098-2024 - page 16

16
Tiêu điểm
Quốc tế -
Thứ Sáu 10-5-2024
Bà Greene dịu giọng chuyện phế truất
ông Johnson
Ngày 7-5, Hạ nghị sĩ CộnghòaMarjorieTaylor Greene đã dịu
giọng về chuyện kiến nghị bỏ phiếu bãi nhiệm ông Johnson
khi bà này nói sẽ cho ông Johnson thêm thời gian để thể hiện
cam kết đối với các ưu tiên bảo thủ, theo tờ
The Hill
.
Bà Greene đưa ra phát ngôn trên sau các cuộc gặp với ông
Johnson hai ngày qua. Theo đó, nữ hạ nghị sĩ này cho biết bà
không cam kết sẽ yêu cầu Hạ viện bỏ phiếu về kiến nghị bãi
nhiệm ông Johnson trước cuối tuần này, mặc dù trước đó bà
nói“chắc chắn”cuộc bỏ phiếu như vậy sẽ diễn ra vào tuần này.
“Tôi sẽ xem, điều đó phụ thuộc vào ông Johnson. Rõ ràng
bạn không thể khiến mọi việc diễn ra ngay lập tức, tất cả
chúng ta đều nhận thức và hiểu được điều đó. Vì vậy, quả
bóng đang ở phía ông Johnson” - bà Greene nói.
Theo một số nguồn tin, sự thay đổi thái độ của bà Greene
về việc phế truất chủ tịch Hạ viện Mỹ diễn ra sau cuộc nói
chuyện qua điện thoại giữa bà này với cựu Tổng thống Mỹ
Donald Trump vào ngày 5-5.
Các nguồn tin nói rằng ôngTrump đã thúc giục bà Greene
rút lại kiến nghị bãi nhiệmvà khuyến khích sự đoàn kết trong
đảng. Bà Greene, đồng minh của cựu Tổng thống Trump, từ
chối nêu chi tiết cuộc trò chuyện với cựu tổng thống.
Lãnh đạo đảng Dân
chủ tại Hạ viện coi
việc bác bỏ yêu cầu
bỏ phiếu của bà
Greene là nhằm duy
trì sự ổn định trong
Hạ viện.
Lý do phe Dân chủ “chìa tay”
với chủ tịch Hạ viện Mỹ
Nhiều lý do khiến phe Dân chủ tại Hạ viện giúp ôngMike Johnson giữ lại ghế chủ tịch hạ viện
khi Hạ nghị sĩ Cộng hòaMarjorie Taylor Greene kiến nghị bãi nhiệmông.
DƯƠNGKHANG
C
hiếc ghế chủ tịch Hạ
viện Mỹ lại một lần nữa
trở thành tâm điểm của
sự chú ý trong những tuần
gần đây, sau khi Hạ nghị sĩ
Cộng hòa theo đường lối
cứng rắn Marjorie Taylor
Greene đệ trình kiến nghị
bãi nhiệm chủ tịch Hạ viện
Mỹ Mike Johnson (thuộc
đảng Cộng hòa).
Hơn nửa nămvề trước, một
kiến nghị bãi nhiệm đã khiến
ông Kevin McCarthy (thuộc
đảng Cộng hòa) bị phế truất
khỏi vị trí chủ tịch Hạ viện.
Khi ấy, phe Dân chủ tại Hạ
viện đã quyết định không
đứng về phía ông McCarthy.
Tuy nhiên, lần này đảng Dân
chủ đã lựa chọn đứng về phía
ông Johnson.
Đảng Dân chủ cứu
ông Johnson
Cuối tháng 4 vừa qua, các
nhà lãnh đạo đảng Dân chủ
tại Hạ viện đã chính thức
tuyên bố họ sẽ bỏ phiếu để
giữ trật tự trong Hạ viện bằng
cách bảo vệ Chủ tịch Hạ viện
Mike Johnson khỏi nguy cơ
bị bãi nhiệm, theo tờ
The
Washington Post.
Lãnh đạo phe thiểu số
Dân chủ tại Hạ viện Hakeem
Jeffries ngày 30-4 tuyên bố
nếu bà Greene kích hoạt cuộc
bỏ phiếu về đơn kiến nghị bãi
nhiệm ông Johnson thì nỗ lực
đó sẽ không thành công.
