090-2024 - page 3

3
12 tháng qua, ví dụ chuyến
thăm của tổng thống Đức và
lãnh đạo các bang Thuringia,
Hạ Saxony tới VN. Chúng tôi
rất mong chờ lễ kỷ niệm 50
năm thiết lập quan hệ ngoại
giao vào năm tới.
Tổng Lãnh sự Nhật Bản
ONO MASUO
:
Chính sách ngoại giao “làm
bạn với tất cả các nước” của
VN đã mang lại sự thịnh
vượng ngày nay. Ngoại giao
VN đã nhanh chóng thích
ứng với những thay đổi của
tình hình quốc tế như sự kết
thúc của Chiến tranh Lạnh...
Trong bối cảnh địa chính trị
biến động hiện nay, VN vẫn
duy trì sự cân bằng, đồng thời
tăng cường, mở rộng quan hệ
với nhiều quốc gia, bao gồm
các cường quốc.
Nhật Bản và VN có mối
quan hệ tương hỗ lẫn nhau về
vốn và lao động, chính phủ
Nhật Bản cũng bắt đầu tăng
cường thu hút đầu tư từ các
doanh nghiệp VN vào Nhật
Bản. Hai nước không chỉ hợp
tác về kinh tế mà còn tăng
cường hợp tác trong các vấn
đề mang tính quốc tế khác,
bao gồm an ninh khu vực,
môi trường và năng lượng.
Nhật Bản mong muốn thúc
đẩy hơn nữa sự hợp tác song
phương với VN, để quan hệ
Đối tác chiến lược toàn diện
vì hòa bình và thịnh vượng tại
châu Á và trên thế giới giữa
hai nước được nâng cấp vào
nămngoái trở thànhmối quan
hệ thực sự hiệu quả, đóng góp
cho cộng đồng quốc tế.
Việt Nam thay đổi
đáng kinh ngạc
Tổ n g L ã n h s ự P h á p
EMMANUELLEPAVILLON-
GROSSER
:
VN đã mở cửa kinh tế vào
cuối những năm 1980, cho
đến nay VN trở thành một
trong những nền kinh tế năng
động nhất trongASEAN. Đó
là một điều đáng kinh ngạc.
Pháp làmột trong những nước
phương Tây đầu tiên ủng hộ
chính sách cải cách, mở cửa
của VN, đồng thời hợp tác
chặt chẽ để hỗ trợ VN phát
triển và giải quyết những
thách thức toàn cầu.
Trong hơn 30 năm qua,
VN đã chứng tỏ khả năng
phục hồi kinh tế mạnh mẽ.
Minh chứng là khủng hoảng
COVID-19 chỉ tác động tạm
thời và không gây ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế VN. Tôi
đã tận mắt chứng kiến sức
phục hồi kinh tế mạnh mẽ
ấy tại TP.HCM khi đến đây
vào năm 2021.
Độ “mở” của VN cũng thể
hiện trong các lĩnh vực văn
Đ Ấ T N Ư Ớ C 3 0 - 4 - 1 9 7 5 – 3 0 - 4 - 2 0 2 4 )
“Việt Nam đã kiên
quyết lựa chọn sự
cởi mở trong hợp
tác và Pháp luôn
đánh giá cao điều
đó. Chúng tôi hoan
nghênh tinh thần
sẵn sàng hành động
của Việt Nam trong
các vấn đề quốc tế,
đặc biệt là trong các
diễn đàn của Liên
hợp quốc.”
Tổng Lãnh sự Pháp
Emmanuelle Pavillon-
Grosser
Chủ động và tích
cực hội nhập quốc
tế toàn diện, sâu
rộng
ĐếnĐạihộiXIIIcủaĐảng,toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta
đã thống nhất rất cao về nhận
thức và quyết tâm “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển,
đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ đối ngoại. Bảo đảm
cao nhất lợi ích quốc gia, dân
tộc trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên
hợpquốc và luật phápquốc tế,
bìnhđẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với
sứcmạnh thời đại, chủđộng và
tích cực hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng;VN là bạn, là đối
tác tin cậy và là thành viên tích
cực, có tráchnhiệmtrong cộng
đồng quốc tế”.
(Trích phát biểu của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc
triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng vào tháng 12-2021)
Tiêu điểm
vươn đến hùng cường
đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ
tầng như đường, cầu và mạng
lưới viễn thông, tạo điều kiện
thuận lợi cho tăng trưởng và
kết nối kinh tế. Khả năng
tiếp cận Internet cao và sự
phát triển của nền kinh tế số
đã trở thành chất xúc tác cho
tăng trưởng kinh tế.
Tôi nghĩ rằng những thay
đổi tích cực của VN trong
50 năm qua được tạo ra nhờ
nhiều yếu tố, từ cải cách
kinh tế thành công, đầu tư
vào nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng đến quan hệ đối
ngoại đa dạng và sự hội nhập
ngày càng tăng của VN vào
nền kinh tế toàn cầu. Những
yếu tố này đã góp phần vào
sự tăng trưởng kinh tế vượt
trội của VN, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện mức sống
của người dân cũng như nâng
tầm ảnh hưởng của VN trong
khu vực.•
hóa và học thuật. Chúng tôi
rất vui mừng khi thấy hằng
năm có rất nhiều khách du
lịch, sinh viên VN đến Pháp
và ngày càng có nhiều công ty
của Pháp, mà cho đến nay là
hơn 300 công ty, được thành
lập tại VN. Thông qua hợp
tác, VN sẽ tiếp tục phát triển
và đây là mục tiêu chung của
hai nước.
Tổng Lãnh sự Nhật Bản
ONO MASUO
:
KhiVN thống nhất vào năm
1975, tôi đang học lớp 6. Bài
báo trang nhất với những bức
ảnh về sự kiện đó vẫn còn
nguyên vẹn trong tâm trí tôi
đến hôm nay. Theo tôi, một
trong những yếu tố chính dẫn
đến sự thay đổi của VN trong
gần 50 nămqua là Chính sách
đổi mới được đề ra tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng Cộng sản VN vào
năm 1986 và khi đó cũng là
lần đầu tiên tôi đặt chân đến
VN. Nhờ áp dụng hợp lý các
cơ chế của kinh tế thị trường,
sản lượng nông nghiệp, đặc
biệt là lúa gạo đã tăng mạnh.
VNđã chuyển đổi từmột quốc
gia nhập khẩu lương thực sang
một trong những quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Hơn nữa, từ những năm1990,
VN đã đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại, thu hút viện trợ và
đầu tư từ các nước, bao gồm
Nhật Bản, tạo nền tảng cho
sự phát triển công nghiệp.
Trong sự chuyển mình này,
tinh thần cầu tiến, ham học
hỏi và sự chăm chỉ của người
VN đã thúc đẩy sự thay đổi,
phát triển của đất nước.
Tổng Lãnh sự Indonesia
AGUSTAVIANOSOFJAN
:
Năm1986, VNđã tiến hành
quá trình “Đổi mới”, bao gồm
cải cách kinh tế, mở cửa cho
đầu tư và thương mại nước
ngoài. Điều này đã giúp VN
đạt được tăng trưởng kinh tế
đáng kinh ngạc.
Về đô thị hóa và phát triển
cơ sở hạ tầng, VN đã trải qua
quá trình đô thị hóa nhanh
chóng, hình thành những
TP hiện đại và cơ sở hạ tầng
ngày càng phát triển. Điều
này đi kèm với các khoản
Đoàn Việt Namthamdự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả
thành viênHội đồngNhân quyền Liên hợp quốc. Ảnh: TTXVN
Thế giới
càngbiến
động, Việt
namcàng
phải vững
lập trường
Sau 49 năm thống nhất đất nước, có thể nói Việt
Nam (VN) đang trong giai đoạn hưng thịnh, thế nước
đang lên hơn bao giờ hết. Thế nhưng thế giới đang
bước vào những bước chuyển mình dữ dội, trật tự
thế giới cũ đang dần bị phá bỏ, một trật tự mới đang
dần hình thành. Các xung đột quân sự đang xảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt, sự đối đầu Nga - Mỹ
và Mỹ - Trung đang có nhiều biến động, trong khi VN
có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả ba
cường quốc này.
Trong bối cảnh ấy, việc giữ cân bằng trong quan hệ
chiến lược với ba cường quốc này không phải là một
bài toán dễ. Thế giới thời gian vừa qua cũng dành
những lời khen ngợi đối với VN khi đã khéo léo cân
bằng và phát triển quan hệ với cả ba cường quốc này.
Đây chính là thành quả của chính sách “ngoại giao
cây tre”, mềm dẻo nhưng vẫn giữ vững lập trường của
mình, không bị khuất phục bởi sức mạnh cường quyền.
Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức trước mắt khi
môi trường an ninh thế giới đầy biến động, nền kinh
tế thế giới gặp nhiều khủng hoảng, những nguy cơ về
xung đột quân sự tiềm tàng vẫn đang tiếp tục đe dọa
khu vực châu Á. Chính vì vậy, để phát huy các thành
tựu của “ngoại giao cây tre VN”, chúng ta cần phải
vận dụng linh hoạt và sáng tạo lời dạy của Bác Hồ và
ông cha ta là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Bất biến ở
đây chính là giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
độc lập dân tộc và là những vấn đề mà chúng ta luôn
phải đảm bảo trong mọi hoàn cảnh, mọi biến động.
Cho đến nay, chúng ta đã cố gắng để không rơi vào
tình trạng phải chọn phe nhưng chúng ta chính nghĩa,
đảm bảo được các lợi ích tối thượng của quốc gia,
dân tộc.
Ngoài ra, trước nguy cơ tiềm tàng của những cuộc
xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên hay ở Biển
Đông, hoạt động ngoại giao của VN càng cần thể hiện
với thế giới lập trường đề cao chính nghĩa của dân
tộc ta, đó là tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc
và luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình. Đây cũng là xu thế quan trọng
cần được gìn giữ và phát huy trong thời đại hiện nay.
Những cuộc chiến đang diễn ra càng thể hiện rõ
tầm quan trọng của chiến lược ngoại giao hiệu quả và
linh hoạt. Những quốc gia bị rơi vào vòng xoáy của
chiến tranh dù thắng hay thua thì cũng đều chịu rất
nhiều thiệt hại cả về người và của. Chính vì vậy, cần
phải cố gắng tránh các nguy cơ này ở mức cao nhất
có thể.
Ngoài ra, những cường quốc có sức mạnh quân sự
rất lớn dù có rất nhiều vũ khí hiện đại nhưng không
phải lúc nào cũng dễ dàng giành được phần thắng
hoặc được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Chính
vì vậy, chỉ những cuộc chiến chính nghĩa mới được
nhiều bạn bè quốc tế ủng hộ. Điều đó khẳng định
không phải lúc nào chính sách dùng vũ lực hoặc đe
dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng là giải
pháp tốt nhất, cho dù đó là cường quốc.
Bối cảnh ấy đòi hỏi chúng ta bên cạnh việc tăng
cường sức mạnh nội sinh, khả năng phòng vệ của
mình cũng cần có những chính sách ngoại giao mềm
dẻo, tránh đối đầu hoặc bị kéo vào những “vòng
xoáy” bất lợi.
Chuyên gia
HOÀNG VIỆT
(Trường ĐH Luật TP.HCM)
Từ trái qua: Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP.HCMAgustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCMEmmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng
Lãnh sựNhật Bản tại TP.HCMOnoMasuo, Tổng Lãnh sựĐức tại TP.HCM - TS JosefineWallat.
(Tiếp theo trang 1)
ThứBảy27-4-2024
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...20
Powered by FlippingBook