8
TP.HCMmuốn thuhút người giỏi, cầnnhữnghành
Thời sự -
ThứBảy27-4-2024
THANHTUYỀN
thực hiện
D
ù đang sinh sống, làm
việc trong hay ngoài
nước, nhiều trí thức,
chuyên gia, nhà khoa học
luôn hướng về quê hương, đất
nước. Không ít người trong
số đó quay về, chọn TP.HCM
làm nơi sinh sống, làm việc,
khởi nghiệp. Đội ngũ này
luôn sẵn sàng góp sức cho
sự phát triển của TP.HCM
trong nhiều lĩnh vực.
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, GS-BS Nguyễn
Thu Anh
(ảnh)
, Giám đốc
điều hành và nghiên cứu của
Viện ĐH Sydney Việt Nam
(VN), hiện sinh sống, làm
việc ở TP.HCM, nói: “Khi
quay trở về và gắn bó với quê
hương, tôi luôn mong muốn
góp sức, tạo ra nhiều giá trị
cho mảnh đất này”.
Nhìn thấy cơ hội
để cống hiến cho
xã hội, đất nước
.
Phóng viên
:
Khi quyết
định từ bỏ những cơ hội lớn
ở nước ngoài để trở về quê
hương có lẽ không phải là
một quyết định dễ dàng. Bà
có thể chia sẻ thêm về quyết
định này?
+GS-BS
NguyễnThuAnh
:
cuộc sống của 5-10người cũng
thấy cuộc sống của mình rất
có ý nghĩa rồi…
.
Sau một thời gian quay về,
bà có những trải nghiệm thế
nào về môi trường làm việc,
cơ hội việc làm, cơ hội phát
triển ở trong nước và cụ thể
hơn là tại TP.HCM?
+Năm2009, tôi hoàn thành
luận án tiến sĩ tại Hà Lan và
trở về làm việc trong môi
trường cơ quan nhà nước. Sau
đó thì chuyển sang làm việc
cho các tổ chức quốc tế. Tại
tất cả vị trí công tác này, tôi
nhận thấy cơ hội thành công
trong lĩnh vực nghiên cứu ở
VN là rất lớn.
Trong hơn 10 năm qua,
nhóm nghiên cứu của chúng
tôi đã tập trung nghiên cứu
để tìm kiếm các phương thức
điều trị bệnh lao hiệu quả,
cũng như những can thiệp
cộng đồng nhằm tìm ra cách
thức loại bỏ bệnh lao khỏi
thành lập Viện ĐH Sydney
VN và chọn TP.HCM là nơi
đặt trụ sở chính. Đây là nơi
mà các cơ quan hành chính
nhà nước cởi mở, có hướng
dẫn rõ ràng, quy trình đăng
ký cũng khá thuận lợi.
Đồng thời, Nghị quyết
98/2023/QH15 về thí điểm
một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển TP.HCM
do Quốc hội ban hành đã tạo
ra những hành lang pháp lý
thuận lợi, hỗ trợ các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt
động quản lý khoa học và
công nghệ, đổi mới sáng
tạo. Chúng tôi cũng biết
được TP.HCM luôn mở cửa
chào đón các trí thức quay
lại làm việc hoặc đầu tư
vào TP. Trong bối cảnh đó,
Trường ĐH Sydney quyết
định thành lập doanh nghiệp
xã hội để đầu tư và triển khai
các nghiên cứu khoa học đa
ngành tại TP.HCM.
Giữa năm 2023, tôi chính
thức chuyển từ Hà Nội vào
TP.HCM sinh sống. Tôi hy
vọng TP sẽ sớm đưa ra các
hướng dẫn cụ thể để hiện thực
hóa những hỗ trợ đã nêu trong
Điều 8 Nghị quyết 98/2023
nhằm thu hút nhiều hơn nữa
các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này.
Cần một cơ chế
cởi mở để say mê
nghiên cứu
.
Vậy theo bà, TP.HCM
Nghiên cứu công nghệ nano tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: TTXVN
Phải thẳng thắn rằng tôi quay về nước sau thời gian học
tập ở Nhật Bản với nhiều cơ hội việc làm là bởi lý do cá
nhân. Khi đó, sức khỏe của cha mẹ tôi không tốt và mong
tôi về nước. Khi về nước, tôi làm việc tại Viện Công nghệ
sinh học Việt Nam ở Hà Nội. Sau đó vài tháng thì tôi
chuyển vào TP.HCM.
Với tôi, thành công là khi bản thân trở nên có ích hơn,
đem lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng xung quanh mình,
mang lại nhiều giá trị cho nền khoa học của nước nhà. Tôi
từng mất khá nhiều thời gian để có thể thích nghi trở lại
với môi trường trong nước. Một phần là do bản thân mỗi
người nhưng phần khác, tôi cho rằng chúng ta vẫn còn
nhiều rào cản, mức lương chưa hấp dẫn...
Tôi chọn TP.HCM vì cảm thấy đây là mảnh đất thân
thiện, cởi mở, có nhiều cơ hội để khám phá, thử thách
chính mình. Ở TP.HCM, tôi có thể thử nghiệm mình
ở nhiều môi trường khác, tìm kiếm được nhiều cơ hội
phát triển hơn. Tôi nghĩ không chỉ riêng mình mà nhiều
nhà khoa học, các chuyên gia khác cũng luôn muốn thử
thách mình ở một môi trường đầy tiềm năng, ở một TP
lớn như TP.HCM.
TP.HCM từng có nhiều cơ chế theo Nghị quyết 54, có
chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao, trí thức tề tựu về cống hiến. Có lẽ không chỉ tôi mà
rất nhiều trí thức khác đều muốn mình là người có ích,
cùng giúp sức cho TP. Mới đây nhất là Nghị quyết 98, TP
cũng có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút giới trí thức.
Dù vậy, TP cũng cần hiểu giới trí thức cần gì. Đa phần
trí thức sẽ muốn là người có ích và phải làm được việc.
Mà ở môi trường này, muốn làm được việc thì bị phụ
thuộc quá nhiều vào quy trình, thủ tục hành chính, quy
định về tài chính, như vậy rất khó để trí thức có thể đóng
góp nhiều hơn.
Nghị quyết 98 được ban hành, hy vọng mức độ tự chủ
Với một người làm khoa học
như tôi thì môi trường nước
ngoài rất cởi mở. Họ cho
phép mình được thoải mái
suy nghĩ, thoải mái sáng tạo,
thoải mái tìmmột con đường
riêng, không có rào cản. Rào
cản duy nhất chính là năng
lực của bản thân. Mình có
làm được hay không, có xin
được kinh phí cho nghiên
cứu hay không, có triển khai,
thuyết phục được mọi người
hợp tác hay không. Ý tưởng
của mình có sáng tạo, có tiềm
năng phát triển hay không…
Muốn nghiên cứu thành
công phải có những ý tưởng
táo bạo, có tác động lớn và
mới đến xã hội. Môi trường
nước ngoài chomình rất nhiều
cơ hội phát triển và triển khai
các ý tưởng nghiên cứu. Họ
luôn khuyến khích để mình
làm tốt hơn, hỗ trợ các nhà
khoa học rất nhiều để triển
khai các ý tưởng đó.
Thực tế tôi có nhiều cơ hội
làm việc ở môi trường nước
ngoài nhưng tôi nghĩ VN là
một đất nước đang phát triển
nên sẽ có rất nhiều cơ hội.
Chẳng hạn trong lĩnh vực y
tế mà tôi đang nghiên cứu,
các vấn đề về bệnh truyền
nhiễm ngày càng nhiều, bệnh
huyết áp, tiểu đường… cũng
dần tăng lên.
Tôi nhận ra VN có nhu cầu
rất lớn và còn quá nhiều vấn
đề bất cập trong lĩnh vực mà
mình nghiên cứu. Và tôi nhìn
về những bất cập đó như một
cơ hội lớn đểmình có thể đóng
góp cho đất nước. Làm trong
lĩnh vực y tế, nếu sự đóng góp
nhỏ của mình có thể thay đổi
cộng đồng. Các nghiên cứu
của chúng tôi đã được đăng
tải trên các tạp chí khoa học
hàng đầu như
The Lancet,
News England Journal of
Medicine,
sau đó đã được Tổ
chức Y tế Thế giới sử dụng
kết quả để xây dựng hướng
dẫn mới về quản lý chương
trình lao trên toàn cầu, tới đây
là thay đổi phác đồ điều trị
dự phòng lao kháng thuốc.
Thành công của chương trình
nghiên cứu về bệnh lao tại
VN là nhờ có tinh thần dám
dấn thân và sự cộng tác sâu
rộng của các nhóm nghiên
cứu trong và ngoài nước.
Sau đó, tôi thấy tấm áo
này vẫn chật. Tôi nghĩ ngoài
bệnh lao, tiềm năng nghiên
cứu trong các lĩnh vực khác
như nông nghiệp, Net Zero,
văn hóa, giáo dục, kinh
doanh… ở VN còn rất lớn.
Do vậy, tôi đã thuyết phục
Trường ĐH Sydney đầu tư
“Đầu tư cho khoa
học có lẽ sẽ là đầu
tư khó đưa ra quyết
định vì không cho
hiệu quả kinh tế
ngay tức thời mà
mang tính lâu dài
nhiều hơn.”
GS-BS
Nguyễn Thu Anh
Chọnquay về, cùngTP.HCMviết
Các trí thức, chuyên gia nhìn nhận
TP.HCM là nơi “đất lành chim
đậu” nhưng để họ gắn bó lâu dài
với TP thì cần những chính sách
thật sự cụ thể và khả thi.