098-2024 - page 6

6
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 10-5-2024
Sáng 9-5, kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh
Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Danh Ngọc Vàng (21 tuổi,
ngụ huyện Giồng Riềng) 12 tháng tù về tội mua bán, tàng
trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Theo cáo trạng, do đam mê chơi súng nên tháng 6-2023,
qua Facebook, bị cáo Vàng đã đặt mua một khẩu súng và
sáu viên đạn với giá 500.000 đồng. Sau khi nhận súng và
đạn, Vàng đem về nhà cất giấu.
Khoảng một tuần sau, bị cáo đăng ảnh súng và đạn lên
Facebook cá nhân với nội dung “Dàng liều lĩnh” thì bị
người dân phát hiện và báo cơ quan chức năng.
Làm việc với cơ quan công an, Vàng đã giao nộp một
khẩu súng và sáu viên đạn bằng kim loại. Kết quả giám
định cho thấy khẩu súng trên là vũ khí có tính năng, tác
dụng tương tự như vũ khí quân dụng và là vũ khí quân
dụng.
Sau đó, Vàng bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh
Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam.
CHÂU ANH
Góp ý Luật Tư pháp
người chưa thành niên - Bài 4
Bàn về giám
sát điện tử
với người
chưa thành
niên phạm tội
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn giám sát
điện tử với người chưa thành niên, cần cân
nhắc nguy cơ về sự kỳ thị, tâm lýmặc cảm,
tác động xấu…
T
hực hiện theo nghị quyết của
Quốc hội về chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh, TAND
Tối cao đã chủ trì, phối hợp với
các cơ quan thuộc nhiều bộ, ngành
soạn thảo và lấy ý kiến rộng rãi về
dự thảo Luật Tư pháp người chưa
thành niên (NCTN).
Đây là lần đầu tiên một đạo luật
riêng biệt về tư pháp cho NCTN
được xây dựng với mục tiêu hướng
đến công tác bảo vệ, giáo dục và
giúp đỡ NCTN sửa chữa sai lầm,
phát triển lành mạnh, trở thành công
dân có ích cho xã hội; nhất là liên
quan đến các hoạt động tố tụng đối
với thế hệ tương lai của đất nước.
Về các biện pháp ngăn chặn, so
với quy định tại BLTTHS, dự thảo
luật đã bổ sung hai biện pháp mới
là giám sát điện tử và giám sát tại
nhà (điểm đ, e khoản 1 Điều 124
dự thảo); đồng thời, không áp dụng
biện pháp ngăn chặn là bảo lĩnh,
đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi
nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối
với NCTN.
Bổ sung chế tài đối với
người giám sát
Có thể thấy bên cạnh các nội dung
về hình phạt thì các biện pháp ngăn
chặn đối với NCTN phạm tội là vấn
đề đáng quan tâm về tính khả thi.
Đối với biện pháp giám sát tại
nhà, dự thảo quy định áp dụng
khi “người đại diện hợp pháp của
NCTN đề nghị và cam kết thực hiện
Hầu hết tâm lý của
cha mẹ và người thân
thường bao che cho con
emmình hơn là tố giác
nên cần bổ sung vào dự
thảo quy định về trách
nhiệm cụ thể hơn của
người được giao giám
sát nhưng không đạt
hiệu quả.
Sáu biện pháp ngăn chặn
Các biện pháp ngăn chặn áp dụng
đối với NCTNbị buộc tội baogồm: Giữ
người trong trườnghợp khẩn cấp; bắt
trong trường hợp phạm tội quả tang,
bị truy nã, để tạm giam; tạm giữ; tạm
giam;giámsátđiệntử;giámsáttạinhà.
(Khoản 1 Điều 124
dự thảo Luật Tư pháp NCTN)
Cân nhắc tính khả thi của biện pháp giám sát điện tử
Mua súng, chụpảnhkhoe trênFacebook
Liên quan đến chế định biện
pháp ngăn chặn đối với NCTN,
cơ quan soạn thảo cần xem xét
lại các vấn đề sau:
Thứ nhất, trong dự thảo 2.2, cơ
quan soạn thảo đã bỏ biện pháp
ngăn chặn là bảo lĩnh, đặt tiền
để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư
trú, tạm hoãn xuất cảnh. Mặc dù
bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm ít khi được áp dụng
trên thực tế nhưng vẫn cần thiết, tạo sự đa dạng về
hệ thống các biện pháp ngăn chặn để người có thẩm
quyền có thể lựa chọn, đảm bảo sự phù hợp với từng
đối tượng, tình huống cụ thể.
Thứ hai, đối với biện pháp giám sát điện tử, cần
phải nghiên cứu chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề liên
quan trước khi quyết định có ghi nhận chính thức hay
không. Những vấn đề này bao gồm sự ảnh hưởng tiêu
cực đến tâm lý NCTN bị áp dụng; chi phí mua sắm các
thiết bị giám sát điện tử; cơ chế vận hành, phát hiện
vi phạm và xử lý…
Giám sát điện tử được hiểu là công nghệ được sử
dụng để xác định, theo dõi, ghi lại, hoặc giám sát vị trí
của NCTN thông qua các phương tiện điện tử, được áp
dụngkèmtheocácbiệnphápkhác, ví dụgiámsát tại nhà.
Đây không phải làmột biện pháp ngăn chặn độc lập.
Xu hướng chung của một số quốc gia như Mỹ, Vương
quốc Anh là vẫn tiếp tục duy trì chế định này với những
sửa đổi, bổ sung cả về phương diện lập pháp lẫn các
yếu tố đảm bảo hiệu quả thực hiện.
Tuy nhiên, với rất nhiều sự khác biệt về truyền thống
pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống tư pháp
NCTN, tình hình tội phạm do NCTN thực hiện… giữa
Việt Nam và các quốc gia nêu trên, ban soạn thảo Luật
Tư pháp NCTN rất cần có sự nghiên cứu, đánh giá một
cách cẩn trọng về biện pháp giám sát điện tử.
PGS-TS
LÊ HUỲNH TẤN DUY
,
Phó Trưởng khoa Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM
nhiệm vụ giám sát chặt chẽ họ” và
công an cấp xã nơi NCTN cư trú
có trách nhiệm theo dõi việc thực
hiện biện pháp này.
Tuy nhiên, cần lưu ý ở khía cạnh
gia đình, người đại diện hợp pháp
thường là cha, mẹ, ông, bà, người
thân, không loại trừ khả năng họ
có thể là một trong những nguyên
nhân góp phần khiến NCTN có
hành vi phạm tội.
Do đó, cần xem lại tính khả thi
khi quy định họ là người “đề nghị
và cam kết nhận trách nhiệm giám
sát”; đồng thời cũng quy định họ
có trách nhiệm “kịp thời thông báo
và phối hợp với cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng để có biện
pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời”
khi NCTN phạm tội có dấu hiệu vi
phạm khi áp dụng biện pháp giám
sát tại nhà.
Bởi lẽ hầu hết tâm lý của cha,
mẹ và người thân thường bao che
cho con emmình hơn là tố giác với
mục đích con em được giảm trách
nhiệm hình sự.
Trong BLHS cũng quy định về
người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh,
chị) không phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi không tố giác tội
phạm, trừ trường hợp đối với tội đặc
biệt nghiêm trọng hoặc xâm phạm
đến an ninh quốc gia.
Do đó, cần bổ sung vào dự thảo
quy định về trách nhiệm cụ thể hơn
của người được giao giám sát nhưng
không đạt hiệu quả; hoặc có dấu
hiệu làm cản trở, ảnh hưởng đến
bản chất vụ việc trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ giám sát của mình.
Cân nhắc yếu tố riêng tư
Đối với biện pháp giám sát điện
tử, cần xem xét đến các yếu tố về
sự riêng tư trong giám sát, sự kỳ
thị của cộng đồng đối với người bị
buộc phải đeo thiết bị này và điều
kiện thực tế của địa phương khi
trang bị thiết bị điện tử.
Trong trường hợp này, nếu thiết bị
giám sát được gắn (hoặc đeo) trên cơ
thể của NCTN thì vô tình dẫn đến
sự không đồng nhất trong đường lối
xây dựng các quy định pháp luật.
Cụ thể, khi xét xử NCTN phạm
tội thì áp dụng nguyên tắc xét xử
kín để đảm bảo bí mật cá nhân và
nhằm hạn chế sự kỳ thị. Tuy nhiên,
quá trình điều tra, truy tố, thiết bị
giám sát lại trở thành công cụ “tố
cáo và công khai” NCTN này đang
trong giai đoạn bị xem xét, xử lý
về mặt hình sự.
Điều này có thể dẫn đến sự kỳ
thị của những người xung quanh,
nguy cơ ảnh hưởng và gây tâm lý
mặc cảm, tác động xấu cũng như
đi ngược với tinh thần giáo dục, tạo
cơ hội sửa chữa lỗi lầm của NCTN.
Ngoài ra, để đảm bảo sự riêng tư
cho người được đeo - gắn thiết bị
giám sát điện tử thì cần quy định cụ
thể hơn về chức năng định vị, cập
nhật lịch trình di chuyển của thiết
bị điện tử này trước khi luật này
được thông qua và áp dụng.
Đồng thời, cần quy định chi tiết
về việc giám sát thiết bị điện tử
này, người được giao nhiệm vụ theo
dõi; nhất là tại các địa phương khó
khăn về cơ sở vật chất, trang thiết
bị cũng như nhân sự quản lý về mặt
an ninh trật tự.
NCTN thực sự cần có một đạo
luật riêng để quy định một cách
thống nhất thay vì được đề cập
đan xen trong nhiều bộ luật và luật
chung. Trong đó, biện pháp ngăn
chặn hướng đến việc giảm thiểu tác
động tiêu cực lên tâm lý, tạo điều
kiện cho NCTN phạm tội có cơ hội
được sửa chữa lỗi lầm.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả
của hai biện pháp ngăn chặn giám
sát điện tử và giám sát tại nhà, cần
cân nhắc và xem xét một cách cụ
thể hơn trong bối cảnh hiện nay về
điều kiện giáo dục, phát triển của
NCTN.•
Một phiên
tòa xét xử
người chưa
thành niên
phạmtội.
Ảnh: CTV
LÊNGÔTRUNG,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Luật sư
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook