098-2024 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu10-5-2024
Chuẩn bị trình Quốc hội cho phép thi hành
Luật Đất đai từ 1-7
Sáng 9-5, Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số
bộ, ngành, địa phương nghe báo cáo,
cho ý kiến về công tác chuẩn bị dự
thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho
phép thi hành Luật Đất đai năm 2024
vào ngày 1-7-2024 (sớm hơn so với
quy định trong luật là ngày 1-1-2025)
và một số cơ chế, chính sách quan
trọng khác về đất đai.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT
Trần Quốc Phương, đến nay dự thảo
Nghị quyết trình Quốc hội cho phép
thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào
ngày 1-7 tới và dự thảo Nghị quyết
về phân cấp cho UBND tỉnh ban
hành kế hoạch thực hiện quy hoạch
tỉnh đang được khẩn trương tiếp thu,
hoàn thiện hồ sơ theo đúng trình tự,
thủ tục và tiến độ đặt ra.
Đối với dự thảo Nghị quyết thí điểm
tách công tác BTHTTĐC, giải phóng
mặt bằng thành dự án độc lập, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết đối tượng thực
hiện là dự án đầu tư công nhóm B, C đang vướng mắc do các bộ, ngành, địa phương lựa
chọn, đề xuất.
Lãnh đạo các địa phương cho rằng nếu tách công tác giải phóng mặt bằng thành
dự án độc lập tại một số dự án giao thông sẽ giúp địa phương rút ngắn thời gian
chuẩn bị, triển khai dự án, giảm tình trạng đầu cơ đất…
Về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa
thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không
phải là đất ở, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết chính sách này nhằm
tháo gỡ vướng mắc cho các dự án sử dụng đất sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch
vụ… đã được Nhà nước điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành đất ở.
Bộ TN&MT đề xuất ưu tiên thực hiện thí điểm đối với khu vực đô thị, khu vực
quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.
Đại diện các địa phương đề nghị rà soát, quy định chặt chẽ tỉ lệ dự án, diện tích
nhà ở thương mại được thực hiện thí điểm trên tổng diện tích nhu cầu phát triển dự
án nhà ở được phê duyệt của chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đến năm 2030;
có tiêu chí, danh mục dự án cụ thể.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng các nghị quyết
của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết
những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doanh nghiệp, theo tinh thần
phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm soát, giám sát, bảo đảm điều kiện thực thi.
Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng trong triển khai
dự án đầu tư, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương đề xuất danh mục cụ thể dự án
nhóm B, C theo tiêu chí hoặc những dự án cần tách công tác giải phóng mặt bằng để
đưa vào nghị quyết thí điểm; chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn tổ chức thực hiện
theo đúng kế hoạch đề ra.
Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT tiếp thu, hoàn
thiện hồ sơ, trình tự, thủ tục trình Quốc hội ban hành nghị quyết về phân cấp cho
UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.
Cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về
nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là
đất ở, Phó Thủ tướng nêu rõ phạm vi thực hiện là đất thuộc những cơ sở thương mại,
dịch vụ, sản xuất trong đô thị thuộc diện phải di dời do ô nhiễm, ùn tắc giao thông...
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng. Những doanh nghiệp thực hiện dự
án nhà ở thương mại phải có đủ năng lực theo quy định của pháp luật.
VIỆT HOA
(Theo
chinhphu.vn
)
sách
cụ thể hóa, thể chế hóa đầy
đủ những nội dung mà Luật
Đất đai giao cho Chính phủ
hướng dẫn”.
Theo Phó Thủ tướng, quy
định về BTHTTĐC khi Nhà
nước thu hồi đất là chính
sách quan trọng, nhạy cảm,
đột phá nhằm bảo đảm công
bằng, an sinh xã hội. Người
dân được tham gia, hưởng lợi
trong quá trình phát triển, hài
hòa lợi ích của các bên khi
thực hiện dự án.
Trong công tác BTHTTĐC,
Phó Thủ tướng nhấn mạnh
yêu cầu phải có chính sách
nhất quán, công bằng, có
sự điều tiết của Nhà nước,
không bỏ sót đối tượng; kịp
thời thể chế hóa những quy
định, kinh nghiệm thực tiễn
đã được chứng minh là đúng
đắn, hiệu quả.•
Kiếnnghị không thu tiền sửdụng
hạ tầngvới suất tái định cư
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất
động sản TP.HCM (HoREA), cũng bày tỏ sự
ủng hộ với các điều khoản quy định cụ thể về
suất tái định cư (TĐC) tối thiểu. Tuy nhiên,
ông kiến nghị về chính sách TĐC, cần có sự
bình đẳng giữa các đối tượng bị thu hồi đất
của dự án do Nhà nước thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng và các dự án xây dựng lại nhà chung cư. 
Theo ông Châu, cũng là đối tượng TĐC
nhưng người TĐC thuộc các dự án xây dựng
lại nhà chung cư (áp dụng đối với nhà chung
cư xây dựng từ năm 1994 trở về trước) được
áp dụng nhiều chính sách “ưu đãi” hơn vì
được hưởng thêm các quy định có lợi tại Luật
Nhà ở 2023.
Theo đó, người dânTĐC thuộc các dự án xây
dựng lại nhà chung cư được bố trí TĐC tại
chỗ hoặc nơi ở khác trong tòa nhà chung cư
mới trên địa bàn của phường, quận đó hoặc
quận lân cận. Căn hộ TĐCmới thường có diện
tích lớn hơn, chất lượng tốt hơn và được miễn
tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai 2024, Luật Nhà ở 2023.
Thêm vào đó, không phải nộp tiền xây dựng
cơ sở hạ tầng nên những người TĐC thuộc các
dự án xây dựng lại nhà chung cư sẽ có môi
trường sống ít bị xáo trộn và có thể có sinh
kế tốt hơn trước. Trong khi đó, người dân
TĐC của dự án do Nhà nước thu hồi đất để
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
công cộng lại phải nộp số tiền này.
“Đáng quan tâm nhất là các trường hợp Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế - xã hội tại các khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, người dân phải rời bỏ môi trường
sống quen thuộc với tập tục, truyền thống để
vào sống trong khu TĐC khác biệt hẳn với nơi
ở cũ. Nhất là vấn đề cuộc sống, sinh kế mà
nếu thu thêm tiền hạ tầng khu TĐC thì không
hợp tình hợp lý” - ông Châu phân tích.
Để minh chứng cho kiến nghị này, ông Châu
nêu một số trường hợp xảy ra trong thực tiễn
tại một địa phương. Cụ thể, địa phương này
đã quy định thu thêm tiền hạ tầng khu TĐC
đối với người TĐC thuộc các trường hợp Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế - xã hội. Mức thu thêm khoảng 3
triệu đồng/m
2
 nên người TĐC nếu được bồi
thường (hoán đổi) nền nhà 100 m
2
 thì phải
đóng thêm khoảng 300 triệu đồng.
Tương tự, một tỉnh khác đã thu thêm tiền
hạ tầng đối với người dân TĐC với mức
thu khoảng 7 triệu đồng/m
2
. Theo đó, người
TĐC được bồi thường nền nhà 100 m
2
 thì phải
đóng thêm khoảng 700 triệu đồng, mặc dù
những người TĐC này bị đảo lộn môi trường
sống và sinh kế.
Khoản 8 và khoản 10 Điều 111 Luật Đất
đai 2024 quy định: Trường hợp người có đất
ở bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở và được
bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở TĐC nhưng
tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá
trị của một suất TĐC tối thiểu thì được Nhà
nước hỗ trợ tiền đủ để được giao một suất
TĐC tối thiểu. UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ
đất ở, quỹ nhà ở TĐC và tình hình thực tế tại
địa phương quy định chi tiết về suất TĐC tối
thiểu theo quy định. 
Ông Châu nhận định: Dự thảo nghị định
làm rõ suất TĐC tối thiểu được quy định bằng
đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền
để phù hợp với việc lựa chọn của người được
bố trí TĐC theo quy định của UBND cấp tỉnh
tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương là rất
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. 
Tuy nhiên, theo chủ tịch HoREA, cần bổ
sung điều kiện nền nhà hoặc nhà ở trong
khu TĐC đã bao gồm đầy đủ hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Có nghĩa là
địa phương không được tự ý thu thêm tiền
hạ tầng khu TĐC.
Ông Châu đề nghị bổ sung vào Điều 28 dự
thảo nghị định quy định không thu tiền đầu
tư cơ sở hạ tầng khu TĐC đối với người TĐC
đã được giao đất ở TĐC theo phương án bồi
thường, hỗ trợ, TĐC đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Với quy định
này, những người TĐC thuộc trường hợp Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện dự án không
phải là dự án xây dựng lại nhà chung cư yên
tâm hơn và chính quyền các địa phương dễ
thực thi chính sách, pháp luật thống nhất trong
cả nước. 
“Hiệp hội nhận thấy bồi thường, hỗ trợ,
TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một chính
sách rất quan trọng đã được quy định tại Luật
Đất đai 2024. Để bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất
thuộc trường hợp được TĐC, cần xây dựng
cơ chế giải quyết thật thỏa đáng, hợp tình hợp
lý, công bằng giữa các đối tượng được TĐC”
- ông Châu nói.
VIỆT HOA
PhóThủtướngTrầnHồngHàchủtrìbuổilàmviệcvới
một số bộ, ngành, địa phương ngày 9-5. Ảnh: VGP
Chung cư tái định cư tại phường 12, quận Bình Thạnh. Ảnh: VIỆTHOA
Hiệp hội Bất động sản TP.HCMkiến nghị cần
quy định công bằng trong chính sách tái định cư
đối với các loại dự án do Nhà nước thu hồi đất.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook