11
Kinh tế -
Thứ Tư 22-5-2024
Thấy gì từ chuyện ngân hàng lãi
nhưng doanh nghiệp lao đao?
Năm2023, mỗi tháng có ít nhất 14.000 doanh nghiệp đóng cửa nhưng các ngân hàng vẫn công bố
tăng trưởng lợi nhuận cao đột biến, có khi lên đến 51%.
NGỌCDIỆP
T
ại phiên khai mạc kỳ
họp thứ bảy vào ngày
20-5, Quốc hội (QH)
đã nghe các báo cáo, thẩm
tra về đánh giá bổ sung kết
quả thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2023;
tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và
ngân sách nhà nước những
tháng đầu năm 2024.
Ngân hàng lãi lớn
Theo đó, QHđề nghị Chính
phủ có đánh giá, phân tích
về nguyên nhân, mức độ tác
động của tăng trưởng tín dụng
đến tình hình phát triển kinh
tế - xã hội năm 2023 và làm
rõ việc các ngân hàng thương
mại lãi lớn năm 2023 trong
bối cảnh doanh nghiệp (DN)
khó khăn.
ỦybanKinh tế củaQHđánh
giá năm 2023 đã là một năm
thực sự khó khăn đối với các
DN khi có 172.600 DN rút lui
khỏi thị trường, tăng 20,5%
so với năm 2022. Bình quân
một tháng có gần 14.400 DN
rút lui khỏi thị trường.
Tuy nhiên, cũng trong năm
2023, các ngân hàng thương
mại, từ ngân hàng trong nhóm
Big4 cho đến các ngân hàng
thương mại cổ phần tư nhân
vẫn lãi lớn. Lũy kế cả năm
2023, lợi nhuận sau thuế
toàn ngành đạt hơn 198.446
tỉ đồng. Năm 2023 có 15/28
ngân hàng (gồm27 ngân hàng
trên sàn vàAgribank) ghi nhận
lợi nhuận tăng trưởng dương.
PGS-TSĐinhTrọngThịnh,
chuyên gia kinh tế, phân tích:
Cuối năm ngoái, Ngân hàng
Nhà nước công bố tỉ lệ nợ
xấu đã lên tới 4,55%, tăng
hơn gấp đôi so với tỉ lệ nợ
xấu ở mức 2,03% vào cuối
năm 2022.
Hơn nữa, với Thông tư
02/2022 về cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm
nợ đang được ngân hàng đề
xuất gia hạn thêm sáu tháng
nữa. Các quy định này một
mặt giúp DN có cơ hội tiếp
cận vốn vay ngân hàng nhưng
mặt khác cũng khiến tỉ lệ nợ
xấu và lợi nhuận của mỗi
ngân hàng chưa được phản
ánh đúng thực chất.
“Trong khi đó, vẫn còn hàng
ngàn DN gặp khó khăn trong
vấn đề trả nợ thì lợi nhuận của
các ngân hàng nếu được tính
đúng, tính đủ chắc sẽ không
thể “đẹp” như trong các báo
cáo tài chính mà họ công
bố. Một khi nợ xấu bị “phát
lộ” một cách đầy đủ và thực
chất, các khoản chi phí dự
phòng sẽ ăn mòn lợi nhuận
của các ngân hàng” - PGS-TS
Thịnh nói.
Tại báo cáo thẩm tra, bên
cạnh việc ghi nhận những kết
quả đạt được trong năm2023,
Ủy ban Kinh tế của QH cho
rằng tình hình kinh tế - xã hội
năm này còn hạn chế, tồn tại
cần khắc phục.
Cơ quan thẩm tra của QH
nêu chín nhóm vấn đề cần
quan tâm. Đáng chú ý, Ủy
ban Kinh tế của QH đánh
giá công tác điều hành tăng
trưởng tín dụng còn bất cập;
tăng trưởng tín dụng đạt thấp
hơn mục tiêu đề ra, tiếp cận
tín dụng khó khăn.
Thị trường vốn (trái phiếu
DN và chứng khoán) còn
nhiều vấn đề khiến nhu cầu
vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế phần lớn qua kênh
tín dụng ngân hàng, làm gia
tăng áp lực và tiềm ẩn rủi ro
đối với hệ thống ngân hàng.
Khó khăn đè nặng
doanh nghiệp
Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, trong bốn tháng
đầu năm 2024, số DN rút
lui khỏi thị trường là 86.400
DN, tăng 12,2% so với cùng
kỳ năm trước. Bình quân một
tháng có 21.600 DN rút lui
khỏi thị trường.
Thông tin tại buổi tọa đàm
đối thoại chính sách diễn ra
mới đây (ngày 17-5) cũng
cảnh báo rằng sức khỏe của
DN đang rất đáng báo động,
số lượng DN rút lui khỏi thị
trường đang có xu hướng gia
tăng. Thêm vào đó, số lượng
DN rút lui khỏi thị trường
cao hơn nhiều lần so với DN
đăng ký thành lập mới. Điều
này cho thấy các khó khăn đè
nặng DN suốt thời gian qua
đã khiến bức tranh phát triển
DN chưa khả quan.
Trong khi đó, tín dụng có
dấu hiệu “đông cứng” khi
tăng trưởng tín dụng quý I
thấp nhất trong 10 năm qua
dù lãi suất cho vay đã hạ rất
thấp. “Nhu cầu tín dụng của
các DN chưa tăng mạnh do
hiệu suất kinh doanh giảm,
DN cắt giảm các khoản vay”
- nhóm nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu kinh tế và chính
sách (VEPR) nêu.
Lợi nhuận của ngân hàng
có sự phân hóa
Thống kê báo cáo tài chính của 28 ngân hàng thươngmại
cho thấy tổng lợi nhuận sau thuế quý I-2024 của các ngân
hàng đạt khoảng 72.096 tỉ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ
năm trước. 10 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất
quý I-2024 không có sự biến động mạnh, vẫn là những cái
tên quen thuộc như Vietcombank, Techcombank, BIDV,
VietinBank, MB, ACB, HDBank, SHB, VPBank và LPBank.
Dù vậy, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng cũng
có sự phân hóa hơn so với năm 2023, một số ngân hàng
công bố tăng trưởng lợi nhuận rất cao trong khi nhiều
ngân hàng công bố tăng trưởng lợi nhuậnmột chữ số hoặc
thậm chí giảm.
Sáng 21-5, Khu du lịch văn hóa Suối Tiên phối hợp
cùng Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Sở Du
lịch tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí thông tin về Lễ
hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20. Chương trình Suối Tiên
Farm Festival 2024 với chủ đề “Hành trình làm nông
hạnh phúc”.
Đây là một trong những sự kiện văn hóa, du lịch thường
niên của TP, diễn ra từ ngày 1-6 đến 31-8 tại Khu du lịch
văn hóa Suối Tiên.
Bà Bùi Thị Tố Trinh, Phó Tổng Giám đốc Khu du lịch
văn hóa Suối Tiên, cho biết điểm nhấn của lễ hội năm nay
là chuỗi hoạt động mới kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung
tay bảo vệ và hành động vì môi trường xanh - sạch - lành.
Điển hình như ban tổ chức đẩy mạnh quảng bá, giới
thiệu sản phẩm OCOP, giới thiệu bộ sưu tập sản phẩm
xanh, Hội thi Green Unity Campaign, triển lãm mô hình
nông nghiệp công nghệ cao... Đặc biệt là lễ khánh thành
“Vườn cây hữu nghị” (Friendship Garden) với sự tham
gia của lãnh sự quán của 27 quốc gia. “Vườn cây hữu
nghị” là không gian trồng các loại cây đặc trưng của các
nước như Ấn Độ, Lào, Campuchia... biểu tượng cho tình
hữu nghị giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra nhiều chương trình
hấp dẫn như chợ trái cây đặc sản của nhiều địa phương
trên cả nước; hội thi nghệ thuật tạo hình bằng trái cây
và hành trình 27 năm giữ lửa; bộ sưu tập quà lưu niệm
xanh; show diễu hành “Suối Tiên Farm - Rẽ sóng vươn
mình hội nhập”…
THU TRINH
TS Nguyễn Quốc Việt,
Phó Viện trưởng phụ trách
VEPR, nhận xét: Năng lực
cạnh tranh của các DN trong
nước yếu kém, họ cũng gặp
khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn và thị trường. Đây
là những vấn đề đáng báo
động, sẽ tác động tiêu cực
đến nền kinh tế trong trung
và dài hạn. Hơn thế, điều đó
phản ánh sự thiếu hụt các
động lực tăng trưởng mạnh
mẽ, nếu kéo dài sẽ có nguy
cơ suy thoái.
Vì vậy, Việt Nam cần có
những biện pháp mạnh mẽ
để kích thích đầu tư, tiêu
dùng trong nước, đồng thời
nâng cao năng lực cạnh
tranh của DN, hướng đến
phát triển kinh tế bền vững
trong tương lai.
Theo báo cáo của VEPR,
có một nghịch lý là trong khi
DN và người dân khó khăn,
cần san sẻ thì bức tranh ngân
hàng lại rất khác biệt khi vẫn
duy trì mức sinh lời cao từ
hoạt động cho vay. Khi đại
dịch COVID-19 ập đến vào
năm 2020, gần như ngay lập
tức chính sách tiền tệ được
nới lỏng bằng định hướng
hạ lãi suất nhằm hỗ trợ kinh
tế. Tuy nhiên, các ngân hàng
lại giảm lãi suất huy động
nhanh hơn so với lãi suất cho
vay khiến cho biên lãi thuần
(NIM - thước đo mức sinh lời
của hoạt động cho vay) tăng.
Thậm chí, hai năm sau
dịch COVID-19, NIM của
các ngân hàng vẫn còn cao
hơn so với khoảng thời gian
trước dịch. Một lý do mà các
ngân hàng giải thích cho việc
này là các hợp đồng cho vay
thường có kỳ hạn dài hơn hợp
đồng tiền gửi tiết kiệm nên
biến động lãi suất sẽ có ảnh
hưởng chậm hơn tới lãi suất
cho vay.
“Xét về bản chất kỳ hạn
thì điều này đúng. Tuy nhiên,
đến nay đã là bốn năm kể từ
khi lãi suất được định hướng
giảm thì có lý do gì mà lãi
suất cho vay chưa giảm tương
xứng với mức giảm lãi suất
huy động” - TSNguyễnQuốc
Việt đặt vấn đề.•
Tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng vẫn chưa như kỳ vọng dù lãi suất cho vay đã giảm
so với trước đây. Ảnhminh họa: VGP
Có một nghịch lý
là trong khi doanh
nghiệp và người dân
khó khăn, cần san sẻ
thì bức tranh ngân
hàng lại rất khác
biệt khi vẫn duy trì
mức sinh lời cao từ
hoạt động cho vay.
Ban tổ chức trả lời báo chí tại chương trình gặp gỡ báo chí
Lễ hội trái cây NamBộ lần thứ 20. Ảnh: TT
“Vườn câyhữunghị” tại Lễ hội trái câyNamBộ