2
Thời sự -
ThứSáu10-5-2024
VIỆTHOA- TRỌNGPHÚ
C
hính phủ đang dự thảo
Nghị định quy định chi
tiết về chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
(BTHTTĐC) khi Nhà nước
thu hồi đất để hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai 2024. Dự
thảo nghị định đã cụ thể hóa
các quy định của Luật Đất
đai mới theo chiều hướng
có lợi hơn cho người dân bị
thu hồi đất.
Đất nông nghiệp
được lựa chọn nhiều
hình thức bồi thường
Trong tờ trình Chính phủ về
việc ban hành nghị định quy
định về BTHTTĐC khi Nhà
nước thu hồi đất, Bộ TN&MT
cho biết ngoài việc quy định
chi tiết, đầy đủ các điều khoản
mà Luật Đất đai quy định về
lĩnh vực này, nghị định phải
đảm bảo sau khi thu hồi đất
thì người dân có đất bị thu
hồi có chỗ ở. Đặc biệt là chỗ
ở mới có cuộc sống phải tốt
hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Vì vậy, nghị định phải quy
định đầy đủ về bồi thường đât
ở, nha va công trinh xây dưng
gắn liền vơi đât hỗ trợ tai định
cư, viêc lâp và thưc hiên cac
khu tai định cư; quy định viêc
bồi thường đât nông nghiêp,
đât sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp, hỗ trợ ổn định
đời sống sản xuất, hỗ trợ đào
tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm cho người dân
hiệu quả.
định quy định về chính sách
BTHTTĐC, Bộ TN&MT đề
xuất quy định về: Giá đất tính
tiền sử dụng đất khi bồi thường
bằng đất có mục đích sử dụng
khác với loại đất bị thu hồi
của hộ gia đình, cá nhân và
tổ chức kinh tế.
Cùng với đó là quy định rõ
việc xử lý chênh lệchgiá trị giữa
tiền bồi thường, hỗ trợ về đất
với tiền sử dụng đất phải nộp
khi được giao đất khác hoặc
tiền mua nhà ở. Bộ TN&MT
cũng kiến nghị Chính phủ giao
các địa phương căn cứ quỹ đất,
quỹ nhà và tình hình thực tiễn
tại địa phương để quy định tỉ lệ
quy đổi, điều kiện bồi thường
bằng đất có mục đích sử dụng
khác với loại đất bị thu hồi hoặc
bằng nhà ở để bồi thường cho
người có đất bị thu hồi phù hợp
với thực tiễn.
thì được Nhà nước hỗ trợ tiền
đủ để được giao một suất tái
định cư tối thiểu.
Tương tự, khoản 5 điều này
cũng quy định: Hộ gia đình,
cá nhân khi Nhà nước thu hồi
đất gắn liền với nhà ở phải di
chuyển chỗ ở mà không đủ
điều kiện được bồi thường
về đất ở, nếu không có chỗ
ở nào khác trong địa bàn xã,
thị trấn tại khu vực nông thôn
hoặc trong địa bàn thị xã, TP
thuộc tỉnh hoặc trong địa bàn
quận, thị xã, TP thuộc TP trực
thuộc Trung ương nơi có đất
thu hồi thì được Nhà nước giao
đất ở có thu tiền sử dụng đất
hoặc bán, cho thuê, cho thuê
mua nhà ở.
Tại Điều 28 dự thảo nghị
định cũng đã cụ thể hóa điều
này. Tuy nhiên, ông Thơ góp ý
dự thảo nên bổ sung đối tượng
tại khoản 5 cũng được hưởng
suất tái định cư tối thiểu như
tại khoản 8 để đảm bảo tốt
hơn quyền lợi của người dân.
Bởi theo ông, điều này có ý
nghĩa rất lớn với người dân bị
thu hồi đất.
Theo ông Thơ, hiện nay
TP.HCM quy định suất tái
định cư tối thiểu bằng đất ở
là 45 m
2
, bằng nhà ở là 30
m
2
. “Chẳng hạn, hộ ông A
bị thu hồi đất được bố trí tái
định cư bằng căn hộ 50 m
2
,
hộ ông A được hưởng suất
tái định cư tối thiểu bằng 30
m
2
thì ông A chỉ cần thanh
toán tiền cho 20 m
2
của căn
hộ này” - ông Thơ đưa ra ví
dụ cho thấy chính sách này
rất có lợi cho dân.
Liên quan đến chính sách
BTHTTĐC, ngày 8-5, Phó
Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ
trì hội nghị trực tiếp kết hợp
trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến
dự thảo Nghị định quy định về
BTHTTĐC khi Nhà nước thu
hồi đất và dự thảo nghị định
quy định về giá đất.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Đất
đai có nhiều chủ trương, chính
sáchmới, đột phá. Mongmuốn
chung của các địa phương, cộng
đồng doanh nghiệp, nhân dân
là sớm đưa Luật Đất đai vào
cuộc sống.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ
đạo các bộ, ngành, địa phương
khẩn trương xây dựng các
nghị định, thông tư, văn bản
quy phạm pháp luật hướng
dẫn thực hiện luật, “bám sát,
Dân được lợi hơn với chính
tái
định cư mới
Một điểm đáng chú ý của
Luật Đất đai 2024 liên quan
đến chính sách bồi thường là
người dân có đất nông nghiệp
bị thu hồi được quyền lựa
chọn nhiều hình thức nhận
bồi thường. Cụ thể là các hình
thức bồi thường bằng đất nông
nghiệp, bằng tiền, bằng nhà ở
hoặc bằng đất có mục đích sử
dụng khác với loại đất bị thu
hồi (khoản 1 Điều 96 Luật Đất
đai 2024).
Các luật Đất đai trước đây,
khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp để thực hiện
dự án thì người dân chỉ được
bồi thường bằng tiền hoặc
bằng đất có cùng mục đích
sử dụng là đất nông nghiệp.
Với quy định này, người dân
bị thu hồi đất có thêm lựa
chọn phù hợp với nhu cầu
của mình. Hình thức “bồi
thường bằng đất có mục đích
sử dụng khác với loại đất bị
thu hồi” cũng được áp dụng
để bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất ở, đất phi nông
nghiệp (tại khoản 1 Điều 98;
khoản 1 Điều 99).
Liên quan đến nội dung
này, trong tờ trình về dự thảo
nghị định gửi Chính phủ, Bộ
TN&MTcho rằng tuy trong luật
có quy định nhưng luật không
giao Chính phủ và UBND cấp
tỉnh quy định xác định thế nào
là “bằng đất có mục đích sử
dụng khác với loại đất bị thu
hồi” hoặc bằng nhà ở. Điều
này dẫn đến các địa phương
sẽ lúng túng vì không có cơ
sở để thực hiện.
Vì vậy, trong dự thảo nghị
Nới rộng chính sách
tái định cư
TheoLuậtĐất đaimới, không
chỉ người dân được quyền chủ
động lựa chọn nhiều hơn về
các hình thức bồi thường mà
trong chính sách tái định cư
cũng được quy định thông
thoáng hơn trước đây.
Theo đó, nếu trước đây khi
Nhànước thuhồi đất ở thì người
có đất bị thu hồi mới được bố
trí tái định cư, đất nông nghiệp
và các loại đất khác thì không
nằm trong diện được tái định
cư. Tuy nhiên, Luật Đất đai
mới quy định người dân có đất
bị thu hồi dù đủ hay không đủ
điều kiện bồi thường đất ở
thì
đều được giải quyết tái định
cư. Trong dự thảo nghị định,
Chính phủ cũng quy định chi
tiết các điều khoản để cụ thể
hóa các nội dung này.
ÔngTrầnMinhThơ, nguyên
Trưởng phòngBTHTTĐC (Sở
TN&MT TP.HCM), cho rằng
việc mở rộng quyền lợi của
người dân có đất bị thu hồi
có ý nghĩa quan trọng khi Nhà
nước thu hồi đất. Đối với đất
ở theo khoản 8 Điều 111 của
Luật Đất đai 2024 quy định:
Trường hợp người có đất ở thu
hồi mà phải di chuyển chỗ ở
và được bồi thường bằng giao
đất ở hoặc nhà ở tái định cư
nhưng tiền bồi thường về đất
ở không đủ so với giá trị của
một suất tái định cư tối thiểu
1. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại
khoản 8 Điều 111 của Luật Đất đai thực hiện
như sau:
a) Suất tái định cư tối thiểu được quy định
bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc
bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của
người được bố trí tái định cư.
b) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu
được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện
tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện
tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa
phương và diện tích nhà ở tái định cư
không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu
theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được
quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái
định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối
thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được
tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái
định cư tối thiểu tương đương với giá trị một
suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại
nơi bố trí tái định cư.
c) Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản
2 của điều này và tình hình cụ thể của địa
phương, UBND cấp tỉnh quy định suất tái
định cư tối thiểu bằng đất ở, bằng nhà ở và
bằng tiền.
Theo Luật Đất đai
mới, không chỉ người
dân được quyền chủ
động lựa chọn nhiều
hơn về các hình thức
bồi thường mà trong
chính sách tái định
cư cũng được quy
định thông thoáng
hơn trước đây.
Theo quy định của Luật Đất đai
2024 và dự thảo Nghị định hướng
dẫn về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thì quyền lợi của người bị thu hồi
đất sẽ được đảmbảo tốt hơn.
Quy định về suất tái định cư tối thiểu
Một dự án tái định cư tại TP.HCM. Ảnh: VIỆTHOA