21
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy27-4-2024
17
VIẾT LONG
Đ
óng góp ý kiến vào dự
thảo Luật BHXH (sửa
đổi)mới đây, TổngLiên
đoàn Lao động Việt Nam
đã tổ chức hai hội thảo lấy
ý kiến của các chuyên gia,
các bộ, ngành, cán bộ công
đoàn các cấp.
Tại đây, một số đại biểu
đề xuất tiếp tục cho người
lao động (NLĐ) rút BHXH
một lần.
Nên chọn
phương án 2
Trong dự thảo Luật BHXH,
Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hai
phương án rút BHXHmột lần.
Phương án 1, NLĐ có thời
gian đóng BHXH trước ngày
luật này có hiệu lực thi hành
(dự kiến ngày 1-7-2025),
sau 12 tháng không tham gia
BHXH bắt buộc, tự nguyện
và thời gian đóng BHXH
chưa đủ 20 năm thì được rút
BHXH một lần.
Sau thời gian luật này có
hiệu lực thi hành, NLĐ không
được rút BHXHmột lần nữa.
Phương án 2, sau 12 tháng
NLĐ không tham gia BHXH
bắt buộc, tự nguyện và có thời
gian đóng BHXH chưa đủ 20
năm thì được rút BHXH một
lần nhưng không quá 50%
tổng thời gian đã đóng vào
Quỹ hưu trí và tử tuất.
Thời gian còn lại được bảo
lưu để NLĐ tiếp tục tham gia
khi có điều kiện và hưởng các
chế độ BHXH.
Theo Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, qua lấy ý
kiến của NLĐ, chuyên gia,
công đoàn các cấp đều đề
nghị nghiên cứu quy định
theo phương án 2.
Không ít người lao
động cũng vì giải
quyết khó khăn
trước mắt nên đã rút
BHXHmột lần mà
không nghĩ đến
lợi ích lâu dài.
Nên cho người lao động rút 50%
BHXH 1 lần
Các ý kiến của các chuyên gia, công đoàn các cấp đề xuất cho người lao động rút 50%BHXHmột lần.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có công văn gửi cơ quan
BHXH TP.HCM, Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh
(KCB) tại TP.HCM về việc tăng cường quản lý, kiểm soát
chi phí KCB BHYT trên địa bàn TP.HCM năm 2024.
Theo UBND TP, năm 2023, các đơn vị và các cơ sở
KCB trên địa bàn TP đã thực hiện việc tăng cường quản
lý, kiểm soát trong chỉ tiêu KCB BHYT, góp phần đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bệnh, quản
lý có hiệu quả quỹ KCB BHYT. Tuy nhiên, đặc thù tại
TP.HCM, số chi KCB BHYT vẫn ở mức cao so với dự
toán được Thủ tướng giao. Thực tế, số lượt KCB trên địa
bàn TP năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Để đảm bảo cân đối dự toán chi KCB BHYT được Thủ
tướng giao trong năm 2024, đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia BHYT, đồng thời nâng chất lượng KCB BHYT,
UBND TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm
quản lý, sử dụng hiệu quả chi phí KCB BHYT năm 2024.
Đối với cơ quan BHXH TP.HCM, UBND TP yêu cầu
cơ quan này phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND TP
trong công tác quản lý nhà nước về BHYT; xây dựng kế
hoạch và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả
dự toán chi KCB BHYT được giao năm 2024.
Thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng, thanh quyết
toán chi phí KCB BHYT theo quy định của Luật BHYT,
Nghị định 146/2018 và các văn bản hướng dẫn.
Đồng thời nâng cao chất lượng giám định và tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám
định chi phí KCB BHYT; tăng cường xây dựng và thực
hiện giám định theo chuyên đề để quản lý toàn diện chi
phí KCB trên toàn địa bàn TP; kiên quyết từ chối thanh
toán các chi phí bất hợp lý, sai quy định…
UBND TP yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở KCB tăng
cường công tác tự kiểm tra, phòng, chống hành vi lạm
dụng, gian lận, trục lợi Quỹ BHYT tại các cơ sở KCB.
Đồng thời chủ trì, phối hợp với BHXH TP chỉ đạo tổ
chức thanh tra, kiểm tra công tác KCB BHYT; đấu thầu,
cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và
thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB thuộc
quyền quản lý; phòng ngừa và kịp thời phát hiện các hành
vi lạm dụng, gian lận, trục lợi Quỹ BHYT, báo cáo cấp
có thẩm quyền để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về
BHYT…
NGUYỄN HIỀN
TP.HCM: Tăng cườngphòngngừa, xử lýhànhvi trục lợiQuỹBHYT
Người dân khámchữa bệnh tại cơ sở y tế. Ảnh: NH
Một nữ
công nhân
ởQuảng
Namchọn
về quê và rút
BHXHmột
lần. Ảnh:
V.LONG
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, từ đầu năm 2023 đến
nay, trung bình mỗi tháng cả nước có gần 100.000 người rút
BHXH một lần.
Mục đích là để đảm bảo
quyền lợi về lâu dài choNLĐ,
giữ họ ở lại lưới an sinh xã
hội. Đồng thời, đây cũng là
cơ hội để NLĐ tiếp tục tham
gia BHXH, quan trọng hơn
là bảo đảm cho họ có hưu trí
khi về già.
Ngoài các tác dụng trên,
đại diện công đoàn cho rằng
phươngán2cònđưa ramột gợi
ý về thiết kế hệ thống BHXH
linh hoạt trong tương lai.
“Thực tế nhiều NLĐ không
muốn tham gia BHXH do
thời gian đóng quá dài, không
được rút ra để có thêm một
khoản thu nhập nào cho nhu
cầu cá nhân, hộ gia đình. Vì
vậy, trong tương lai, thiết kế
BHXH nên cho phép NLĐ có
thể rút ra một phần thu nhập
đã đóng góp để bảo đảmmột
số nhu cầu cá nhân…” - Tổng
Liên đoàn Lao động nêu.
Không được rút
BHXH một lần,
thiệt thòi cho phụ nữ
Chị Nguyễn Thị Lan (ngụ
huyện Hương Khê, Hà Tĩnh)
cho biết vợ chồng chị đang
làm việc tại một công ty may
ở Đồng Nai, đến nay đã tham
giaBHXHđượcbảynăm.Giữa
năm nay, chị có ý định về quê
để chăm sóc cha mẹ già.
Bảy năm làmcông nhân chỉ
đủ ăn nên lần này về quê chị sẽ
rút BHXH một lần để có tiền
sửa lại nhà và lấy vốn làm ăn.
“Nhiều nữ công nhân cũng
chọn cách làm như tôi, bởi ở
quê không có khu công nghiệp
hoặc doanh nghiệp nào đóng
BHXHcho. Còn đóngBHXH
tự nguyện, tôi chưa nghĩ đến
vì phải lo miếng ăn hằng
ngày…” - chị Lan chia sẻ.
Với những lý do này, chị
Lan cho rằng phụ nữ Việt
thường là hậu phương cho
gia đình nên nhiều người chỉ
làm công nhân được 10 năm.
Vì thế, không nên cấm rút
BHXH một lần mà cần thực
hiện như hiện nay hoặc cho
NLĐ rút 50% để trang trải
khó khăn trước mắt.
“Nếu cấm rút BHXH một
lần thì quá thiệt thòi choNLĐ,
đặc biệt là lao động nữ như
chúng tôi” - chị Lan nói.
Bà Ngô Thị Liên, Phó Chủ
tịch Công đoàn các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội,
phân tích số liệu thống kê của
BHXH chỉ ra rằng lao động
nữ rút BHXH một lần luôn
cao hơn lao động nam.
Điều này có thể lý giải dưới
góc độ giới. Phụ nữ phải thực
hiện thiên chức mang thai,
sinh con; cùng với đó, phần
lớn phụ nữ đảm nhiệm việc
chăm sóc gia đình, trẻ em,
người già, người bệnh, những
công việc không trả công...
Thực tế này buộc không ít phụ
nữ phải lựa chọn rút khỏi hệ
thống bảo hiểm.
Thêm vào đó, NLĐ thuộc
khu vực phi chính thức nói
chung và lao động nữnói riêng
phần lớn có thu nhập thấp, bấp
bênh, việc làmkhông ổn định,
đời sống còn nhiều khó khăn.
Nhu cầu rút BHXH một lần
để trang trải các chi phí sinh
hoạt, chăm sóc y tế cho gia
đình, khi mang thai và sinh
con luôn hiện hữu.
Chính vì thế, bà Liên khẳng
định phương án 1 không phù
hợp, dễ gây ra phản ứng tiêu
cực từ xã hội. Còn phương
án 2, bà nhận định “khả thi
hơn, mềm dẻo, linh hoạt hơn
và hạn chế được những phản
ứng tiêu cực từ xã hội”.
Rút BHXH một lần
lợi trước mắt,
thiệt lâu dài
Ông Vũ Văn Hiệp (65 tuổi,
ngụ Thanh Hóa) từng làm
công nhân xây lắp. Sau khi
nghỉ việc, ông chọn hưởng
chế độ BHXH một lần với
khoản tiền trên 1 triệu đồng,
là số tiền rất lớn vào thời điểm
ông nghỉ việc.
Số tiền trên giúp ông giải
quyết khó khăn trước mắt
của gia đình nhưng cũng chỉ
được một thời gian ngắn rồi
hết. Nếu so với những công
nhân cùng trang lứa ở lại làm
việc cho đến tuổi nghỉ hưu,
ông Việt thấy mình thiệt đủ
đường.
Hiện không ít NLĐ cũng
vì giải quyết khó khăn trước
mắt nên đã rút BHXH một
lần mà không nghĩ đến lợi ích
lâu dài. Thậm chí có người vì
hoàn cảnh quá khó khăn nên
đã rút BHXH đến 3-4 lần.
Theo BHXH Việt Nam,
thực tế khi rút BHXH một
lần, NLĐ “mất nhiều hơn
được”. Khi rút một cục, họ
sẽ có một khoản tiền để chi
tiêu, giải quyết khó khăn
trước mắt nhưng khoản tiền
này sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Về lâu dài, người rút
BHXH một lần sẽ bị hạn
chế rất nhiều quyền lợi. Đó
là không còn trong hệ thống
BHXH được Nhà nước bảo
hộ, mất cơ hội được hưởng
lương hưu hằng tháng. Họ
cũng đồng thời mất đi cơ hội
được cấp thẻ BHYTmiễn phí
trong suốt thời gian hưởng
lương hưu.•