076-2024 - page 16

16
CHÍ THANH
B
áo cáo khí hậu mới nhất
do Cơ quan Biến đổi khí
hậu thuộc Liên minh
châu Âu (EU) - Copernicus
công bố cho thấy tháng 3
vừa qua phá kỷ lục là tháng
có nhiệt độ trung bình toàn
cầu cao nhất từ trước đến nay
với 14,14 độ C, cao hơn 0,1
độ C so với kỷ lục trước đó
được ghi nhận vào năm 2016.
Đáng ngại hơn khi đây là
tháng thứ 10 liên tiếp (tính từ
tháng 6-2023) kỷ lục nhiệt độ
trung bình hằng tháng trên thế
giới liên tục bị phá.
Gay gắt như đổ lửa
từ Đông sang Tây
Từđầu tháng4đếnnaynhiều
nước Đông Nam Á chứng
kiến những ngày nắng nóng
gay gắt với mức nhiệt cao kỷ
lục, theo hãng tin
Bloomberg
.
Cụ thể, những ngày gần
đây tại Thái Lan, một số tỉnh
miền Bắc và miền Trung ghi
nhậnmức nhiệt cao, có lúc lên
tới 42 độ C - cao hơn nhiều
so với mức nhiệt từng ghi
nhận trong cùng kỳ những
năm trước.
Tại Malaysia, nền nhiệt
trong những ngày đầu tháng
4 dao động trong khoảng
38-40 độ C. Giới chức nước
này cảnh báo rằng hiện tượng
nắng nóng cực đoan có thể
kéo dài đến hết tháng. Tình
trạng tương tự cũng được ghi
nhận tại Indonesia, Philippines,
Singapore,Việt Nam, khi nhiệt
độ trong ngày có lúc lên tới
40-43 độ C.
Do ảnh hưởng của đợt nắng
nóng gay gắt, tuần qua nhiều
nơi ở Philippines buộc phải
cho học sinh tạm ngừng học
trực tiếp vì chỉ số nhiệt độ
lên cao đến mức nguy hiểm.
Tại Malaysia, nắng nóng gây
công tác phòng, chống và dập
tắt cháy rừng, phát cảnh báo
rộng rãi về nguy cơ xảy ra
nắng nóng, hạn hán, theo tờ
The Bangkok Post
.
Giới chức Ấn Độ tăng
cường đầu tư xây dựng các
trung tâm và dịch vụ làmmát,
tạo điều kiện cho người dân
dễ dàng tiếp cận, giải nhiệt,
đồng thời tận dụng các kênh
truyền thông để truyền tải
thông tin về các biện pháp
bảo vệ sức khỏe trong thời tiết
nắng nóng, hướng dẫn người
dân tự bảo vệ bản thân hiệu
quả, theo tờ
Times of India
.
Trong khi đó, các nước
châu Âu có nhiều biện pháp
hỗ trợ tài chính đối với những
cá nhân và tổ chức bị ảnh
hưởng vì nắng nóng, hạn hán.
Giới chức châu Âu khuyến
cáo người dân nên hạn chế
ra đường khi trời nóng, đặc
biệt vào những giờ cao điểm
nắng gắt. Các nước cũng tăng
cường giám sát rừng để hạn
chế tối đa khả năng xảy ra
cháy rừng trong điều kiện
thời tiết khô nóng.
Bà Jennifer Francis, nhà
nghiên cứu khí tượng và khí
hậu tại Trung tâm Nghiên
cứu khí hậuWoodwell (Mỹ),
cho rằng chỉ hành động riêng
lẻ từ các nước thì chưa đủ.
Theo bà, ngoài việc chính
phủ các nước tự triển khai
các kế hoạch phòng, chống
nắng nóng, cộng đồng quốc
tế cũng cần tăng cường hợp
tác, chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm và nguồn lực trong
việc đối phó với nắng nóng
gay gắt, cũng như ứng phó
với biến đổi khí hậu.
Theo bà Friederike Otto,
nhà nghiên cứu khí hậu tại
ĐHHoàng gia London (Anh),
nguyên nhân khiến nhiệt độ
Trái đất tăng cao trong những
năm gần đây là do khí thải
từ nhiên liệu hóa thạch. Bà
cũng nhấn mạnh rằng nếu các
nước không khẩn trương giảm
thiểu việc sử dụng nhiên liệu
hóa thạch, Trái đất sẽ tiếp tục
nóng hơn nữa trong những
năm tới, các thiên tai, thảm
họa như hạn hán, cháy rừng,
thiếu nước trầm trọng... cũng
sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Đồng tình nhận định này,
Phó Giám đốc Copernicus
Samantha Burgess cảnh báo
“nếu mọi người không hành
động ngay từ lúc này, không
chỉ năm nay mà nhiều năm
sau kỷ lục nhiệt độ có thể sẽ
liên tục bị phá vỡ”. Nếumuốn
giảmnhiệt độTrái đất thì cộng
đồng quốc tế cần quyết liệt
hơn nữa trong việc cắt giảm
nhiên liệu hóa thạch và khí
thải nhà kính.•
Quốc tế -
ThứNăm11-4-2024
áp lực và cả nguy hiểm với
công nhân xây dựng khi họ
vẫn phải làm việc nhiều giờ
dưới trời nắng nóng. Nông
dân Indonesia lo ngại rằng
nắng nóng gay gắt có thể ảnh
hưởng năng suất cây trồng
khiến giá lương thực có thể
bị đẩy lên cao.
Cục Khí tượng Ấn Độ mới
đây dự báo rằng nước này có
thể đối mặt với một đợt nắng
nóng cực đoan kéo dài từ
tháng 4 đến hết tháng 6. Cơ
quan này còn cảnh báo các
khu vực miền Trung, miền
Đông và Tây Bắc Ấn Độ
khả năng cao sẽ chịu nhiều
tác động tiêu cực từ đợt nắng
nóng gay gắt này.
Trong khi đó, châuÂu cũng
trong tình trạng báo động khi
thời tiết còn đang mùa xuân
mà đã nóng như mùa hè, theo
trang
Euronews
.
Theo Copernicus, tháng 3
vừa qua châu Âu ghi nhận đợt
nắng nóng kỷ lục với nền nhiệt
trung bình cao hơn 2,12 độ
C so với mức trung bình của
giai đoạn 1990-2020. Nắng
nóng bao trùm phần lớn khu
vực Đông Âu, Trung Âu và
Nam Âu, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống người
dân và các hoạt động kinh
tế. Copernicus còn dự báo
rằng lượng mưa trung bình
tại châu Âu trong mùa xuân
2024 sẽ thấp hơn so với cùng
kỳ những năm trước, thời tiết
sẽ khô hạn hơn nhiều.
Vã mồ hôi vì nắng nóng
gay gắt, tuần qua người dân
châu Âu đã ráo riết tìm đến
những khu vực có ao hồ, sông
suối để giải nhiệt, nhiều người
thậm chí còn tìm đến những
vùng biển ở NamÂu để tránh
nóng, theo hãng tin
Reuters
.
Các nước dồn sức
giải nóng
Các nước đang khẩn cấp
hành động nhằm giảm thiểu
thiệt hại và ảnh hưởng tiêu
cực do nắng nóng cực đoan
gây ra.
Tại Thái Lan, từ đầu tháng
3 chính phủ nước này đã tăng
đầu tưxây dựng hệ thống nước
sạch, giếng khoan để cung cấp
nước cho người dân sinh hoạt
và tưới tiêu, tăng kinh phí cho
Trẻ emẤnĐộ tắmbằng vòi nước ven đường trongmột ngày nắng nóng tháng 3 ở TP Allahabad
(miền Bắc ẤnĐộ). Ảnh: AFP
Thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Philippines
sẽ bàn hợp tác ở Biển Đông
Ngày 10-4, Tổng
thống Philippines
Ferdinand Marcos
Jr.
(ảnh: REUTERS)
cho biết cuộc
họp thượng đỉnh
giữa lãnh đạo ba
nước Mỹ, Nhật và
Philippines vào
ngày 11-4 sẽ bao
gồm việc thảo luận nhằm duy trì an ninh và tự do hàng hải
ở Biển Đông, theo hãng tin
Reuters
.
