090-2024 - page 20

20
Ngoại trưởng
IranHossein
Amir-
Abdollahian
(phải)
gặpđại
diện nhómvũ
trangHouthis
Mohammed
Abdul-Salam
tại thủ đô
Muscat
(Oman) ngày
7-4. Ảnh: AFP
Thay vì tham gia
các cuộc đàm phán
trực tiếp, Oman
tạo không gian đối
thoại, đóng vai trò
là bên hỗ trợ, điều
phối hơn là bên hòa
giải trong các căng
thẳng ở khu vực.
Quốc tế -
Thứ Bảy27-4-2024
Oman - “Thụy Sĩ của Trung Đông”
Oman là quốc gia hiếmhoi trong thế giới ẢRập có thể đóng vai trò điều tiết các căng thẳng hiện nay
ở Trung Đông.
THẢOVY
T
rước khi phóng loạt máy
bay không người lái
(UAV) và tên lửa vào
lãnh thổ Israel đêm 13, rạng
sáng 14-4, Iran được cho là đã
thông báo với Mỹ rằng cuộc
tấn công vào Israel sẽ được
thực hiện theo cách “tránh leo
thang căng thẳng”. Và thông
điệp này được Iran chuyển
tải đến Mỹ thông qua Oman.
Trung lập
ở Trung Đông
Là quốc gia nằm phía bên
kia eo biển Hormuz so với
Iran và có mối quan hệ an
ninh - quốc phòng chặt chẽ
với Mỹ vàAnh nên một cuộc
khủng hoảng ởTrungĐông là
điều mà Oman luôn lo ngại.
Trong nhiều năm, đất nước
vùng Vịnh này đã âm thầm
xây dựng thành tích trong việc
giảm bớt căng thẳng khu vực
bằng ngoại giao và đượcmệnh
danh là “Thụy Sĩ của Trung
Đông” nhờ tính trung lập.
Oman vẫn duy trì vai trò
trung gian kể từ cuộc tấn công
ngày 7-10-2023 của Hamas
vào Israel. Quốc gia này cũng
tổ chức các cuộc đối thoại
cấp cao với Iran, đón Ngoại
trưởng Anh David Cameron
tới đàm phán về an ninh ở
Biển Đỏ và kêu gọi ngừng
bắn ở Dải Gaza.
Giờ đây, khi căng thẳng
Israel - Iran leo thang, Oman
có thể tiếp tục đóng vai trò
quan trọng duy trì một kênh
liên lạc mở giữa Mỹ và Iran
khi các bên tìm cách giảm
bớt căng thẳng, theo tờ
The
Conversation
.
Cùng với các nước láng
giềngQatar và Kuwait, Oman
đại diện cho lợi ích của Mỹ ở
Iran vì Washington không có
đại sứ quán ở Tehran nhưng
Bí thư Thành
ủy ThượngHải
Trần Tế Ninh
(phải)
bắt tay
Ngoại trưởng
Mỹ Antony
Blinken trong
cuộc gặp ở
ThượngHải
vào ngày 25-4.
Ảnh: AFP
Trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc (TQ),
ngày 25-4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến TP
Thượng Hải và có cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Thượng
Hải Trần Tế Ninh, theo hãng tin
AP
.
Trong cuộc gặp, ông Blinken kêu gọi Mỹ và TQ quản
lý sự khác biệt một cách “có trách nhiệm”, nhắc lại cam
kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng sẽ tăng cường đối
thoại “trực tiếp và bền vững” giữa hai nền kinh tế lớn nhất
thế giới sau nhiều năm căng thẳng.
Ngoại trưởng Blinken khẳng định tầm quan trọng của
“sự can dự trực tiếp”, “đối thoại lẫn nhau”, “nhìn nhận
những khác biệt” và “tìm cách giải quyết chúng” với TQ.
Ông Blinken cũng nhấn mạnh rằng “Mỹ đang tìm kiếm
một cuộc cạnh tranh kinh tế lành mạnh với TQ và một
sân chơi bình đẳng cho người lao động và các công ty Mỹ
hoạt động tại TQ”, theo
AP
.
Đáp lời ông Blinken, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần
Tế Ninh nói: “Cho dù chúng ta chọn hợp tác hay đối đầu
đều ảnh hưởng đến hạnh phúc của cả hai dân tộc, cả hai
quốc gia và tương lai của nhân loại”.
Ông Trần cũng nói thêm rằng mối quan hệ ổn định
giữa hai nước “không chỉ thúc đẩy hợp tác và trao đổi của
chúng ta trong tất cả khía cạnh khác nhau” mà còn “giúp
giải quyết các thách thức toàn cầu và giúp thúc đẩy hòa
bình và phát triển thế giới”, theo
AP
.
Sau khi dừng chân tại Thượng Hải, ông Blinken sẽ đến
Bắc Kinh trong ngày 26-4 để gặp các nhà lãnh đạo cấp
cao của TQ.
Theo tờ
South China Morning Post
, Ngoại trưởng
Blinken dự kiến sẽ gặp người đồng cấp TQ Vương Nghị
và có thể sẽ hội kiến Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Đây là lần thứ hai ông Blinken đến thăm TQ trong vòng
một năm qua, sau chuyến thăm trước đó vào tháng 6 năm
ngoái.
Theo tờ
China Daily
, chuyến thăm TQ của ông Blinken
là sự tiếp nối thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và TQ
về sự cần thiết phải duy trì liên lạc và quản lý mối quan hệ
song phương đang rạn nứt.
Tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình và ông Biden
đã gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh ở San Francisco
(Mỹ), cam kết thực hiện các chuyến thăm cấp cao thường
xuyên để duy trì sự ổn định của quan hệ song phương.
HOÀNG AN
Ngoại trưởngMỹBlinkengặpbí thưThượngHải
Chúng tôi cố gắng tận dụng
vị trí trung gian giữa các cường
quốc lớn hơn để giảmnguy cơ
xung đột ở khu vực lân cận của
chúng tôi.
Ngoại trưởng Oman
SAYYID BADR AL-BUSAIDI
Oman đứng ngoài cạnh tranh khu vực
Vai trò điều phối của Oman xuất phát từ việc nước này
không có lịch sử quan hệ căng thẳng với Iran như một số
quốc gia vùngVịnh khác (Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất...).
Thậmchí, Oman còn có tình cảm tốt với Iran từ thời Tehran
còn nằm dưới sự lãnh đạo của các nhà vua. Khi đó, các shah
(cách người Iran gọi vua) của Iran đã hỗ trợ vị vua còn non
trẻ của Oman là Qaboos bin Said chống lại cuộc nổi dậy kéo
dài hàng thập niên ở phía Nam Oman.
Sau khi xảy ra cuộc cáchmạng Hồi giáo lật đổ chế độ quân
chủ ở Iran vào năm 1979 và đưa giáo sĩ Ayatollah Khomeini
lên nắm quyền ở Iran, Oman đứng ngoài cuộc và từ chối
tham gia các cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Iran với các
quốc gia vùng Vịnh khác.
Tiêu điểm
cách tiếp cận của Oman khác
với các quốc gia còn lại.
Thay vì tham gia các cuộc
đàm phán trực tiếp, Oman tạo
không gian cho đối thoại, đóng
vai trò là bên hỗ trợ, điều phối
hơn là bên hòa giải trong các
căng thẳng ở khu vực.
Kinh nghiệm phong
phú trong hòa giải
Dù đại diện cho một quốc
gia nhỏ trong một khu vực
đầy biến động, các quan chức
Oman đã tạo ra được không
gian ngoại giao cho phép họ
can dự các vấn đề khu vực
theo cách riêng và phát huy
thế mạnh của quốc gia này.
Oman đã chứng minh năng
lực của mình như một bên
trung gian xuất sắc trong
việc điều tiết mối quan hệ
giữa Iran với thế giới Ả Rập,
cũng như với Mỹ trong hàng
thập niên qua.
Năm 1999, Oman là bên
chuyển thông điệp của Tổng
thống Mỹ Bill Clinton tới
Tổng thống Iran Mohammad
Khatami về một vụ đánh bom
ở Saudi Arabia. Năm 2011,
Oman giúp trả tự do cho hai
người Mỹ đi lạc sang Iran.
Năm2015, Oman trở thành
địa điểm cho các cuộc đàm
phán hậu trường về thỏa
thuận hạt nhân Iran.
Năm ngoái, Oman đã tổ
chức một số vòng đàm phán
gián tiếp giữa Mỹ và Iran về
thỏa thuận thả năm công dân
Mỹ bị Iran giam giữ để đổi
lấy việc Tehran tiếp cận 6 tỉ
USD đang bị phong tỏa tại
Hàn Quốc.
Tháng 3-2023, Oman cùng
Trung Quốc và Iraq đã thúc
đẩy thành công thỏa thuận
bình thường hóa quan hệ
giữa Saudi Arabia và Iran.
Hồi tháng 1 năm nay, giới
chức Oman tổ chức các cuộc
gặp cho các phái đoàn Mỹ và
Iran và thường xuyên giúp
Washington và Tehran trao
đổi thông điệp.
Trong xung đột Israel -
Hamas, Oman không tham
gia nhiều vào vai trò hòa giải
như Qatar mà tập trung vào
việc tạo môi trường để ngăn
chặn cuộc chiến trở thànhmột
cuộc xung đột cấp khu vực.
Omanđã cung cấpmột kênh
liên lạc giữa Mỹ và nhóm vũ
trang Houthis (Yemen) và cả
Iran sau các vụ tấn công bằng
UAV và tên lửa của Houthis
nhằm vào các tàu đi qua vịnh
Aden và phía nam Biển Đỏ.
Ngay khi xuất hiện nguy
cơ xảy ra một cuộc xung
đột khu vực rộng lớn hơn
ở Trung Đông sau vụ Đại
sứ quán Iran ở Syria trúng
không kích hôm 1-4 khiến
Iran tức giận và cáo buộc
Israel là thủ phạm, Oman
đã có mặt để cố gắng giảm
bớt căng thẳng.
Ngày7-4, Ngoại trưởng Iran
Hossein Amir-Abdollahian
đã đến thăm Oman và nhờ
quan chức Oman trình bày
với Mỹ về quan điểm của
Tehran trong vấn đề trả đũa.
Theo giới phân tích, trong
bối cảnh hiện tại, khi khủng
hoảng Trung Đông đang có
nguy cơ lan rộng, vai trò
của các nhà hòa giải như
Oman, Qatar trong việc
duy trì các kênh liên lạc mở
là rất quan trọng để giảm
thiểu khả năng xảy ra bất
kỳ sự leo thang nào, dù là
vô tình hay cố ý.•
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook