2
Thời sự -
ThứTư22-5-2024
ĐỖTHIỆN-ĐỨCHIỀN-THẢOVY
“T
ừnglàmộttrongnhững
quốc gia nghèo nhất
vào giữa những năm
1980, Việt Nam (VN) đã
phát triển nhanh chóng, trở
thành quốc gia có thu nhập
trung bình thấp vào năm
2010. Công cuộc Đổi mới
năm 1986 đã khởi đầu một
quá trình chuyển đổi kinh tế
trên diện rộng, xóa bỏ nền
kinh tế kế hoạch hóa, mở
cửa nền kinh tế, bước ra thị
trường và thương mại quốc
tế, đồng thời khởi xướng các
cải cách theo hướng ủng hộ
các hoạt động đầu tư, kinh
doanh. Sau những chính sách
này, VN đã duy trì được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao,
đưa đất nước trở thành nền
kinh tế thị trường mới nổi
chỉ trong vòng 25 năm”.
Đó là nhận xét của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong
một báo cáo được công
bố từ hơn bốn năm trước.
Tương tự IMF, các báo cáo
về tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của VN do những
tổ chức quốc tế khác, như
Ngân hàng Thế giới (WB)
cũng ghi nhận: Chuyển đổi
từ kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang kinh tế thị trường
đã giúp VN đạt nhiều thành
tựu. Hiện tại, VN là một
trong những quốc gia năng
động nhất khu vực Đông
Á - Thái Bình Dương.
Đổi mới tư duy,
hoàn thiện cơ chế
Thực tế quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tại
VN không chỉ là quá trình
thay đổi mô hình, cấu trúc
nền kinh tế mà quan trọng
nhất là quá trình đổi mới
tư duy phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn, cũng như các
quy luật phát triển khách
quan trong chủ trương của
Đảng Cộng sản VN và việc
cải cách, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách, pháp luật
xem là động lực quan trọng
của nền kinh tế (khuyến
khích phát triển), được tạo
điều kiện tốt nhất ở tất cả
ngành, lĩnh vực mà pháp
luật không cấm, được hỗ trợ
phát triển nhiều mặt. Song
song đó, kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài được xác định
là một bộ phận quan trọng
của nền kinh tế, có vai trò
lớn trong huy động vốn đầu
tư, công nghệ, phương thức
quản lý hiện đại, mở rộng thị
trường xuất khẩu… Ví dụ,
năm 2023, vốn FDI đăng ký
vào VN đạt 36,6 tỉ USD, là
mức cao kỷ lục trong nhiều
năm qua.
Về cơ cấu tổng thể, có thể
thấy kinh tế tư nhân và đầu
tư từ nước ngoài rất được
khuyến khích, điển hình như
trong năm 2021, hai khu vực
này chiếmđến trên 70%GDP
của VN, trong khi đóng góp
của doanh nghiệp (DN) nhà
nước ởmức khoảng trên 20%.
Như vậy, dù là các DN nhà
hàng hóa… Điểm chung
của các FTA là yêu cầu VN
phải công bằng, minh bạch,
bình đẳng với tất cả thành
phần kinh tế trong đầu tư,
kinh doanh.
Nói Việt Nam “phi thị
trường” thật khó hiểu!
“Mỹ đang khiến chúng ta
khó hiểu khi xếp VN vào
nhóm nền kinh tế phi thị
trường cùng 11 quốc gia
khác, trong khi đang là đối
tác chiến lược toàn diện của
VN. Thậmchí cách nhìn nhận
này của Mỹ vẫn được duy
trì trong bối cảnh VN hiện
là một trong những đối tác
tin cậy nhất của Washington
ở khu vực Đông Nam Á” -
ông Murray Hiebert, chuyên
gia tại Trung tâm Nghiên
cứu chiến lược và quốc tế
(CSIS) của Mỹ, đặt vấn đề
trong bài xã luận với nhan đề
“Đã đến lúc Mỹ công nhận
nền kinh tế thị trường của
VN”
hồi cuối tháng 4-2024.
Ông Murray Hiebert phân
tích: Từ cuối những năm
1980, Đảng Cộng sản VN đã
tiến hành cải cách kinh tế,
mở cửa đất nước cho đầu tư
nước ngoài, cắt giảm mạnh
trợ cấp đối với các DN nhà
nước và xóa bỏ mô hình hợp
tác xã bao cấp, đồng thời từ
bỏ việc kiểm soát giá cả.
“Hiện nay, VN là một thỏi
nam châm lớn thu hút đầu
tư nước ngoài... Các công ty
của Mỹ như Apple và Intel
đã thành lập nhà máy, trung
tâm nghiên cứu lớn ở VN.
VN cũng nằm trong số 10
Thủ tướng PhạmMinh Chính đã tiếp đoàn doanh nghiệpHội đồng Kinh doanhMỹ-ASEAN (USABC)
hồi tháng 3-2024. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệpMỹ tiếp tụcmở rộng quymô, phạmvi
và các nhómđối tượng đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: VGP
của Nhà nước VN.