“Hội nghị thượng đỉnh sẽ có nhiều chi tiết hơn về cách
thức hợp tác cần thực hiện” - ông Marcos cho hay.
Chiều 10-4, ông Marcos bắt đầu chuyến thăm Mỹ. Dự
kiến nhà lãnh đạo Philippines sẽ gặp song phương với
Tổng thống Mỹ Joe Biden trước cuộc họp thượng đỉnh
Mỹ - Nhật - Philippines.
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida hiện đang thực hiện
chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, lần đầu tiên sau chín
năm.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Marcos, Philippines
đã tăng cường quan hệ quân sự với cả Mỹ và Nhật.
Ông Marcos đã cho phép tăng gần gấp đôi các căn cứ ở
Philippines mà quân đội Mỹ có thể tiếp cận.
Bên cạnh đó, Philippines cũng đang đàm phán với Nhật
để đạt được một thỏa thuận tiếp cận tương hỗ, cho phép
lực lượng Nhật tới Philippines tham gia huấn luyện chung.
VĨNH KHANG
Ông Biden nói ông Netanyahu
mắc sai lầm ở Dải Gaza
Trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình
Univision
phát
sóng hôm 9-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng cách
tiếp cận của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đối với
cuộc chiến ở Dải Gaza là “một sai lầm”.
“Tôi nghĩ những gì ông
Netanyahu làm là một sai
lầm. Tôi không đồng tình
với cách tiếp cận của ông
ấy” - ông Biden nói.
Bình luận về vụ một
đoàn xe viện trợ trúng
tên lửa Israel ở Dải Gaza
khiến bảy nhân viên của
tổ chức cứu trợ World
Central Kitchen thiệt
mạng hồi tuần trước,
Tổng thống Mỹ cho rằng sự việc là “quá đáng”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi Israel đồng ý ngừng bắn
và “không có lý do gì” để không gửi viện trợ nhân đạo
vào Dải Gaza.
Bình luận trên đánh dấu một trong những lời chỉ trích
mạnh mẽ nhất của ông Biden đối với cách chính phủ của
ông Netanyahu tiến hành cuộc chiến chống lại Hamas ở
Dải Gaza, theo đài
CNN
.
TIM PHAN
Năm nay Trái đất sẽ còn “sốt” hơn?
Cuối tháng 2, Tổ chức Khí tượngThế giới (WMO) đánh giá
năm 2023 là năm Trái đất “phát sốt” khi nhiều kỷ lục nhiệt
độ toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 12 liên
tục bị phá vỡ, theo hãng tin
Reuters
.
Cơ quan này còn dự báo rằng với tác động của hiện
tượng thời tiết cực đoan El Nino (hiện tượng khiến nhiệt
độ toàn cầu tăng cao) thì năm 2024 có thể trở thành năm
nóng nhất lịch sử.
Cùng chung nhận định Cơ quan Khí quyển và đại dương
quốc gia Mỹ (NOAA) mới đây cũng dự báo rằng gần như
chắc chắn thời tiết năm 2024 sẽ ấm hơn năm 2023, thậm
chí nhiều nơi có thể xuất hiện nắng nóng cực đoan.
Mọi lục địa, mọi khu vực và
mọiquốcgiađềucảmthấynhiệt
độnóng lên.Thời đại nhiên liệu
hóa thạch đã mang đến nhiều
thấtbại.Đâylàlúccácnướcphải
hànhđộngngăn khủnghoảng
khí hậu thêm tồi tệ.
TổngThư ký Liên hợp quốc
ANTONIOGUTERRES
Tiêu điểm
Nhiều nơi ở
Philippines buộc
phải cho học sinh
tạm ngừng học trực
tiếp vì chỉ số nhiệt
độ lên cao đến mức
nguy hiểm.
Nắng nóng bao trùm toàn cầu
TừĐông sang Tây đang phải chịu tiết trời “đổ lửa”, nắng nóng ngay trongmùa xuân
với mức nhiệt kỷ lục cao hơnmọi năm.
Tổng thốngMỹ Joe Biden.
Ảnh: ELIZABETHFRANTZ/REUTERS
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook