã
thực hiện giải pháp xây
cống đập ngăn mặn, hệ
thống này được xây dựng
với hệ thống thủy lực
nâng hạ cửa van, khi vận
hành hoặc hệ thống tự
động đóng, mở cửa kịp
thời khi có báo động triều
cường lên cao, điều này
giúp giảm thiệt hại do
hiện tượng nhiễm mặn.
Cạnh đó, cần rà soát các công trình ưu tiên,
cấp bách để triển khai thực hiện sớm nhằm ngăn
mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt. Tuyên truyền
thêm cho người dân chuyển dịch cơ cấu cây
trồng phù hợp, nhất là tại những vùng thường
xuyên xảy ra tình trạng xâm
nhập mặn, thiếu nước.
Ngoài ra, một bài toán
nữa mà cơ quan quản lý cần
tính toán, cân nhắc là việc
chuyển, chứa nước ngọt ở
những nơi nhiễm mặn cao
như dùng túi chứa nước, hồ
trữ nước mưa... Điều này
sẽ phù hợp với một số nơi,
như Bến Tre có cống đập Ba Lai sẽ phù hợp
với việc chứa nước do sông nơi đây có dòng
chảy rất yếu, nếu chắn lại thì sông Ba Lai sẽ
thành hồ. Từ đó cho thấy việc lợi dụng dòng
chảy của các sông để làm hồ chứa nước cũng
là điều cần cân nhắc.
Ông
HOÀNG VĂN ĐẠI
,
Phó Giám đốc
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn
quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn):
Chủ động việc
sử dụng nước
Chính quyền địa phương
và người dân cần thường
xuyên theo dõi bản tin dự
báo xâm nhập mặn để chủ
động việc sử dụng nước.
Hiện nay cơ quan khí
tượng thủy văn chúng tôi thường xuyên cung
cấp thông tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn
định kỳ cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên
tai tại địa phương, khi mặn tăng đột xuất thì
có bản tin tăng cường để phục vụ kịp thời. Các
thông tin được chuyển tải trên Zalo, Facebook,
nhóm phòng, chống thiên tai tại địa phương.
Các bản tin dự báo xâm nhập mặn với tần
suất 10 ngày/bản tin, dự báo độ mặn cao nhất
đến từng điểm quan trắc, dự báo ranh mặn 1‰
và 4‰ đến từng sông chính trên địa bàn tỉnh,
số liệu độ mặn được cập nhật, gửi đến các địa
phương hằng ngày tại các điểm quan trắc.•
thiểu thiệt hại
tháng 4-2024 và tiếp tục duy trì
ở mức cao đến tháng 5-2024.
Thời giancácđợt xâmnhậpmặn
cao vào các ngày từ 7 đến 10-4,
từ 22 đến 25-4 và từ 6 đến 10-5.
Trong thời gian còn lại của
mùa khô, trường hợp các hồ
chứa phía thượng lưu vận hành
giảmxảbất thường thì xâmnhập
mặn có thể tăng caohơndựbáo.
Dựbáo tác động của hạnmặn
đến sản xuất nông nghiệp và
dân sinh giảm dần so với hiện
tại nhưng vẫn ởmức tương đối
cao. Để bảo đảmgiảm thiểu tối
đa thiệt hại, chúng tôi đặc biệt
khuyến cáo người dân tiếp tục
theo dõi sát diễn biến xâmnhập
mặn và tuân thủ các khuyến
cáo của cơ quan chức năng địa
phương, cơ quan chuyên môn
để chủ động ứng phó với xâm
nhập mặn.
Đặcbiệt, đối với thời giancòn
lại củamùakhônăm2024, tuyệt
đối khôngxuốnggiống lúavụhè
thu ở các vùng đang tiếp tục có
nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm
nhập mặn, chỉ tổ chức xuống
giống khi có mưa, nguồn nước
bảo đảmcung cấp ổn định. Tiếp
tục tăng cường việc vận hành
các công trình thủy lợi để lấy,
tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ
thống kênh mương, ao, đầm,
khu trũng phục vụ sản xuất,
dân sinh. Tại các vùng cây ăn
trái tiếp tục thực hiện trữ nước
trong các ao, hồ phân tán, bảo
đảm đủ nguồn nước cung cấp
để duy trì sức sống tối thiểu của
cây trồng trong thời gian bị ảnh
hưởng của xâm nhập mặn.
. Xin cảm ơn ông.•
Thuậnthiên
đểkhôngcòn
oằnmình
chốnghạnmặn
Theo đó, Quy hoạch tích hợp chia ĐBSCL
thành ba vùng. Vùng thứ nhất là vùng lõi ngọt ở
phía thượng lưu, là vùng luôn luôn có nước ngọt
kể cả những năm cực đoan. Vùng này ưu tiên
cho cây lúa, cây ăn trái, thủy sản nước ngọt.
Vùng thứ hai là vùng lợ với chế độ nước luân
phiên; nước ngọt vào mùa mưa có thể trồng lúa,
nước mặn, lợ vào mùa khô. Đối với vùng này cần
chuyển đổi hệ thống canh tác sang thích ứng với
nước mặn, lợ vào mùa khô để nước mặn, lợ là cơ
hội chứ không phải là nỗi ám ảnh.
Vùng thứ ba là vùng sát ven biển, đây là vùng
mặn quanh năm, do đó phải phát triển hệ thống
canh tác thích ứng với chế độ mặn quanh năm.
Để thích ứng với tình hình hạn mặn ở ĐBSCL,
chung ta có hai chọn lựa. Một là nếu tiếp tục “cố
thủ” và “chiến đấu” với hạn mặn bằng công
trình ở vùng ven biển thì đồng nghĩa là đang dịch
chuyển vấn đề hạn mặn vào sâu hơn trong đất
liền, vi đê sông va công ngăn măn ven biên lam
thuy triêu không co không gian lan tỏa thi chạy
sâu vao đât liên theo dòng chinh. Cạnh đó, các
vùng ngọt hóa sẽ ngày càng mong manh hơn.
C n nếu thực hiện đúng phân vùng theo Quy
hoạch tích hợp ĐBSCL theo tinh thần thuận thiên
của Nghị quyết 120, chúng ta không cần phải bị
ám ảnh hạn mặn và không cần phải oằn mình
chống mặn mỗi mùa khô đến. Thay vào đó, có thể
tận dụng được cơ hội kinh tế trong nước mặn.
Vấn đề c n lại cần giải quyết là nước sinh
hoạt cho người dân. Việc này cần được tách
riêng kh i các công trình ngăn mặn phục vụ
sản xuất, vì nước bên trong các công trình ngăn
mặn bị tù đọng, ô nhiễm, không phù hợp cho
sinh hoạt.
Trong mùa khô năm nay, ở ĐBSCL có xảy
ra hiện tượng sụt lún đất nghiêm trọng trong
các vùng ngọt hóa, điển hình là vùng ngọt hóa
huyện Trần Văn Thời (Cà Mau). Việc sụt lún
nghiêm trọng bên trong các vùng ngọt hóa từng
xảy ra vào mùa khô năm 2020 ở huyện Trần
Văn Thời (Cà Mau) và ở G Công (Tiền Giang).
Nguyên nhân của hiện tượng sụt lún này khá
đơn giản. Theo đó, trước đây các vùng này có
hai mùa mặn - ngọt. Mùa mưa thì ngọt nhờ
nước mưa nhưng đến mùa khô, khi nước mưa
bốc hơi hết thì c n lại nước mặn từ biển vào.
Sau khi các vùng này được bao đê để trữ nước
mưa để ngọt hóa quanh năm thì nước mặn
không c n vào được nữa.
Trong những năm El Niño khô hạn cực đoan,
lượng nước mưa từ mùa mưa trước đã bị cạn
kiệt ngay đầu mùa khô năm sau. Từ đó, kênh
mương nội đồng bị cạn, có khi đáy kênh cũng
nứt đất làm cho đất bị “co ngót”, dẫn đến sụt
lún toàn vùng. Tại những vị trí đắp đất làm
đường giao thông ven kênh, sụt lún diễn ra càng
mạnh hơn và làm hư hại đường sá.
Cần lưu ý hiện tượng sụt lún trong các vùng
ngọt hóa này là sụt lún cục bộ bên trong vùng
ngọt hóa, không liên quan đến tình hình sụt lún
chung của toàn ĐBSCL do khai thác nước ngầm
tầng sâu gây nên.
Nguyên nhân vùng ngọt hóa G Công trong
mùa khô năm nay đến thời điểm hiện tại vẫn
chưa ghi nhận sụt lún là vì vẫn c n nguồn nước
ngọt bổ sung từ sông Tiền qua cống Xuân H a.
Do vậy, khi nào mặn lấn sâu qua cống Xuân
H a, không c n lấy nước ngọt được nữa và nếu
nắng nóng kéo dài một thời gian làm cho các
kênh nội đồng, như kênh 14 bị cạn kiệt, thì vùng
ngọt hóa G Công cũng sẽ bị sụt lún như từng
xảy ra vào năm 2020.
ThS
NGUYỄN HỮU THIỆN
,
chuyên gia
nghiên cứu độc lập ĐBSCL
(Tiếp theo trang 1)
“Một bài toán nữa mà cơ
quan quản lý cần tính
toán, cân nhắc là việc
chuyển, chứa nước ngọt
ở những nơi nhiễmmặn
cao như dùng túi chứa
nước, hồ trữ nước mưa...”
Làm thế nào để người
dân không phải “oằn
mình” chống hạnmặn?
Theo các chuyên gia, cần có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài
cho vấn đề hạnmặn đang diễn ra ởĐBSCL.