Báo cáo của IMF, WB và
giới quan sát gần như thống
nhất với nhau một nhận định:
Câu chuyện thành công của
VN ngày hôm nay bắt đầu
với công cuộc Đổi mới năm
1986. Tại Đại hội lần thứ
VI của Đảng, chủ trương
lớn được đánh giá “có tính
đột phá” của Đảng và Nhà
nước đó là thay đổi một cách
toàn diện về cơ cấu kinh tế,
trong đó bắt buộc phải xóa
bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu bao cấp, thay
vào đó là phát triển kinh tế
nhiều thành phần, thúc đẩy
lưu thông hàng hóa tự do,
tăng cường mở rộng hợp tác
và đầu tư quốc tế.
Trải qua từng kỳ Đại hội
Đảng, tư duy vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ
nghĩa liên tục được điều
chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.
Đáng chú ý, Đại hội Đảng
lần thứ IX năm 2001 đã chính
thức đề ra khái niệm “kinh
tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa” với những
đặc trưng cấp tiến về cơ cấu
kinh tế, sở hữu, phân phối,
cơ chế vận hành…
Đến nay, nhìn chung kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo nhưng đã và đang được
tái cấu trúc theo hướng cổ
phần hóa, thay đổi phương
pháp quản lý, vận hành tiến
bộ hơn. Kinh tế tư nhân được
nước hay các DN tư nhân,
DN nước ngoài đều được tạo
điều kiện, không gian, môi
trường, cơ chế để có thể phát
huy vai trò của mình trong
nền kinh tế ở VN.
Báo cáo của IMF cho thấy
với trọng tâm ban đầu của
Đổi mới năm 1986 là lĩnh
vực nông nghiệp, như tạo
điều kiện cho người dân, DN
tiếp cận tốt tư liệu sản xuất
như đất đai, nguồn lao động,
mở đường cho thương mại
tự do trong nước và quốc tế
thì trải qua hơn ba thập niên,
VN tham gia mạnh mẽ vào
các hoạt động thương mại
quốc tế phát triển, các hiệp
định thương mại tự do (FTA)
vốn đòi hỏi nhiều chuẩn mực
chính sách, cơ chế, luật pháp
gắt gao về thị trường, nguồn
lao động, quyền con người,
môi trường đầu tư, giá cả
“Hiện nay, Việt
Nam là một thỏi
nam châm lớn thu
hút đầu tư nước
ngoài... Các công ty
của Mỹ như Apple
và Intel đã thành
lập nhà máy, trung
tâm nghiên cứu lớn
ở Việt Nam.”
72 quốc gia và
vùng lãnh thổ
công nhận Việt Nam là
nền kinh tế thị trường
TrungQuốc,Venezuela, Nga,
Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Brunei,Campuchia,Lào,Singapore,
Myanmar, Philippines, Ukraine,
Angola, Úc, Chile, NewZealand,
Argentina,Nicaragua,HànQuốc,
ẤnĐộ,Belarus,NamPhi,Panama,
Mozambique,Pakistan,SriLanka,
NhậtBản,Kazakhstan,Armenia,
Thụy Sĩ, Na Uy, Lichtenstein,
Iceland, Bangladesh, Mông
Cổ, Haiti, Serbia, Seychelles,
Namibia,Congo,AiCập,Uruguay,
Morocco,Oman,Ethiopia,Sudan,
Tanzania, BờBiểnNgà,Vanuatu,
Afghanistan,Fiji,Tajikistan,Benin,
Nepal, UAE, Algeria, Saint Kitts
andNevis,BurkinaFaso,Mexico,
Canada, Kuwait, Hong Kong
(Trung Quốc), Israel, Quatar,
Paraguay, Iran, Iraq, Moldova,
Suriname, Kyrgyzstan, Vương
quốc Anh.
(Nguồn:
VCCI
)
Tiêu điểm
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng
bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy
quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật
pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch giữa các DN thuộcmọi thành phần kinh
tế. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và
điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường, đồng thời thực hiện tốt chính sách
xã hội. Thực hiện hệ thống cơ chế và chính
sách phù hợp, đặc biệt là cơ chế, chính sách
tài chính, tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng
tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển an toàn,
lành mạnh của nền kinh tế.
Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và
tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp
luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ
giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong
nền kinh tế thị trường.
(Trích văn kiện “Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2011-2020” củaĐại hội Đảng lần thứ XI)
Chủ trương về kinh tế thị trườngđịnhhướng xã hội chủ nghĩa
từ Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011
Đánh giá “phi thị trường”
khách quan
LTS:
Đầu tháng 5-2024, Bộ Thương
mại Mỹ có phiên tranh luận về việc xem
xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường. Phiên điều trần này là một
phần trong quá trình đánh giá ra quyết
định cuối cùng, dự kiến vào cuối tháng
7-2024.
Loạt bài
“Xóa bỏ hiểu lầm về kinh tế
Việt Nam”
sẽ chỉ ra những tiến bộ và
phát triểnmạnhmẽ về mặt tư duy lẫn
chính sách của Chính phủ Việt Nam
trong thúc đẩy nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển
lànhmạnh, cởi mở và hiệu quả, đặc biệt
trong giai đoạn gần 40 năm kể từ khi
Xóa bỏ
hiểu lầm
về kinh tế
Việt Nam
- Bài 1
Việt Namđã có những bước đột phá trong
tư duy phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là
“kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
kể từĐổi mới năm1986.