“Chúng tôi sẽ bỏ phiếu
bác yêu cầu bỏ phiếu miễn
nhiệm chủ tịch Hạ viện của
Hạ nghị sĩ Greene. Nếu bà ấy
kích hoạt yêu cầu, nỗ lực này
Ngày 8-5, Anh triệu tập Đại sứ Nga tại London (Anh)
Andrey Kelin và công bố một loạt biện pháp trừng phạt
lên Moscow để phản đối “các hoạt động thu thập thông tin
tình báo” của Nga, theo đài
CNN
.
Anh cho biết đã triệu tập đại sứ Nga để thông báo về
các biện pháp trừng phạt và “nhắc lại rằng hành động của
Nga sẽ không được dung thứ”.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm trục xuất một tùy
viên quân sự Nga mà chính phủ Anh mô tả là “sĩ quan
tình báo quân sự không khai báo” và loại bỏ quy chế
ngoại giao đối với một số “tài sản thuộc sở hữu của Nga”
mà London tin rằng “đã được sử dụng cho mục đích tình
báo”.
Những tài sản này gồm một tòa nhà ở Highgate (phía
bắc thủ đô London) và biệt thự Seacox Heath ở vùng
Sussex (miền Nam nước Anh).
Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly cho biết các biện
pháp này nhằm vào “các hoạt động liều lĩnh và nguy hiểm
của chính phủ Nga trên khắp châu Âu”.
Ngoài các hoạt động ở Anh, ông Cleverly còn cáo buộc
Nga âm mưu phá hoại viện trợ quân sự của Đức cho
Ukraine, thực hiện hoạt động gián điệp ở Ý và Bulgaria.
Theo vị bộ trưởng, trong các hoạt động của Nga có các
chiến dịch mạng và thông tin sai lệch cũng như gây nhiễu
tín hiệu để làm gián đoạn hàng không dân dụng.
“Trong những ngày tới, chúng ta sẽ thấy những cáo
buộc bài Nga, các thuyết âm mưu và sự cuồng loạn từ
chính phủ Nga. Điều này không có gì mới, người dân
cũng như chính phủ Anh sẽ không bị những hành động
này cản trợ, sẽ không bị những con robot, những kẻ lừa
đảo và tay sai của Tổng thống Nga Vladimir Putin qua
mặt” - ông Cleverly nói trước Quốc hội Anh.
Ngày qua, Đại sứ quán Nga tại London cho biết
Moscow lấy làm tiếc về việc Anh triệu tập đại sứ Nga
cũng như các lệnh trừng phạt từ London, hãng thông tấn
TASS
đưa tin.
Đại sứ quán Nga cho rằng các biện pháp trừng phạt
của Anh được “áp đặt một cách vô căn cứ và thậm chí lố
bịch”, đồng thời cho biết Moscow sẽ “có phản ứng thích
hợp”.
“Thật đáng tiếc khi trong bối cảnh căng thẳng quốc
tế gia tăng, rất cần một cuộc đối thoại để ngăn chặn leo
thang hơn nữa, London vẫn tiếp tục thể hiện thái độ diều
hâu và làm suy yếu các mối quan hệ còn lại. Đương nhiên
phía Nga sẽ có phản ứng thích hợp” - theo tuyên bố của
Đại sứ quán Nga tại Anh.
THẢO VY
Anh triệu tậpđại sứNga, trục xuất tùy viênquânsựMoscow
Đại sứ
Nga
tại Anh
Andrey
Kelin. Ảnh:
REUTERS
Chủ tịch
Hạ viện
MỹMike
Johnson.
Ảnh:
GETTY
IMAGES
“Các đảng viên Cộng hòa tại
Hạviệnkhôngmuốnhoặckhông
thể kiểmsoát bàGreene và các
đảng viên Cộng hòa theo đuổi
lập trường cứng rắn, do đó sẽ
cần có một liên minh và quan
hệ đối tác lưỡng đảng để làm
điều này”- lãnh đạo phe thiểu
sốDân chủ tại Hạ việnHakeem
Jeffries nói.
sẽ không thành công” - ông
Jeffries tuyên bố.
Ông Jeffries nói rằng những
nỗ lựcnhằmlật đổôngJohnson
đang “làm suy yếu phúc lợi
của người dân Mỹ, ngăn cản
chúng tôi mang lại những kết
quả thực sự và có ý nghĩa cho
những vấn đề quan trọng”.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại
Hạ viện coi việc bác bỏ yêu
cầu bỏ phiếu của bà Greene
là nhằm duy trì sự ổn định
trong Hạ viện.
Bên cạnh đó, ông Jeffries
nhấn mạnh đảng Dân chủ tại
Hạ viện sẽ “cật lực đẩy lùi
chủ nghĩa cực đoan MAGA.
Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều
đó”. MAGA là viết tắt của
“MakeAmerica GreatAgain”
(Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở
lại), chỉ một nhóm đảng viên
Cộng hòa có quan điểm cực
hữu ủng hộ cựu Tổng thống
Donald Trump.
Dân chủ lên tiếng
bảo vệ, do đâu?
Theo tờ
Politico
, hàng chục
đảng viênDân chủ tin rằng các
hạ nghị sĩ Dân chủ sẽ “vào
cuộc”để cứuông Johnsonkhỏi
nguy cơ bị bãi nhiệm. Những
người theo lập trường ôn hòa
trong đảng Dân chủ đã “tìm
ra cách đánh bại” kiến nghị
của bà Greene.
Hạ nghị sĩDân chủEmanuel
Cleaver cho biết số lượng
đảng viên Dân chủ ủng hộ
ông Johnson là rất cao, thậm
chí có thể chiếm phần đa số
trong nội bộ phe Dân chủ tại
Hạ viện. Theo
Politico
, ông
Johnson là nhân vật có lập
trường bảo thủ hơn người tiền
nhiệmMcCarthy nhưng đảng
Dân chủ lại coi ông là người
“trung thực” hơn khi nói đến
việc thực hiện thỏa thuận.
Bình luận về lý do phe Dân
chủ quyết định bảo vệ ông
Johnson, tay bút của tờ
The
Atlantic
- ông Russell Berman
nhận định rằng phía Dân chủ
đang “khen thưởng chủ tịch
Hạ viện vì ông đã cho phép
dự luật viện trợ Ukraine được
thông qua”.
Cũng nhận định về điều
này, Hạ nghị sĩ Dân chủ Steny
Hoyer cho biết: “Tôi không
nghĩ chúng ta nên trừng phạt
một vị chủ tịch Hạ viện vì đã
làm điều đúng đắn”.
Theo Hạ nghị sĩ Dân chủ
Troy Carter, lần bãi nhiệm
ôngMcCarthy vào nămngoái
đã khiến Hạ viện khi đó đối
mặt với tình trạng tê liệt, gây
khó khăn cho việc thúc đẩy
các đề xuất ngân sách của cơ
quan này.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ
nói rõ rằng họ chỉ cam kết
ủng hộ ông Johnson đối phó
với bà Greene, đồng nghĩa là
họ vẫn có thể sẽ không ủng
hộ ông này trong tương lai.
“Chúng tôi muốn có khởi đầu
mới” - Hạ nghị sĩ Dân chủ
Pete Aguilar nói, thêm rằng
các đảng viên Dân chủ không
phải “bỏ phiếu tín nhiệm” đối
với ông Johnson mà họ đang
cố gắng ngăn chặn sự hỗn
loạn mà bà Greene đang đe
dọa gây ra cho Hạ viện.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Marie
GluesenkampPerez chobiết bà
sẽ giúp ông Johnson vì “đồng
cảm với ông ấy hơn với người
tiền nhiệm McCarthy” nhưng
“sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy
trong cuộc bầu cử chủ tịch Hạ
viện (tháng 11 tới)”.
Phầnmình,HạnghịsĩDânchủ
ZoeLofgrenchobiếtbàsẵnsàng
giúpđỡôngJohnsonđơngiảnvì
bà là thành viên đảng Dân chủ
và hiểu rằng đảng của bà đang
muốnngănHạviện rơi vào tình
trạng hỗn loạn một lần nữa.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook