108-2024 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư 22-5-2024
M
ột buổi chiều tháng 5,
theo chân các cán bộ
Công an phườngHiệp
Bình Chánh, Công an TP
Thủ Đức (TP.HCM), chúng
tôi có mặt tại Trung tâm Bảo
trợ người tàn tật Hiệp Bình
Chánh để ghi nhận buổi lễ
trao giấy khai sinh (GKS) cho
42 người già, khuyết tật, có
hoàn cảnh đặc biệt.
Giấy khai sinh
không có tên cha, mẹ
Ông Huỳnh Công Viễn (52
tuổi, khuyết tật cả hai chân)
kể câu chuyện của đời mình.
Ông Viễn chưa từng biết cha,
mẹ mình là ai, dòng họ thân
thiết làm gì, ở đâu. Ông Viễn
được cho biết rằng ngày trước
ông được đưa đến một cô nhi
viện, sau đó được chuyển đến
Trường Mầm non 6 (nay là
Trung tâm Bảo trợ trẻ tàn
tật mồ côi Thị Nghè), rồi lại
được đưa về Trung tâm Bảo
trợ người tàn tật Hiệp Bình
Chánh đến nay.
“Tôi không biết người đặt
tên cho mình là ai, đến khi
lớn lên, có nhận thức thì tên
Huỳnh Công Viễn đã đi theo
tôi. Tôi chạnh lòng khi mọi
người có GKS ghi đầy đủ cả
tên cha và mẹ; còn trên GKS
của tôi, phần tên cha và mẹ
lại để trống. Thế nhưng nhận
được GKS này, tôi phần nào
được an ủi bởi xã hội vẫn còn
quan tâmđến người khuyết tật
như tôi” - ông Viễn chia sẻ.
Cầm GKS, bà Trần Thị
Điệp (70 tuổi) không kiềm
được nước mắt bởi suốt 70
năm qua, bà là một người vô
danh. Bà Điệp quê ở Bến Tre,
khi bà 14 tuổi thì cha mẹ mất,
bà rời quê đến TP.HCM làm
chân. Ở một số nơi tôi làm
việc, họ còn lấy cớ đó để trả
thù lao thấp. Nay được trung
tâm và chính quyền tạo điều
kiện làm GKS, tôi rất vui và
hạnh phúc vì đến gần cuối đời
tôi cũng xác định được danh
tính của mình” - bà Điệp nói.
Không chỉ ông Viễn và bà
Điệp, 40 người cùng được
nuôi dưỡng tại Trung tâmBảo
trợ người tàn tật Hiệp Bình
Chánh là một hoạt động theo
Kế hoạch 1878/KH-BCĐ của
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
06 TP.HCM.
Mục đích là để phối hợp
thực hiện công tác thu thập
dữ liệu dân cư, cấp số định
danh cá nhân, giải quyết cư
trú và cấp CCCD đối với các
trường hợp thuộc nhân khẩu
đặc biệt trên địa bàn TP; Kế
hoạch 425/KH-UBND-CA
của UBND TP Thủ Đức về
việc thực hiện công tác thu
thập dữ liệu dân cư, cấp số
định danh cá nhân, giải quyết
cư trú và cấp CCCD đối với
các trường hợp thuộc nhân
khẩu đặc biệt trên địa bàn
TP Thủ Đức.
“Việc cấp GKS và số định
danh cá nhân mang ý nghĩa
không để ai bị bỏ lại phía sau
trong công cuộc chuyển đổi
số. Do đó, mới đây đã có 42
trường hợp tại Trung tâmBảo
trợ người tàn tật Hiệp Bình
Chánh được cấp GKS, còn
77 trường hợp đang tiếp tục
được xác minh, hoàn thiện hồ
sơ để ký và trao vào đợt tiếp
theo” - Trung tá Hải nói.
Cũng theo Trung tá Hải,
việc cấp GKS cho những
trường hợp đặc biệt trên địa
bàn phường là kết quả lớn để
chính quyền thực hiện quản
lý dân cư, an sinh xã hội, cũng
như đảm bảo các quyền lợi
chính đáng của công dân trên
địa bàn phường.
Trung tá Huỳnh Thị Cẩm,
Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát
quản lý hành chính về trật
tự xã hội, Công an TP Thủ
Đức, cho biết trên địa bàn TP
Thủ Đức có đến 1.997 trường
hợp không có GKS.
Suốt một năm qua Công
an TP Thủ Đức đã triển khai
cấp GKS cho những trường
hợp này, đến nay chỉ còn 77
trường hợp tại Trung tâmBảo
trợ người tàn tật Hiệp Bình
Chánh và khoảng 100 trường
hợp tại Trung tâm Tâm thần
Thủ Đức đang trong quá trình
xác minh và thực hiện.•
Nướcmắt bà Trần Thị Điệp rơi khi nhớ về quá khứ khó khăn củamình. Ảnh: TRẦNMINH
thuê. Đến khi tuổi già không
có nơi nương tựa, không có
anh chị em, cũng không có
chồng con, bà Điệp phải sống
trong cảnh lang thang. Sau đó,
bà Điệp được đưa vào Trung
tâmBảo trợ người tàn tật Hiệp
Bình Chánh từ năm 2013.
“Do không có giấy tờ tùy
thân nên tôi làm công việc tay
cấp GKS trong đợt này đều
xúc động vì lần đầu tiên họ
được cầm tờ GKS của mình.
Tất cả đều cho biết rất hạnh
phúc vì được sống tại trung
tâm, được quan tâm và chăm
sóc, không còn cảm thấy cô
đơn như trong những năm
tháng qua.
Để không ai bị bỏ lại
phía sau
Trao đổi với PV, Trung tá
HoàngTuấnHải,TrưởngCông
an phường Hiệp Bình Chánh,
TP Thủ Đức, cho biết việc
cấp GKS cho những trường
hợp đang được chăm sóc,
“Việc cấp giấy khai
sinh cho những
trường hợp đặc biệt
trên địa bàn phường
là kết quả lớn để
chính quyền thực
hiện quản lý dân cư,
an sinh xã hội.”
“70 tuổi tôi mới được cầm
giấy khai sinh của mình”
42 người già, khuyết tật, neo đơn xúc động vì lần đầu tiên trong đời được cầmgiấy khai sinhmang tênmình.
HUỲNHTHƠ- TRẦNMINH
Hộp thư bạn đọc
Vừa qua báo
Pháp Luật TP.HCM
có nhận được đơn, thư của các bạn
đọc:
Nguyễn An Hoàng Đạo
(quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) phản
ánh về việc công ty giám định không đủ điều kiện, năng lực giám
định;
TrầnVănTrung
(huyệnHàmTân, tỉnh BìnhThuận) phản ánh về
việc bị bỏ lọt tội phạm;
ĐàoThị NgọcMai
(huyện Bến Lức, tỉnh Long
An) phản ánh về việcmột người lập công ty ảo để trốn thuế;
Nguyễn
Thị On
(TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) phản ánh về việc không
đồng ý với bản án của tòa trong vụ án “tranh chấp quyền sử dụng
đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Nguyễn
Thị Đèo
(huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) phản ánh về việc con gái bị
hiếp dâm;
Lê Chí Tâm
(TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) phản ánh về việc bị
lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Trần Thị Mộng Thùy Trang
(huyện Gò
Công Tây, tỉnh Tiền Giang) phản ánh về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;
Tạ Văn Hòa
(TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về
việc bị lừa đảo khi đi mua đất;
Hồ ThụyVân Anh
(TP Vũng Tàu, tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu) phản ánh về việc con bị hành hung dẫn đến bị
trầm cảm;
Hà Trọng Giao
(huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) phản
ánh về việc bị cưỡng chế thi hành án…
42 người già, có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâmBảo trợ
người tàn tật Hiệp Bình Chánh (TP ThủĐức, TP.HCM) được cấp
giấy khai sinh. Ảnh: TRẦNMINH
Khó khăn tìm lại thông tin
về nhân thân
Trong quá trình tìm và quản lý thông tin về các trường
hợp đặc biệt, tổ công tác đã gặp nhiều trường hợp không
biết chữ, không nhớ rõ thông tin cá nhân. Trong đó, nhiều
người bị câm, điếc; những trường hợp tâm thần không biết
mình là ai, không điều chỉnh được hành vi; trẻ embị bỏ rơi...
Những trường hợp này, chúng tôi phải thu thập thông
tin từ nhiều nguồn như hồ sơ trung tâm, cơ sở dữ liệu quốc
gia, xác minh bằng nghiệp vụ hoặc từ các ban ngành khác
có liên quan như tư pháp, BHXH.
Ngoài ra, công tác xác minh, xác định, phân loại từng
trường hợp nhân khẩu đặc biệt còn nhiều hạn chế dẫn đến
việc lập hồ sơ xử lý, xác minh và cập nhật thông tin lên hệ
thống đạt hiệu quả chưa cao. Nhìn chung phải phân loại dễ
trước khó sau, những trường hợp có thông tin thì làm trước.
Trung tá
HUỲNH THỊ CẨM
,
Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Thủ Đức
Ban tổ chức Ngày hội “Phú Mỹ Hưng - Hướng về trẻ
em” năm 2024 đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 20.000 phần
quà dành cho thiếu nhi khi tham gia hàng loạt trò chơi
thể thao, nghệ thuật, sáng tạo.
Theo đó, khi tham gia trò chơi, các em sẽ nhận được
phiếu đổi quà. Càng chơi nhiều, các em sẽ càng được
nhiều phiếu để đổi cho mình những phần quà hấp dẫn
như dụng cụ học tập, bánh kẹo, đồ chơi… đến từ các
nhà tài trợ của chương trình như Tổ chức Giáo dục
ILAViệt Nam, Công ty TNHH LOCK&LOCK HCM,
Phòng khám quốc tế CarePlus, Hệ thống phòng khám
nhà thuốc Echo Medi, Hệ thống toán tư duy Hoa Kỳ
- Mathnasium Việt Nam, Kem Marius, Bánh vòng
DOOWEE DONUT – Bánh Donut phủ sôcôla nhân kem
trứng, Ngũ cốc Nestle, Trung tâm Anh ngữ Apollo…
Ngày hội “Phú Mỹ Hưng - Hướng về trẻ em” là sự
kiện thường niên do Công ty Phú Mỹ Hưng tổ chức
nhằm mang đến một sân chơi bổ ích, lành mạnh và
hoàn toàn miễn phí cho trẻ em trong mỗi dịp hè. Năm
nay, ở lần thứ 13 tổ chức, ngày hội sẽ diễn ra từ 8 giờ
đến 18 giờ ngày 26-5, tại khu Hồ Bán Nguyệt (Phú Mỹ
Hưng), với chủ đề “Chơi để học”.
NM
Cácemnhỏđổiphiếuđểnhậnquàsaukhithamgiatròchơi.
Hơn 20.000 phần quà dành cho trẻ tại ngày hội của Phú Mỹ Hưng
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook