2
Thời sự -
ThứNăm11-4-2024
THÙY LINH
N
hững ngày gần đây,
thị trường vàng trong
nước dường như đang
bước vào “mùa giông bão”,
ngay khi một mức giá cao
kỷ lục vừa kịp hình thành
lại bị xóa bởi một kỷ lục
mới chỉ sau vài tiếng hoặc
vài ngày. Trong cơn tăng
giá bão táp ấy, nhà đầu tư
như bị “tung hỏa mù” vì
không biết nên mua vàng
miếng SJC hay vàng nhẫn
9999. Các chuyên gia cho
rằng đã đến lúc Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) cần có
giải pháp để bình ổn thị
trường vì không thể chờ
lâu hơn nữa.
Giá vàng 9999 đua
nhau leo dốc
Có những phiên giá vàng
nhẫn 9999 tăng phi mã, bật
lên mốc cao kỷ lục thì vàng
miếng SJC lại đứng yên,
thậm chí quay đầu giảm.
Hoặc có những thời điểm
vàng miếng SJC giảm mạnh
trong phiên sáng nhưng nhanh
chóng lấy lại hết những gì
đã mất ở ngay phiên giao
dịch buổi chiều.
Chẳng hạn, trong phiên
giao dịch sáng 10-4, giá
vàng miếng SJC giảm sốc
từ 700.000 đến 1 triệu đồng/
lượng, đưa giá giao dịch về
quanh ngưỡng 82-84 triệu
đồng/lượng. Trong khi đó,
giá vàng nhẫn 9999 lại được
nhẫn đi lên trong bối cảnh
giá vàng thế giới tăng dồn
dập trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, ở chiều ngược
lại, vàng miếng SJC lại
chao đảo bất thường do nhà
đầu tư lo ngại sự thay đổi
về chính sách của NHNN.
Cần sớm trả lại
công bằng cho
thị trường vàng
PGS-TS Nguyễn Hữu
Huân, chuyên gia kinh tế,
nêu quan điểm: Một trong
những nguyên nhân khiến
giá vàng thế giới liên tục
lập đỉnh mới trong những
ngày gần đây là do nhà đầu
tư kỳ vọng về việc cắt giảm
lãi suất trong năm 2024 của
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed). Bên cạnh đó, Ngân
hàngTrung ươngTrungQuốc
đang đẩy mạnh mua vàng,
người dân vẫn hiện hữu. Một
khi nguồn cung không có mà
nhu cầu tăng, đương nhiên
giá vàng sẽ ngày càng trở
nên đắt đỏ hơn” - PGS-TS
Nguyễn Hữu Huân nói.
Cùng với đó, giá vàng
miếng SJC cũng đem lại
lợi nhuận đáng kể cho nhà
đầu tư nhưng mức tăng vẫn
thấp hơn so với vàng nhẫn
9999 do nhà đầu tư lo ngại
về rủi ro chính sách.
Ông Trần Duy Phương,
chuyên gia ngành vàng, đối
với vàng miếng SJC, diễn
biến về giá của mặt hàng
này không ăn nhập gì với
các dữ liệu kinh tế vĩ mô
mà nó đi theo cung cầu của
thị trường. Chỉ cần nhu cầu
mua ở mức vài trăm lượng
vàng cũng đủ để đẩy nó tăng
phi mã. Hoặc khi thị trường
xuất hiện áp lực chốt lời vài
trăm lượng vàng dư sức để
làm cho mặt hàng độc quyền
này sập.
Trước thực trạng bất thường
của thị trường vàng trong nước
đã kéo dài quá lâu, PGS-TS
Nguyễn Hữu Huân cho rằng:
NHNN cần có động thái cụ
thể và triển khai các giải
pháp để ổn định thị trường
Giá vàng trong nước liên tục lập đỉnhmới trong những ngày gần đây. Ảnh: HOÀNGGIANG
Quan sát
cho thấy
những lần ra
văn bản của
Thủ tướng
thì vàng SJC
có lùi bước
giá, rồi lại
quay đầu niêm yết giá cao. Mức độ chênh
lệch giá vàng SJC và giá vàng thế giới
luôn trên 10 triệu đồng/lượng.
Ngày 9-4, giá vàng SJC tiếp tục có
những mức tăng kỷ lục và đạt mức giá cao
nhất mọi thời đại là 84,7 triệu đồng/lượng.
Dù trước đó vài ngày, Thủ tướng Chính
phủ vừa ban hành Nghị quyết 44/2024 yêu
cầu Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các
nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường
vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng
trong nước và quốc tế.
Thực tế, trong một thời gian ngắn, giá
vàng thế giới liên tiếp đạt các mức giá cao
nhất mọi thời đại vì kỳ vọng lãi suất giảm,
đầu cơ vàng và các ngân hàng trung ương
toàn cầu mạnh tay mua vàng để dự trữ
ngoại hối. Điều này đồng nghĩa giá vàng
trong nước cũng sẽ kéo mức giá lên vì Việt
Nam là nước nhập khẩu vàng nên chịu
chung biến động giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá
vàng SJC còn bị đẩy lên bởi thiếu nguồn
cung, tính độc quyền, cũng như tỉ giá tăng
và môi trường lãi suất thấp cũng như kỳ
vọng giá vàng có khả năng tăng tiếp trong
tương lai.
Sự chênh lệch giá vàng đang tạo nguy
cơ tiềm ẩn buôn lậu vàng vì lợi nhuận quá
cao, nhất là khi Nhà nước đã không nhập
khẩu vàng suốt hơn một thập niên, nguồn
cung vàng ngày càng bị hạn hẹp.
Khi nguồn cung vàng lậu vào trong nước
cũng có nghĩa những đồng ngoại tệ quý
giá chảy ra nước ngoài. Bối cảnh tỉ giá
tăng mạnh hiện nay thì mỗi đồng ngoại
tệ mất đi càng gây áp lực lên thị trường
ngoại hối, mà ảnh hưởng rất lớn đến xuất
nhập khẩu, trả nợ quốc gia, lạm phát và
lãi suất.
Cuối cùng chênh lệch giá vàng sẽ gây
thiệt thòi cho người dân khi muốn mua
vàng để tích lũy tài sản phòng ngừa các
biến động rủi ro.
Thương hiệu vàng quốc gia có lẽ đã đến
lúc hoàn thành sứ mệnh và cần phải trả
lại cho vàng là sản phẩm hàng hóa thông
thường.
Có thể thấy rằng khi nền kinh tế đã lớn
mạnh, vàng hóa cũng đã lui về quá khứ,
đồng nội tệ ngày càng vững mạnh, sự hội
nhập sâu rộng của Việt Nam trên trường
quốc tế đang đối nghịch với cái áo quá
chật của Nghị định 24/2014. Mạnh mẽ
đổi mới là việc làm cần thiết để giúp một
thị trường vàng phát triển bền vững, chứ
không phải tạo ra những cú sốc giá như
hiện nay.
Lúc này, thị trường đang mong chờ giảm
chênh lệch giá vàng như chỉ đạo của Thủ
tướng.
Để làm được điều này trong dài hạn,
điểm mấu chốt vẫn là xóa bỏ độc quyền,
tính toán cho phép nhập khẩu vàng theo
hạn ngạch và nghiên cứu xây dựng sàn
vàng vật chất để tránh đầu cơ, làm giá
trên thị trường vàng.
các doanh nghiệp kinh doanh
vàng điều chỉnh tăng 400.000-
800.000 đồng/lượng. Theo
đó, giá mua - bán vàng nhẫn
9999 dao động 74,8 - 76,5
triệu đồng/lượng.
Thậm chí tại một số đơn
vị như Bảo Tín Minh Châu,
Bảo Tín Mạnh Hải còn niêm
yết giá vàng nhẫn 9999 ở
mức 76,58 - 78,18 triệu
đồng/lượng.
Có thể thấy những bất
thường từ vàng miếng SJC
đã lây lan sang cả vàng
nhẫn 9999. Trước đây, chỉ
có vàng miếng SJC do cạn
kiệt nguồn cung, cộng thêm
yếu tố độc quyền khiến mặt
hàng này neo ở mức giá cao
khủng khiếp so với giá vàng
thế giới. Thời gian gần đây,
tình trạng bất thường tương
tự cũng đã vươn sang cả
vàng nhẫn tròn trơn.
Theo đó, chênh lệch giữa
vàng nhẫn 24K so với giá
vàng thế giới chỉ dao động
quanh ngưỡng 3 triệu đồng/
lượng. Tuy nhiên, thời gian
gần đây khoảng cách này
có xu hướng ngày càng nới
rộng hơn và hiện đang vênh
nhau 3-5 triệu đồng/lượng.
So với đầu năm nay, giá
vàngnhẫn24Kđã tăngkhoảng
13 triệu đồng/lượng, tương
ứng tăng gần 21% giá trị.
Trong khi đó, vàng miếng
SJC tăng khoảng 10 triệu
đồng/lượng, tương đương
18%. Các chuyên gia đều có
chung nhận định giá vàng
góp phần thúc đẩy nhu cầu
mua vàng trên thị trường
quốc tế tiếp tục tăng.
Đối với thị trường trong
nước, giá vàng nhẫn liên
tục tăng cao và tốc độ tăng
còn nhanh hơn cả giá vàng
thế giới. Bởi so với đầu
năm đến nay, trong khi giá
vàng thế giới tăng 300 USD/
ounce (tương đương tăng 9
triệu đồng/lượng) thì vàng
nhẫn tăng tới 13 triệu đồng/
lượng. Ngoài tác động của
thị trường quốc tế thì giá
vàng nhẫn leo thang còn bắt
nguồn từ chính sách “siết”
nhập khẩu vàng nguyên liệu
của NHNN.
“Trong suốt một thập niên
qua, thị trường vàng trong
nước không có thêm nguồn
cung vàng nguyên liệu trong
khi nhu cầu mua để tích trữ,
phòng chống lạm phát của
“Ngân hàng Nhà
nước cần có động
thái cụ thể và triển
khai các giải pháp
can thiệp thị trường
vàng trong nước
càng sớm càng tốt.
Điều này để tránh
việc chỉ nói mà
không làm, sẽ gây ra
mất niềm tin đối với
người tiêu dùng.”
Đã đến lúc “ghìm cương”
Cầnhànhđộngngay với giávàng
(Tiếp theo trang 1)
Trước diễn biến bất thường
của thị trường vàng, các chuyên gia
cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần
có động thái cụ thể và triển khai
các giải pháp can thiệp càng sớm
càng tốt.