108-2024 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư 22-5-2024
NHẪNNAM
T
AND TP Cần Thơ
vừa xét xử sơ thẩm
vụ khiếu kiện quyết
định hành chính về quản
lý đất đai trong trường hợp
trưng dụng đất giữa người
khởi kiện là mẹ con bà B
và người bị kiện là UBND
quận Ninh Kiều và chủ
tịch UBND TP Cần Thơ.
HĐXX đã tuyên chấp
nhận yêu cầu khởi kiện
của nguyên đơn, kiến
nghị UBND TP Cần Thơ
và chủ tịch UBND quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ
thực hiện các thủ tục trả
lại quyền sử dụng đất trưng
dụng cho gia đình.
Trưng dụng hơn 1.000 m
2
đất xây trường mầm non
Theo đơn khởi kiện, năm 1987,
UBND TP Cần Thơ (thuộc tỉnh Hậu
Giang cũ) ban hành quyết định có nội
dung trưng dụng phần đất 1.250 m
2
của
gia đình, giao cho phường xây trường
mẫu giáo và trạm y tế.
Năm 2008, thấy phần đất bị trưng
dụng không còn được sử dụng làm
trường mẫu giáo và bị bỏ hoang nên
gia đình người khởi kiện đã làm hàng
rào bao quanh lại để tránh bị các hộ
dân xung quanh lấn chiếm.
Năm 2022, người khởi kiện đại diện
gia đình làm đơn kiến nghị chủ tịch
UBND TP Cần Thơ và chủ tịch UBND
quận Ninh Kiều, yêu cầu trả lại quyền
sử dụng đất đã bị trưng dụng nêu trên
nhưng bị từ chối…
Trong quá trình kiến nghị, người khởi
kiện mới được biết năm 2018, UBND
TPCần Thơ ban hành Quyết định 2685
phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước
do các đơn vị thuộc TP Cần Thơ quản
lý, sử dụng. Trong đó có phần đất trưng
dụng trên.
Năm 2020, UBND TP Cần Thơ ban
hành Quyết định 2683 bán đấu giá tài
sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất cơ sở nhà, đấtTrườngMầmnon
Bông Sen khu B, do không còn nhu cầu
sử dụng (diện tích còn hơn 1.000 m
2
).
Sau đó, mẹ con bà B đã làm đơn khởi
kiệnyêu cầuTANDTPCầnThơhủymột
phầnQuyết định2685/2018 liênquanđến
phần đất của gia đình bà; buộc ủy ban
trả lại đất đã trưng dụng cho gia đình.
Hết trưng dụng
đem bán đấu giá
Phía người bị kiện là UBND quận
Đề xuất các tỉnhkhông
xét xửđồng loạt các vụán
liênquanđếnđăngkiểm
Cục Đăng kiểm vừa cho biết hiện nay trên cả nước có
274/294 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới với
446/546 dây chuyền kiểm định đang hoạt động. Công
suất kiểm định tối thiểu một tháng là 642.240 phương
tiện. Số lượng này đảm bảo hoạt động kiểm định diễn ra
bình thường đến hết năm nay.
Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm cho rằng hiện các TTĐK
phân bổ không đồng đều trên cả nước, cộng với các
phương tiện thuộc nhóm được miễn và giãn chu kỳ đã
đến hạn kiểm định lại… là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến
nguy cơ ùn ứ cục bộ phương tiện kiểm định tại một số
TP lớn.
Thêm vào đó, hiện cả nước có 900 đăng kiểm viên bị
khởi tố. Trong đó, số đăng kiểm viên bị khởi tố vẫn đang
tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định là 291 người. Ông
Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam, cho rằng nếu tới đây các địa phương đồng loạt đưa
ra xét xử các vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm định phương tiện.
Lãnh đạo Cục Đăng kiểm dẫn chứng tại Hà Nội hiện
có 28/31 TTĐK đang hoạt động với tổng số 204 đăng
kiểm viên. Trong số 204 đăng kiểm viên này, có tới 113
người (chiếm 55%) bị khởi tố nhưng vẫn đang làm việc,
tham gia hỗ trợ hoạt động kiểm định. Nếu tất cả đều bị
triệu tập đến tòa thì chỉ còn khoảng 19 TTĐK hoạt động,
với công suất kiểm định trong tháng khoảng 35.880
phương tiện thì chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu kiểm
định.
Thêm vào đó, nếu đăng kiểm viên bị kết tội bằng bản
án có hiệu lực pháp luật thì cục phải thực hiện thu hồi
chứng chỉ hành nghề đăng kiểm viên, dẫn đến việc sẽ
có 27/28 TTĐK đang hoạt động phải tạm đình chỉ hoạt
động trong ba tháng (do có đăng kiểm viên vi phạm -
PV). Như thế, nguy cơ ùn tắc tại Hà Nội càng trở nên
báo động hơn.
Tương tự, tại TP.HCM, hiện có 18/19 TTĐK đang
hoạt động thì có tới 54/146 đăng kiểm viên bị khởi tố.
Nếu tòa đưa ra xét xử đồng loạt sẽ có ba TTĐK phải
dừng hoạt động do không đủ đăng kiểm viên.
Trường hợp các đăng kiểm viên bị kết tội bằng bản
án có hiệu lực pháp luật thì Cục Đăng kiểm cũng phải
thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên và dẫn đến có 16/18
TTĐK ở TP.HCM bị tạm đình chỉ hoạt động trong ba
tháng.
Theo đó, Cục Đăng kiểm dự báo nếu trong tháng 7 cơ
quan chức năng đưa ra xét xử đồng loạt các vụ án liên
quan đến lĩnh vực đăng kiểm, cả nước sẽ có 85 TTĐK
phải đóng cửa.
“Điều này đồng nghĩa với việc 100% các TTĐK thuộc
Cục Đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM phải dừng hoạt
động. Nguy cơ ùn tắc tại các địa phương chắc chắn sẽ
xảy ra, đặc biệt nghiêm trọng tại Hà Nội, TP.HCM và
Đồng Nai” - ông An cho hay. Vì vậy, lãnh đạo Cục Đăng
kiểm đã đề xuất các cơ quan chức năng không xét xử các
vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm cùng một thời
điểm.
Song song đó, cục đề xuất Bộ GTVT báo cáo Chính
phủ cho phép sửa đổi một số nghị định liên quan đến
lĩnh vực đăng kiểm theo hướng loại trừ trường hợp thu
hồi chứng chỉ đăng kiểm viên và tạm đình chỉ hoạt động
của đơn vị đăng kiểm. Bởi theo quy định hiện hành, các
đăng kiểm viên có sai phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành
nghề và các đơn vị đăng kiểm sẽ bị xử lý bằng hình thức
tạm đình chỉ hoạt động.
VIẾT LONG
Tới đây, nhiều vụ án liên quan đến đăng kiểmsẽ được đưa ra
xét xử. Ảnh: PHI HÙNG
1 vụ án về
trưng dụng đất
của người dân
30 năm trước, UBNDTP CầnThơ trưng dụng 1.250m
2
đất
củamột hộ dân làm trườngmầmnon nhưng khi không còn
nhu cầu sử dụng nữa lại đembán đấu giá.
Phần đất đang bỏ trống được rào chắn bằng tôn. Ảnh: NHẪNNAM
VKS trái quan điểm với tòa
Phát biểu quan điểm, VKS cho rằng quyết định bán đấu giá tài sản đối với thửa
đất trên đã hết hiệu lực thi hành (thời hạn trong 24 tháng). Tại phiên tòa, người
bảo vệ cho UBND quận Ninh Kiều thừa nhận không thể triển khai việc bán đấu
giá tài sản do gặp nhiều khó khăn, có khiếu nại, tranh chấp phát sinh từ những
người thừa kế của chủ đất gốc.
VKS kiến nghị chủ tịch UBND TP Cần Thơ xem xét, bố trí, sắp xếp lại phần đất
trên đúng với nội dung quyết định trưng dụng ban đầu, tránh việc khiếu kiện,
khiếu kiện về sau. Từ đó, đại diệnVKS đề nghị bác yêu cầu đòi lại đất vì quyết định
trưng dụng không ghi thời hạn.
Ninh Kiều có văn bản cho biết phần đất
trên được trưng dụng xây dựng trường
mầm non. Đến năm 2008 thì ngưng
hoạt động do Nhà nước quy hoạch đất
đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng và
căn hộ cho thuê.
Từ năm 2008 đến 2016, điểm trường
mầm non này không còn hoạt động, để
trống để giao dự án đầu tư xây dựng
cao ốc văn phòng và căn hộ cho thuê
nhưng chủ đầu tư không nhận. Năm
2016, dự án bị UBND TP Cần Thơ
thu hồi. Đến nay, cơ sở nhà và đất
này đang được lập thủ tục bán đấu
giá theo chủ trương của UBND TP
Cần Thơ đã được phê duyệt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho UBND quận Ninh Kiều
đề nghị tòa bác toàn bộ yêu cầu của
người khởi kiện.
Xét xử sơ thẩm, TAND TP Cần Thơ
nhận định theo quy định tại các luật
Đất đai từ trước đến nay, việc trưng
dụng đất là việc Nhà nước sử dụng
đất của chủ thể sử dụng đất trong
một khoảng thời gian nhất định. Việc
trưng dụng đất của công dân là luôn
có thời hạn và phải trưng dụng đúng
với mục đích đã trưng dụng đất. Theo
đó, việc trưng dụng đất xây dựng
Trường Mầm non Bông Sen đã thực
hiện đúng việc trưng dụng từ năm
1987 đến 2008 thì ngưng mục đích
trưng dụng.
Theo tòa, khi mục đích trưng dụng
không còn thì Nhà nước phải trả lại
đất cho gia đình người khởi kiện theo
đúng quy định tại khoản 1 Điều 7
Nghị quyết 755/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Cụ thể, nhà
đất của hộ gia đình, cá nhân không
thuộc diện phải thực hiện các chính
sách quy định tại Điều 2 Nghị quyết
23/2003 của Quốc hội mà cơ quan
nhà nước đã trưng dụng có thời hạn
thì UBND cấp tỉnh giao lại nhà đất
ở đó cho chủ sở hữu.
Từ đó, tòa tuyên chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn về
việc hủy một phần Quyết định 2685
liên quan đến phần đất bị trưng dụng
của gia đình. Đồng thời, tòa kiến
nghị UBND TP Cần Thơ và chủ tịch
UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
thực hiện các thủ tục trả lại quyền sử
dụng đất trưng dụng cho gia đình.•
Việc trưng dụng đất của
công dân là luôn có thời
hạn và phải trưng dụng
đúng với mục đích đã
trưng dụng đất.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook