076-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm11-4-2024
tài sản của gia đình mình và Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thế nhưng trong khoảng 40 phút
nói lời sau cùng, phần lớn thời gian
bị cáo Trương Mỹ Lan đã không
kiềm chế được cảm xúc, đã khóc
và đau xót cho hoàn cảnh của gia
đình mình khi cả chồng và cháu đều
bị bắt tạm giam, gia đình tan nát.
“Có nhiều lúc tuyệt vọng, bị cáo
đã từng nghĩ đến cái chết, bị cáo
nghĩ hoàn cảnh chồng và cháu cũng
đang bị tạm giam như muối xát vào
lòng” - bị cáo Trương Mỹ Lan nói.
Bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bị
cáo Lan) cũng phải thốt lên rằng
Trương Mỹ Lan, một người được
mệnh danh là người phụ nữ không
có nước mắt, tinh thần thép nhưng
gần như đã tan nát cõi lòng khi
đứng trước HĐXX và xin cho cô
mình thoát án tử.
Ngoài ra, rất nhiều bị cáo khác
khi nói lời sau cùng cũng rơi lệ.
Bị cáo Nguyễn Thị Nhàn (trưởng
đoàn thanh tra) khóc vì ân hận,
xấu hổ về hành vi của mình. Bị
cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu phó
chánh thanh tra phụ trách Cơ quan
thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà
nước) nghẹn lời khi xin giảm nhẹ
cho các bị cáo là thành viên trong
đoàn thanh tra.
Còn bị cáo Nguyễn Cao Trí thì
tự trách bản thân khi đã có những
quyết định sai lầm của một doanh
nhân trong bối cảnh cố gắng vượt
qua khủng hoảng.
Xuyên suốt quá trình diễn ra phiên
tòa, chủ tọa cho biết luôn tạo điều
kiện tối đa để tất cả bị cáo trong
vụ án khắc phục hậu quả. Vì vậy
mà nhiều bị cáo trong vụ án đã nộp
thêm tiền khắc phục hậu quả, trong
đó bị cáo Nguyễn Cao Trí là người
nộp thêm nhiều nhất với khoảng 70
tỉ đồng, chồng bị cáo Trương Huệ
Vân nộp thêm 2 tỉ đồng.
Căn cứ vào diễn biến tại phiên
tòa, sự thành khẩn khai báo và các
tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh
của các bị cáo nên đại diện VKS
đã thay đổi mức đề nghị đối với 22
bị cáo theo hướng giảm nhẹ mức
án so với mức án đề nghị án đầu
(giảm 1-2 năm).
Tranh luận dân chủ,
thượng tôn pháp luật
Trong nhiều ngày diễn ra phần
tranh luận giữa đại diệnVKS và LS,
dù đôi lúc hai bên cũng căng thẳng
để bảo vệ quan điểmcủamình nhưng
nhìn một cách tổng quan, quyền bào
chữa và tự bào chữa của LS và các
bị cáo được HĐXX tạo điều kiện
trình bày tối đa để đối đáp tranh luận
lại với quan điểm buộc tội của đại
diện VKS, thể hiện quá trình tranh
tụng dân chủ, bình đẳng trước tòa.
Một vấn đề đáng chú ý được hai
bên tranh luận là cấu thành tội danh
tham ô tài sản và xác định thiệt hại
của vụ án vì số tiền thất thoát, số
tiền thiệt hại của SCB có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, điều này quyết
định đến tội danh và hình phạt của
các bị cáo.
Theo đó, LS cho rằng tại SCB,
HĐQT và chủ tịch HĐQT mới là
HỮUĐĂNG- SONGMAI
H
ôm nay (ngày 11-4), sau hơn
một tháng xét xử và nghị án,
HĐXX sẽ tiến hành tuyên án
đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ
tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và
85 bị cáo khác trong vụ án xảy ra
tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các
tổ chức có liên quan.
Những giọt nước mắt
muộn màng
Với cáo buộc là người chủ mưu,
cầm đầu và nắm giữ trên 91% cổ
phần Ngân hàng SCB từ đó nắm
quyền chi phối, điều hành hoạt động
của ngân hàng này, bị cáo Trương
Mỹ Lan trong suốt quá trình xét
xử luôn bình tĩnh trả lời, giải đáp
tất cả vấn đề mà HĐXX, đại diện
VKS và các luật sư (LS) đưa ra.
Trước, trong và sau khi bị VKS
đề nghị mức án tử hình, bị cáo này
cũng luôn giữ thái độ bình tĩnh,
chăm chú ghi chép, thể hiện nhớ
rất rõ các dự án hợp tác đầu tư, các
Bị cáo TrươngMỹ Lan là bị cáo duy nhất bị VKS đề nghị mức án tử hình. Ảnh: HOÀNGGIANG
người có quyền quyết định mọi hoạt
động của ngân hàng, bị cáo Trương
Mỹ Lan không phải là người có
chức vụ, quyền hạn tại SCB nên
không phải là chủ thể của tội tham
ô tài sản.
Đối đáp lại, VKS cho biết tính đến
tháng 10-2022, bị cáo Lan đã thâu
tóm và nắm giữ trên 91% vốn điều
lệ của SCB. Tại bảng theo dõi biến
động cổ đông và sổ chứng nhận cổ
đông thì các cá nhân, tổ chức đứng
tên cổ phần tại SCB đều khai đứng
tên hộ cho Trương Mỹ Lan.
Ngoài ra, SCB là ngânhàng thương
mại cổ phần, hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp nên cơ quan quyết
định cao nhất là đại hội đồng cổ
đông, không phải HĐQT quyết
định. Với số lượng cổ phần trên
91% nắm giữ, Trương Mỹ Lan là
người nắm quyền hạn của đại hội
đồng cổ đông và là người chủ mưu,
cầm đầu, điều hành toàn bộ hoạt
động tại SCB, thỏa mãn các yếu
tố cấu thành của tội tham ô tài sản.
Về phần xác định thiệt hại của vụ
án, đại diện VKS cho biết không
dùng kết quả định giá của Công
ty Hoàng Quân để xác định thiệt
hại mà áp dụng các biện pháp điều
tra, sổ sách, tài liệu, chứng cứ có
trong hồ sơ vụ án để xác định thiệt
hại. Không nhất thiết án phải thông
qua hội đồng định giá trong tố tụng
hình sự mới xác định được thiệt hại
của vụ án.•
Với số lượng cổ phần trên
91% nắm giữ, Trương
Mỹ Lan là người nắm
quyền hạn của đại hội
đồng cổ đông và là người
chủ mưu, cầm đầu, điều
hành toàn bộ hoạt động
tại SCB, thỏa mãn các
yếu tố cấu thành của tội
tham ô tài sản.
Các bị can trong đường dâymua bán thận.
Ảnh: CA
Chuyểnhồ sơ vụmuabán thậndo báo
PhápLuậtTP.HCM
phảnánh lên cấpTP
Theo nguồn tin của
Pháp Luật
TP.HCM
, căn cứ theo đề nghị của
Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM),
VKSND huyện Bình Chánh đã có quyết
định chuyển hồ sơ vụ án mua bán thận
đến cấp TP để điều tra theo thẩm quyền.
Theo lời khai ban đầu, các bị can
mua bán hơn 10 quả thận. Qua điều tra
đã làm rõ các bị can mua bán sáu quả
thận. Hành vi này thuộc khoản 3 Điều
154 BLHS về tội mua bán bộ phận cơ
thể người, trong trường hợp đối với sáu
người trở lên với khung hình phạt tù 12-
20 năm hoặc tù chung thân. Do đó, vụ án
không thuộc thẩm quyền điều tra của cấp
huyện nên đã chuyển hồ sơ lên cấp TP.
Đây là đường dây mua bán thận mà
báo
Pháp Luật TP.HCM
đã từng điều tra,
phản ánh vào tháng 10-2023.
Cụ thể, ngày 9-10-2023, sau một
thời gian dài thâm nhập điều tra, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đăng tải loạt bài
“Thâm nhập đường dây mua bán thận ở
TP.HCM”
.
Sau phản ánh của báo, Ban Giám đốc
Công an TP đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát
hình sự (PC02) Công an huyện Bình
Chánh phối hợp với các đơn vị liên quan
khẩn trương xác minh, điều tra, đặc biệt
chú ý mở rộng diện bị hại để làm rõ toàn
bộ đường dây, thủ đoạn hoạt động của
các đối tượng.
Ngày 24-10, Cơ quan CSĐT Công
an huyện Bình Chánh đã ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh
tạm giam đối với Bùi Tiến Lực, Nguyễn
Thanh Phong, Trần Thanh Hòa và Phan
Thanh Hải về tội mua bán bộ phận cơ thể
người.
Theo lời khai của các bị can, do cần
tiền tiêu xài, năm 2017, Lực đăng bán
thận trên mạng xã hội và được một người
đàn ông (chưa rõ lai lịch) hỏi mua thận
với giá 250 triệu đồng.
Khi vào TP.HCM bán thận, Lực quen
biết với Hòa, Phong, Hải. Từ đầu năm
2022, bốn bị can trên hình thành đường
dây mua bán thận. Các bị can tìm người
bán thận và báo lại cho người có nhu cầu
ghép thận để thỏa thuận giá cả, làm các
xét nghiệm và lo ăn ở trong thời gian
chờ ghép thận.
Để qua mặt sự kiểm tra của bệnh viện,
nhóm này sẽ tiến hành làm giả các giấy
tờ cần thiết như giấy chứng nhận kết
hôn, giấy khai sinh, xác nhận của chính
quyền địa phương để bệnh nhân nộp làm
thủ tục hiến thận và nhận thận.
Bước đầu, cơ quan công an xác định
nhóm Lực đã thực hiện 28 giao dịch mua
bán thận, mỗi trường hợp cần mua thận
có giá từ 400 triệu đồng đến hơn 1,1
tỉ đồng và người bán thận nhận từ 260
triệu đồng đến 400 triệu đồng; thu lợi bất
chính hơn 12 tỉ đồng.
SONG MAI
Hôm nay,
tuyên án
86 bị cáo vụ
Vạn Thịnh Phát
Sau hơnmột tháng xét xử, hômnay TAND
TP.HCMsẽ đưa ra phán quyết đối với bị cáo
TrươngMỹ Lan cùng 85 bị cáo khác.
Trong số các bị cáo là cựu cán bộ ngân hàng chỉ có
Đỗ Thị Nhàn bị truy tố tội nhận hối lộ vì đã nhận từ
SCB 5,2 triệu USD. Theo VKS, quá trình thanh tra SCB,
bà Nhàn biết thực trạng rất xấu của ngân hàng này, đã
lợi dụng những sai phạm của SCB, thông qua Võ Tấn
Hoàng Văn hai lần gặp Trương Mỹ Lan để thông báo
và đưa ra các biện pháp đối phó, giúp Trương Mỹ Lan
che giấu các sai phạm.
Hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn là xuyên
suốt trongquá trình thanh tra, là phương thức, thủđoạn
để bị cáo Nhàn thực hiện thành công hành vi nhận hối
lộ và đủ yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ.
Chỉ một người trong đoàn thanh tra bị truy tố tội nhận hối lộ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook