108-2024 - page 3

3
Thời sự -
ThứTư22-5-2024
là chưa
với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế kinh tế
thị trường.
Đến nay đã có 72 nước công nhận VN là nền kinh tế
thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh,
Canada, Úc, Nhật Bản... VN cũng đã tham gia 16 hiệp
định thương mại tự do song phương và đa phương với
hơn 60 đối tác trải rộng khắp các châu lục. Việc Mỹ
sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của VN sẽ
góp phần cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai
nước, đồng thời góp phần tăng cường quan hệ Đối tác
chiến lược toàn diện VN - Mỹ, thúc đẩy quan hệ kinh tế,
thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp
và người dân hai nước.
(Trích nội dung phát ngôn trong cuộc họp báo
thường kỳ Bộ Ngoại giao vào ngày 9-5-2024)
Cựu Đại sứ Mỹ tại VN
TED OSIUS
,
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành
Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN
(USABC)
:
Công nhận VN là
kinh tế thị trường,
Mỹ cũng hưởng lợi ích
Doanh nghiệp Mỹ đã phát triển
nhanh chóng và đáng kể ở VN. Hàng hóa xuất khẩu của
Mỹ sang VN đạt 11,4 tỉ USD và ngành dịch vụ là 2,4 tỉ
USD vào năm 2022, tăng lần lượt 146% và 48% so với
năm 2012. VN đã trở thành một trong 10 đối tác thương
mại hai chiều lớn nhất của Mỹ trên thế giới.
Hoạt động kinh doanh của Mỹ ở VN có thể sẽ cải
thiện trong vài năm tới nhờ việc nâng cấp quan hệ song
phương lên Đối tác chiến lược toàn diện. VN là nước
tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong Khuôn khổ
hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì
thịnh vượng (IPEF).
Với những lý do này, chúng tôi không cho rằng việc
công nhận VN là nền kinh tế thị trường sẽ gây bất lợi
cho kinh tế hoặc an ninh của Mỹ. Vì lẽ đó, chúng tôi đặc
biệt đề nghị Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định khẳng
định rằng nền kinh tế VN đáp ứng tất cả tiêu chí pháp lý
của nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn cảnh báo về tác động
địa chính trị nếu không công nhận VN là nền kinh tế thị
trường. Vào thời điểm Mỹ đang tìm cách tăng cường hợp
tác kinh tế bền vững và có tính cạnh tranh với các đối tác
thương mại ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm tạo
ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp và người lao
động Mỹ, Mỹ phải tận dụng cơ hội để tiếp tục xây dựng
quan hệ kinh tế song phương với VN.
Nhiều đối thủ cạnh tranh thương mại của Mỹ ở châu Á,
châu Âu và châu Mỹ đang tận dụng các hiệp định thương
mại có tính ưu đãi mà họ ký kết với VN để thúc đẩy các
cơ hội dành cho nền kinh tế của đất nước họ. Nếu Mỹ
không thể nỗ lực thúc đẩy các hoạt động thương mại như
thế và còn tiếp tục xem VN là nền kinh tế “phi thị trường”
thì chúng ta đứng trước nguy cơ gây tổn hại đến tương
lai của một trong những mối quan hệ thương mại song
phương thành công nhất của Mỹ trên thế giới.
(Trích thư của ông Ted Osius gửi đến Bộ trưởng Bộ
Thương mại Mỹ Gina Raimondo vào đầu tháng 2-2024)
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII:
Việt Nam tập trung tháo gỡ
các điểm nghẽn cản trở sự phát triển
kinh tế thị trường
Đại hội lần thứ XIII cho thấy Việt Nam (VN) tiếp tục
hướng tới mục tiêu hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường, đặc biệt tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn
đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường và nâng cao
chất lượng thể chế.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Xây
dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc
đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi
số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời,
hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh
mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng
chéo, cản trở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính, phân cấp, phân quyền, ủy quyền gắn với tăng
cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao
trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành”.
Song song đó, VN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, cải thiện
nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch. Phấn đấu
đến năm 2030, môi trường kinh doanh của VN được xếp
vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu.
(Lược trích trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII
của Đảng Cộng sản VN)
Tuyên bố chung VN - Mỹ tháng 9-2023:
Mỹ cam kết ủng hộ, tiến tới công nhận
quy chế kinh tế thị trường của VN
Mỹ hoan nghênh những bước tiến trong quá trình cải
cách kinh tế dựa trên thị trường có ý nghĩa quan trọng của
VN, đồng thời khẳng định sự nhiệt tình và cam kết đối với
quá trình phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng
và trên tinh thần ủng hộ VN trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và tiến tới công nhận quy chế
kinh tế thị trường của VN theo luật Mỹ.
Ngày 8-9-2023, Mỹ đã nhận được yêu cầu chính thức
của VN đề nghị Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị
trường. Mỹ sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu này của VN
theo luật định.
(Trích Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ VN - Mỹ
lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9-2023)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN
PHẠM THU HẰNG
:
VN đáp ứng tốt các tiêu chí
về kinh tế thị trường
VN hoan nghênh Bộ Thương mại
Mỹ đã tổ chức phiên điều trần vào
ngày 8-5 vừa qua. Đây là một bước
quan trọng trong quá trình xem xét
hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của VN. Tại
phiên điều trần, phía VN cũng đã nêu rõ các lập luận,
thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế VN hoàn toàn
đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường. Phía
VN cũng nhấn mạnh nền kinh tế VN còn làm tốt hơn so
Trong chuyến
thămViệt
Namvào
tháng 9-2023,
Tổng thống
Mỹ Joe Biden
đánh giá rất
cao những nỗ
lực và thành
tựu về kinh tế
của Việt Nam.
Ảnh: VGP
đối tác thương mại hàng đầu
của Mỹ. Khi ông Biden đến
Hà Nội, ông đã cam kết rằng
Mỹ sẽ tăng cường sản xuất
chất bán dẫn và thúc đẩy
cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở
VN” - ông Murray Hiebert
nhận xét, đồng thời nhắc
lại việc VN tham gia tích
cực vào Khuôn khổ hợp tác
kinh tế Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương vì thịnh vượng
(IPEF), là thành viên Hiệp
định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)… Nhiều
nền kinh tế lớn như Nhật
Bản, Úc, Anh và Canada đã
công nhận VN là nền kinh
tế thị trường.
“Việc Mỹ duy trì xem
VN là nền kinh tế “phi thị
trường” có thể tác động
không tốt lên mối quan hệ
Việt - Mỹ, vốn đang phát
triển mạnh mẽ… Thế nên
Bộ Thương mại Mỹ đưa
VN khỏi danh sách các nền
kinh tế “phi thị trường” sẽ là
bước đi hợp lý cho quan hệ
song phương” - ông Murray
Hiebert nhận định.
Vị chuyên gia của CSIS
cũng chỉ ra với tình hình
hiện nay, có thể khẳng định
VN hoàn toàn đáp ứng được
các tiêu chí về quy chế kinh
tế thị trường, ví dụ năng lực
chuyển đổi tiền tệ; người lao
động và DN tự do thương
lượng về mức lương; liên
doanh và đầu tư nước ngoài
được tạo điều kiện rất tốt;
DN được quyền tiếp cận các
phương tiện sản xuất như
đất đai, lực lượng lao động;
đồng thời các nguồn lực, giá
cả, sản lượng hàng hóa đều
được quản lý công bằng, cởi
mở đối với tất cả DN.•
Đổi mới toàn diện nền kinh tế. Bên cạnh
đó, các bài viết cũng phản biện những
quan điểm thiếu tính cập nhật và khách
quan đối với tình hình vận hành kinh tế
Việt Namhiện nay.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook