11
Kinh tế -
ThứBa11-6-2024
Nỗ lực tối đa gỡ thẻ vàng IUU,
thúc đẩy xuất khẩu thủy sản
THUHÀ-NHẬTDIỄM
N
gày 10-6, tại TP.HCM,
Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu thủy sảnViệt
Nam (VN) - VASEP tổ chức
Hội nghị toàn thể hội viên
VASEP năm 2024 để bàn về
những khó khăn, thách thức
và giải pháp để xuất khẩu
thủy sản VN đạt mục tiêu
10 tỉ USD trong năm.
Tại đây, ông Trương Đình
Hòe, Tổng Thư ký VASEP,
cho biết trong năm tháng
đầu năm 2024, xuất khẩu
thủy sản của cả nước đạt gần
3,6 tỉ USD, tăng 6% so với
cùng kỳ năm 2023. Các mặt
hàng xuất khẩu hầu hết tăng
trưởng nhẹ, cho thấy sự phục
hồi đang diễn ra.
Dù vậy, ngành thủy sản
VN vẫn phải đối mặt với
nhiều thách thức như thiếu
hụt nguyên liệu cả nuôi trồng
lẫn đánh bắt tự nhiên, cùng
các quy định của pháp luật
hiện hành.
Nhiều thách thức
chắn đường đi
ngành thủy sản
Theo đó, biến đổi khí hậu
như nắng nóng kéo dài, hạn
mặn đã ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng nuôi trồng
thủy sản. Nguồn hải sản khai
thác cũng gặp khó khăn khi
tài nguyên ngày càng cạn
kiệt, sản lượng khai thác
không đủ đáp ứng nhu cầu
nên phải thêm nguồn cung
từ nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu cũng
gặp vô số thách thức. Đơn cử
với ngành tôm, việc ứng phó
với thuế chống trợ cấp và thuế
chống bán phá giá củaMỹ vẫn
là vấn đề khiến nhiều doanh
nghiệp đau đầu, chịu áp lực.
“Hiện Bộ Thương mại Mỹ
chưa có kết luận cuối cùng
nhưng với các kết luận sơ
bộ áp mức thuế chống trợ
cấp 2,84% và thuế chống bán
phá giá 196,41% đã ít nhiều
ảnh hưởng đến sự lựa chọn
của các nhà nhập khẩu tại thị
trường này đối với tôm sản
xuất từ VN” - ông Hòe nói.
Với ngành cá tra, giá xuất
khẩu ở mức thấp đang là
vấn đề nan giải của doanh
nghiệp xuất khẩu, chưa kể
các thị trường truyền thống
như EU đang có dấu hiệu
tiêu thụ chậm lại. Thị trường
khác nhưTrungQuốc, nơi các
doanh nghiệp đang tập trung
khai thác, cũng gặp nhiều bất
ổn khi giá bán liên tục giảm.
Một khó khăn khác được
ông Hòe nhấn mạnh là vấn đề
thẻ vàng IUU. Đây là gánh
nặng, gây áp lực đến nhiều
doanh nghiệp ngành hải sản.
Cũng theo ông Hòe, vốn
dĩ doanh nghiệp đã rất khó
khăn do thiếu nguồn nguyên
liệu, nay lại càng kẹt trong
nút cổ chai khi các văn bản
pháp quy của cơ quan quản
lý ngày càng siết chặt kiểm
soát đối với nguyên liệu thủy
sản khai thác trong nước cũng
như nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Nghị định
37/2024/NĐ-CP (hướng dẫn
triển khai Luật Thủy sản) và
Nghị định 38/2024/NĐ-CP
(về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực thủy sản) cùng lúc có
hiệu lực. Nhiều quy định mới
mang tính ràng buộc và khó
thực thi khiến doanh nghiệp
hoangmang, lo ngại, giảm tần
suất khai thác hải sản.
Chưa kể các khó khăn khác
như giá cước vận tải tăng cao,
xung đột thươngmại giữa các
nước cũng khiến dòng chảy
thươngmạithủysảnbịxáotrộn.
Dù vậy, VASEP vẫn kỳ
vọng bằng sự linh hoạt của
doanh nghiệp trong tìm kiếm
thị trường và nỗ lực xúc tiến
thươngmại, tìnhhìnhxuất khẩu
sẽ tăng trưởng trở lại, nhất là
trong những tháng cuối năm.
VASEP kỳ vọng xuất khẩu
thủy hải sản sáu tháng đầu
năm 2024 sẽ đạt 4,4 tỉ USD,
tăng 6% so với cùng kỳ năm
2023, hướng tới mục tiêu 10
tỉ USD trong năm 2024.
Nhiều giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu này,
theoôngHòe,cácdoanhnghiệp
cầntăngsứccạnhtranhchothủy
sản bằng việc tuân thủ các quy
định về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Các giải pháp về truy
xuất nguồngốc, hướng tới phát
triển bền vững từ giống, nuôi
trồng tới chế biến, xuất khẩu
và cả nguồn lao động.
Các doanh nghiệp cũng cần
chú trọng tới việc phát triển
Vấn đề thẻ vàng
IUU đang là gánh
nặng, gây áp lực
đến nhiều doanh
nghiệp ngành hải
sản Việt Nam trong
thời gian qua.
các nguồn nuôi có chứng
nhận bền vững. Hướng tới
nền kinh tế tuần hoàn, sản
xuất xanh, sử dụng nguồn
năng lượng tái tạo.
Đây cũng là cơ hội để các
doanh nghiệp thay đổi tư duy
sản xuất và kinh doanh, hoàn
thành mục tiêu xuất khẩu đạt
12 tỉ USD vào năm 2030.
“Về phía hiệp hội, chúng tôi
cũng nỗ lực tham mưu phản
biện chính sách để tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp
trong ngành, nhất là gỡ thẻ
vàng IUU. Đồng thời đẩy
mạnh tăng trưởng của các
ngành hàng tiềm năng thông
qua hoạt động của các câu lạc
bộ, các hoạt động marketing
xây dựng thương hiệu cho
thủy sảnVN...” - ôngHòe nói.
Thứ trưởng BộNN&PTNT
Phùng Đức Tiến cũng nhìn
nhận ngành thủy sản cần phát
huy hơn nữa thế mạnh chế
biến sâu, mở rộng thị trường
xuất khẩu, tăng cường sự hiện
diện của thương hiệu.
Cũng theo Thứ trưởng
Phùng Đức Tiến, hiện cơ
quan, ban ngành đang nỗ lực
gỡ thẻ vàng IUU, đồng thời
tăng nguồn vốn tín dụng đối
với ngành thủy sản.
Theo đó, thời gian qua, các
doanh nghiệp ngành thủy sản
nói chung và hội viênVASEP
nói riêng đã thúc đẩy khá
mạnh việc tiếp cận các khoản
vay ưu đãi lãi suất từ gói tín
dụng 30.000 tỉ đồng dành
cho các ngành lâm sản, thủy
sản. Thứ trưởng Phùng Đức
Tiến thông tin trong kỳ họp
trước, các đơn vị báo cáo đã
được giải ngân khoảng 17.000
tỉ đồng. Đến nay có thể đạt
khoảng 20.000 tỉ đồng.•
Trong năm tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đạt 1,3
tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý,
tôm hùm là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu đáng kể,
chiếm hơn 8% với giá trị xuất khẩu đạt trên 106 triệu
USD, tăng gấp gần 70 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây
là mức tăng đột phá của tôm hùm.
Bên cạnh đó, tôm chân trắng là mặt hàng mang lại giá
trị cao nhất với 935 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ
năm trước, chiếm tới 72% trong tổng thị phần xuất khẩu
các loại tôm. Tiếp đến là tôm sú chiếm 12%, đạt 155 triệu
USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, xuất khẩu tôm sắt, tôm càng, tôm tít, tôm vằn
đều có xu hướng tăng tích cực trong thời gian qua. Còn
đối với thị trường xuất khẩu, hiện Trung Quốc đã soán
ngôi vị của Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm số 1
của Việt Nam (VN), chiếm 20% tỉ trọng.
Ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế
biến thủy sản Tài Kim Anh, Chủ tịch Ủy ban Tôm thuộc
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP),
cho biết sự tăng trưởng này chủ
yếu nhờ vào việc Trung Quốc
tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm
xanh (gấp 112 lần) và tôm chân
trắng (+30%).
Dù vậy, ông Tài cho rằng những
tháng tiếp theo đến cuối năm, xuất
khẩu tôm VN vào Trung Quốc có
thể không tăng. Nguyên nhân là
do một số nước như Ecuador, Ấn
Độ và Indonesia sẽ tập trung xuất
khẩu vào thị trường này, vì thế tôm
của VN xuất vào Trung Quốc sẽ
gặp rất nhiều khó khăn về giá, đặc
biệt là tôm sú nguyên con, tôm thẻ
nguyên con.
Một số thị trường xuất khẩu khác như Mỹ ghi nhận bình
quân năm tháng đầu năm giá trị xuất khẩu tăng nhẹ 4%,
chiếm 17% trong tổng thị phần xuất khẩu. Tuy nhiên, dù
TrungQuốc đứngđầu thị trườngxuất khẩu tômViệtNam
TheoHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dự kiến trong sáu tháng đầu năm2024,
xuất khẩu thủy sản của cả nước ước tính đạt 4,4 tỉ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ nămngoái.
TP.HCM sắp có Trung tâm Thủy sản
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thủy sản TP.HCM do
Ban quản lý trung tâmthủy sảnTP.HCM (thuộc SởNN&PTNT
TP.HCM) làm chủ đầu tư sẽ ở huyện Cần Giờ với tổng quy
mô lên tới gần 100 ha.
Dự án được chia làm hai phân khu: Phân khu cảng - chợ
cá (quymô 20 ha); phân khu chế biến thủy sản và cơ sở dịch
vụ hậu cần nghề cá (diện tích 80 ha).
Thứ trưởng BộNN&PTNT PhùngĐức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: NHẬTDIỄM
tình hình xuất khẩu đang phục hồi
dần nhưng giá xuất khẩu tôm sang
Mỹ còn ở mức thấp so với cùng
kỳ năm 2023.
Ngoài ra, xuất khẩu tôm sang
một số quốc gia như Canada, Anh,
Nga ghi nhận nhiều chuyển biến
tích cực khi giá trị xuất khẩu tăng
lần lượt là hơn 51%, hơn 15% và
hơn 332%... so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong năm tháng
đầu năm, dù giá trị xuất khẩu tôm
sang Nhật Bản và EU ghi nhận
mức giảm nhẹ lần lượt là 3% và
1% nhưng theo chủ tịch Ủy ban
Tôm thuộc VASEP, những tháng cuối năm 2024, dự kiến
tình hình xuất khẩu sang hai thị trường này sẽ có nhiều cải
thiện và tăng nhẹ.
THU HÀ - NHẬT DIỄM
Trong nămtháng đầu năm2024, xuất khẩu tôm
đạt 1,3 tỉ USD. Ảnh: THUHÀ