13
VIẾT LONG
T
rong dự thảo Luật BHXH (sửa
đổi) gửi Quốc hội (QH) cho
ý kiến tại kỳ họp thứ bảy, Bộ
LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc
với mục tiêu hướng đến BHXH
toàn dân.
Đề xuất lao động
nước ngoài tham gia
BHXH bắt buộc
Theo cơ quan soạn thảo, dự luật
đã quy định thêm nhóm người phải
tham gia BHXH bắt buộc gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao
động có thời hạn từ một tháng (quy
định hiện hành là đủ ba tháng), kể
cả trường hợp hai bên thỏa thuận
bằng tên gọi khác (biên bản, giao
kèo) nhưng có nội dung thể hiện
về việc làm có trả công, tiền lương
và sự quản lý, điều hành, giám sát
của một bên.
Tiếp đó là người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân
phố; người làmviệc không trọn thời
gian, có tổng mức tiền lương trong
tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc
thấp nhất; chủ hộ kinh doanh của hộ
kinh doanh có đăng ký kinh doanh.
Thêm vào đó còn có người quản
lý doanh nghiệp, kiểm soát viên,
người đại diện phần vốn nhà nước,
người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp tại công ty và công ty mẹ,
thành viên hội đồng quản trị, tổng
giám đốc, giám đốc, thành viên ban
kiểm soát hoặc kiểm soát viên và
các chức danh quản lý khác được
bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã không hưởng tiền lương;
người lao động nước ngoài có hợp
đồng lao động ở Việt Nam từ một
năm trở lên.
Với người hoạt động không
chuyên trách ở thôn và tổ dân phố,
Bộ LĐ-TB&XH cho biết quá trình
tổng hợp ý kiến góp ý của các bộ,
ngành, địa phương đối với dự luật,
nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy
định nhóm này thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc, tương
tự như cán bộ không chuyên trách
ở cấp xã.
Cạnh đó, thời gian qua, nhiều cử
tri cũng gửi ý kiến tới các kỳ họp
QH mong muốn đưa nhóm trên
vào tham gia BHXH bắt buộc, việc
này cũng phù hợp với chủ trương
Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành
Trung ương.
Theo quy định của pháp luật hiện
hành về cán bộ, công chức cấp xã
và người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố,
chế độ, chính sách đối với những
người này được thực hiện tương tự
như người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã.
Xem xét thêm đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc
Về chủ hộ của hộ kinh doanh
có đăng ký kinh doanh, cơ quan
soạn thảo cho biết Nghị quyết 28
đặt ra yêu cầu mở rộng BHXH tới
nhóm này.
Thêm vào đó, pháp luật hiện
hành quy định việc đăng ký hộ
kinh doanh là quyền của các hộ
kinh doanh, đồng thời cũng có quy
định các hộ không phải đăng ký hộ
kinh doanh là hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối
và những người bán hàng rong,
quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh
lưu động, kinh doanh thời vụ, làm
dịch vụ có thu nhập thấp.
Theo số liệu thống kê, có khoảng
trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó
gần 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả
thi trong tổ chức thực hiện, ngày
10-10-2023, Chính phủ đã đề xuất
bổ sung đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh
theo hướng là những “chủ hộ kinh
doanh của hộ kinh doanh có đăng
ký kinh doanh”, thay vì quy định
“chủ hộ kinh doanh của hộ kinh
doanh thuộc diện phải đăng ký
kinh doanh” như dự thảo lần trước
trình QH.
Đề xuất bổ sung đối tượng thamgia BHXHbắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.
Ảnh: V.LONG
Tại kỳ họp thứ bảy, Bộ LĐ-TB&XH sẽ thừa ủy quyền của Chính phủ có
tờ trình tiếp thu, làm rõ một số nội dung được các đại biểu QH nêu tại
kỳ họp thứ sáu. Sau đó, đại biểu QH sẽ cho ý kiến và dự kiến thông qua
dự thảo Luật BHXH vào sáng 25-6.
Tiêu điểm
Ngày 21-5, tại Hội nghị tăng cường công tác bảo
đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng, chống ngộ
độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
thông tin hai vấn đề cần làm rõ để hạn chế ngộ độc
thực phẩm.
Theo thứ trưởng Bộ Y tế, vấn đề bảo đảm ATTP là rất
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ đầu năm đến nay, một số địa phương đã xảy ra nhiều
vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải
nhập viện điều trị, gây hoang mang, lo lắng cho người dân
và gây bức xúc cho xã hội.
“Những vụ ngộ độc với số lượng người mắc tương đối
lớn, ảnh hưởng đến cá nhân và cả hoạt động lao động, sản
xuất của doanh nghiệp, thậm chí đến an ninh xã hội” - ông
Tuyên nói.
Cũng theo ông Tuyên, trong thời gian qua, lãnh đạo các
bộ, ngành Trung ương đã có sự vào cuộc rất quyết liệt đối
với những vấn đề liên quan đến bảo đảm ATTP và bước
đầu đã có những thành quả tích cực.
“Tuy nhiên, cần phải làm rõ hai vấn đề là thể chế và tổ
chức thực hiện để ngăn ngừa, hạn chế ngộ độc thực phẩm,
thay vì để xảy ra sự cố rồi chạy theo xử lý, điều tra” - thứ
trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Về thể chế, cần rà soát những văn bản liên quan đến
ATTP, trong đó có luật, nghị định, thông tư hướng dẫn của
Bộ Y tế, Bộ Công Thương… Cần phải xem xét các văn
bản hướng dẫn, quy định đã đủ chưa và cần bổ sung ngay
nếu thiếu.
Về tổ chức thực hiện, theo ông Tuyên, nếu thể chế, quy
định đã đầy đủ, vậy chắc chắn cách thức tổ chức thực hiện
có vấn đề.
“Khi xảy ra các vụ ngộ độc, cơ quan chức năng xuống
kiểm tra, vẫn còn tình trạng cơ sở kinh doanh thực phẩm
không có giấy phép kinh doanh, hàng hóa nguyên liệu
thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc” - Thứ trưởng
Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.
Theo thứ trưởng Bộ Y tế, cần thảo luận để tìm ra giải
pháp về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức
thực hiện. Cần phải đánh giá, hiểu rõ gốc rễ nguyên nhân
gây ngộ độc để có hướng xử lý. Từ đó, tìm giải pháp hạn
chế tối đa các vụ ngộ độc.
THANH THANH
Theo Bộ LĐ-TB&XH, khi bổ sung
người hoạt độngkhông chuyên trách
ở thôn và tổ dân phố thamgia BHXH
bắt buộc thì việc thực hiện BHXHbắt
buộc của họ sẽ được thực hiện tương
tựnhưngườihoạtđộngkhôngchuyên
trách ở cấp xã đang thực hiện theo
Luật BHXH năm 2014.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 22-5-2024
Bổ sung nhóm lao động
đóng BHXH bắt buộc
TheoBộ LĐ-TB&XH, dự thảo Luật BHXHđãmở rộng đối tượng thamgia BHXHbắt buộc là người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố…
Liên quan đến việc mở rộng
nhóm người tham gia BHXH bắt
buộc, trong dự thảo báo cáo các
đại biểu QH, Ủy ban Thường vụ
(UBTV) QH cũng khẳng định tại
kỳ họp QH trước, có ý kiến đề nghị
cần có quy định bắt buộc tham gia
BHXH đối với lao động khu vực
phi chính thức, lao động mới như
tài xế xe công nghệ (Grab, Gojek,
Be…) hoặc lao động tự do trên
môi trường mạng… Ngoài ra còn
có nhóm giáo viên của các nhóm
trông trẻ, dược sĩ của các nhà thuốc
tư nhân…
Về vấn đề này, UBTVQH cho
rằng để từng bước mở rộng đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc,
dự thảo luật đã quy định việc tham
gia BHXH bắt buộc đối với các
nhómkhác có việc làm, thu nhập ổn
định, thường xuyên do Chính phủ
đề xuất phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ
và báo cáo UBTVQH quyết định.
“Quy định này cũng nhằm bảo
đảm quyền được tham gia BHXH
bắt buộc đối với các nhóm khác
xuất hiện trong các mô hình kinh
tế mới phù hợp với sự thay đổi của
quan hệ lao động, điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, đời sống của
người lao động và năng lực quản
lý nhà nước…” - UBTVQH thông
tin thêm.•
Còn tình trạng cơ sởkinhdoanh thực phẩmkhông rõnguồngốc
Có ý kiến đề nghị cần quy
định bắt buộc thamgia
BHXHđối với lao động
mới như tài xế xe công
nghệ hoặc lao động tự do
trênmôi trườngmạng…
Thứ trưởng Bộ Y tếĐỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Ảnh: TT