098-2024 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Sáu 10-5-2024
HỮUĐĂNG
N
gày 9-5, TAND TP.HCM xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáoTrầnThị Ánh Nguyệt
hai năm tù về tội đưa hối lộ và bị cáo
Nguyễn Thị Tuyết Hồng hai năm tù về tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
VKS truy tố tội môi giới hối lộ,
tòa xử tội lừa đảo
Theo cáo trạng, cuối tháng 9-2019, Trần
Nhật Minh (con của bị cáo Nguyệt) cùng
đồng bọn bị bắt giữ vì thực hiện nhiều vụ
phạm tội.
Lúc này, Nguyệt và bạn gái của con liên
hệ với Hồng để nhờ giúp “lo” cho Minh.
Hồng nói có quen biết điều tra viên tên
Hùng thuộc Công an huyện Hóc Môn,
có thể giúp Minh được tại ngoại điều tra,
hưởng án treo.
Sau đó, Hồng dẫn Nguyệt đến trụ sở Công
an huyện Hóc Môn. Tại đây, Nguyệt đứng
đợi bên ngoài, còn Hồng vào bên trong.
Khoảng 15 phút sau, Hồng đi ra nói rằng
ông Hùng báo chi phí “lo” cho Minh được
tại ngoại là 100 triệu đồng. Nếu muốn được
tuyên mức án thấp thì phải đợi hồ sơ kết
thúc, án 18 tháng tù giá 80 triệu đồng, án
treo giá 100 triệu đồng. Ngoài ra, Hồng lấy
riêng “tiền cà phê” là 10 triệu đồng.
Nguyệt đồng ý và nhờHồng “lo” choMinh
được thả ra. Nguyệt lần lượt đưa cho Hồng
nhiều lần, tổng cộng 90 triệu đồng, có viết
giấy giao nhận. Sau đó, Hồng yêu cầu phải
đưa thêm 20 triệu đồng thì Nguyệt không
đồng ý “lo” nữa rồi đòi lại tiền.
Đến ngày 9-10-2019, công an liên hệ,
yêu cầu Nguyệt làm thủ tục bảo lĩnh cho
con tại ngoại điều tra. Nguyệt cho rằng
không phải do Hồng giúp đỡ nên tiếp tục
yêu cầu trả lại tiền. Hồng chỉ hứa hẹn mà
không thực hiện nên Nguyệt cho rằng bị
lừa đảo và làm đơn tố cáo.
Tháng 12-2022, TAND TP.HCM xét xử
sơ thẩm, tuyên phạt Nguyệt hai năm tù về
tội đưa hối lộ và Hồng hai năm tù về tội
môi giới hối lộ.
Sau đó, bị cáo Nguyệt kháng cáo xin giảm
nhẹ hình phạt. Tháng 11-2023, TAND Cấp
cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đã hủy
án để điều tra lại.
Tại phiên xử lần này, đại diện VKSND
TP.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm truy
tố Nguyệt về tội đưa hối lộ và Hồng về tội
môi giới hối lộ. Tuy nhiên, TANDTP.HCM
xét xử bị cáo Hồng về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Lập luận của tòa về tội danh
Theo HĐXX, có căn cứ để xác định bị
cáo Nguyệt thông qua nhiều người giới
thiệu đã liên hệ với Hồng, đưa cho Hồng
90 triệu đồng để lo cho con được tại ngoại
và đã phạm vào tội đưa hối lộ.
Đối với bị cáo Hồng, tuy Hồng khai việc
Minh được tại ngoại là có sự tác động của
Người mẹ vướng lao lý
vì nhờ người “chạy”
tại ngoại cho con
Người mẹ thông qua nhiều người giới thiệu đã liên hệ, đưa choHồng
90 triệu đồng để lo cho conmình được tại ngoại và đã phạmvào tội đưa hối lộ.
Sát hại bạnvì
chuyệnmượn
điện thoại
Ngày 9-5, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ
thẩm đã tuyên phạt bị cáo Lý Đức 18 năm
tù về tội giết người (khi phạm tội, bị cáo
Đức mới hơn 17 tuổi).
Ngoài ra, tòa còn công nhận thỏa thuận
giữa người đại diện hợp pháp của bị cáo và
gia đình bị hại về việc bồi thường cho gia
đình bị hại số tiền 200 triệu đồng.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là
rất côn đồ, vì mâu thuẫn nhỏ mà thủ sẵn dao
để giết người. Với hành vi của bị cáo, nếu là
người thành niên thì phải áp dụng hình phạt
tử hình.
Tuy nhiên, bị cáo khi phạm tội chưa đủ
18 tuổi nên được áp dụng hình phạt dành
cho người dưới 18 tuổi với mức án cao nhất
không quá 18 năm tù.
Tòa cho rằng đại diện VKS đề nghị mức
án đối với bị cáo 16-17 năm tù là quá nhẹ
so với hành vi phạm tội của bị cáo nên
không chấp nhận và đã quyết định tuyên án
như trên.
Theo cáo trạng, Đức và ĐVH có mối
quan hệ bạn bè quen biết nhau do thường đi
chơi chung. H thường mượn điện thoại của
Đức sử dụng nhưng không trả lại nên giữa
Đức và H phát sinh mâu thuẫn. Từ đó, Đức
nảy sinh ý định sát hại H.
Vào khoảng 1 giờ 15 ngày 6-7-2023, Đức
uống cà phê với bốn người khác gần cầu
Vàm Cống, phường Thới Thuận, quận Thốt
Nốt, TP Cần Thơ.
Trong lúc uống cà phê thì H gọi điện
thoại cho một người trong nhóm của Đức
và người này đưa điện thoại cho Đức nói
chuyện với H.
H hỏi Đức có giữ giấy biên nhận cầm
điện thoại không. Đức nói mình đang giữ
giấy biên nhận và hỏi lại H đang ở đâu để
đến đón. Mục đích của Đức là chở H đi tìm
đoạn đường vắng rồi dùng dao sát hại H.
H nói địa điểm của mình cho Đức. Sau
khi nghe điện thoại, Đức thủ sẵn một con
dao mang theo trong người và lấy xe chạy
đi tìm H. Thấy Đức đến, H đứng lên và đi
bộ ra ngoài đường.
Thấy vậy, Đức lấy xe chạy theo, nói H lên
xe để chở về nhà nhưng H không đồng ý.
H gọi điện thoại cho người khác, nhờ chở
về nhà họ. Sau đó, người này đến chở H đi.
Đức cũng chạy xe theo phía sau hai người.
Khi đến nhà, người này nói với Đức và H
đợi ở cổng để mình chạy đi mua thuốc hút.
Khi chỉ còn lại Đức và H, thấy có cơ hội
nên Đức giả vờ nhờ H đến khởi động xe
máy cho Đức. H ngồi lên xe của Đức đạp
cho máy nổ thì Đức đi lại phía sau lưng H,
dùng dao tấn công liên tiếp rồi lái xe bỏ đi.
Người bạn sau khi đi mua thuốc hút về,
phát hiện H đã tử vong nên trình báo công
an. Đến sáng cùng ngày, Đức bị công an bắt
khẩn cấp.
Theo kết luận giám định pháp y tâm thần,
về y học, Đức có bệnh rối loạn nhân cách,
hành vi do sử dụng các chất kích thích; tại
thời điểm phạm tội và hiện tại, hạn chế khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi.
NHẪN NAM
Bị cáo LýĐức nghe tòa tuyên án ngày 9-5.
Ảnh: NHẪNNAM
Bị cáoNguyễn Thị Tuyết Hồng và Trần Thị ÁnhNguyệt
(phải)
tại tòa. Ảnh: HỮUĐĂNG
Cán bộ tố tụng làm việc tiếp công dân là bình thường
Trong phần xét hỏi, bị cáo Hồng nói việc Minh được tại ngoại là có một phần tác động
của mình. Tuy nhiên, đại diện VKSND TP.HCM tham gia chất vấn và thông tin cho bị cáo
Hồng biết thời điểm đó, Công an huyện Củ Chi vẫn ra lệnh bắt tạm giam Minh nhưng
VKSND huyện Hóc Môn đã không phê chuẩn nên mới có việc Minh được tại ngoại để
phục vụ điều tra.
Đại diện VKS cũng giải thích thêm việc cán bộ các cơ quan tố tụng làm việc tiếp công
dân trong trụ sở để giải quyết thắc mắc, khiếu nại là việc bình thường, pháp luật đã có
quy định. Bị cáo nói gặp điều tra viên Nguyễn Phi Hùng để lo cho Minh được tại ngoại
nhưng không có chứng cứ chứng minh.
Hồng khai việc Minh được
tại ngoại là có sự tác động của
mình nhưng không có căn cứ,
không chứng minh được việc
điều tra viên đã nhận tiền từ
Hồng để lo cho Minh được
tại ngoại.
mình nhưng không có căn cứ, không chứng
minh được việc điều tra viên tên Hùng đã
nhận tiền từ Hồng để lo cho Minh được
tại ngoại.
Bên cạnh đó, không có chứng cứ chứng
minh Hồng đã môi giới như thế nào, vì thực
tế Minh được Công an huyện Củ Chi (do
Công an huyện Hóc Môn chuyển hồ sơ vụ
án) cho tại ngoại nhưng Hồng không biết.
Từ đó, không có căn cứ để truy tố Hồng
về tội môi giới hối lộ. Hồng đã đưa ra thông
tin gian dối để bị cáo Nguyệt tin là mình lo
cho con của bị cáo Nguyệt được tại ngoại,
từ đó chiếm đoạt 90 triệu đồng nên phạm
vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với điều tra viên Nguyễn Phi Hùng,
không có căn cứ để xác định ông Hùng đã
nhận 90 triệu đồng từ Hồng để lo cho Minh
được tại ngoại. Khai trong quá trình điều
tra, ông Hùng phủ nhận việc đã nhận tiền
từ Hồng và cũng phủ nhận việc đã gọi điện
thoại cho gia đình bị cáo Nguyệt.
Tại tòa, bị cáo Hồng không chấp nhận
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tòa án
đưa ra xét xử vì cho rằng hình phạt của
mình sẽ nặng hơn tội môi giới hối lộ mà
VKS đã truy tố.
Bên cạnh đó, bị cáo Hồng cho biết bị cáo
Nguyệt là người chủ động tìm tới nhà mình
để nhờ vả, còn chuyện bị cáo đòi thêm tiền
là đúng theo giao kèo hai bên đã thỏa thuận
(hai bên thỏa thuận 110 triệu đồng) nhưng
bị cáo Nguyệt mới chỉ đưa 90 triệu đồng.
Đối với việc Công an huyện Củ Chi mời
gia đình Minh lên bảo lĩnh mà bị cáo Hồng
không biết là hết sức bình thường, vì bị cáo
không phải là người thân của Minh.
Hồng còn khai nhận nhờ điều tra viên
Nguyễn Phi Hùng, vì ông Hùng là điều tra
viên đội hình sự, có các mối quan hệ trong
ngành nên nắm được thông tin vụ việc của
Minh chứ không phải là điều tra viên trực
tiếp điều tra vụ án.
Về phía bị cáo Nguyệt, khai tại tòa, bị
cáo này cho biết khi con bị bắt tạm giam,
bị cáo đã thế chấp căn nhà để lo cho con
và đưa cho Hồng 90 triệu đồng.
Sau đó, Công an huyện Củ Chi mời bị
cáo Nguyệt lên bảo lĩnh cho con được tại
ngoại nhưng Hồng không biết chuyện này
mà vẫn đòi thêm tiền, do đó Nguyệt đã đòi
Hồng trả lại tiền.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook