125-2024 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa11-6-2024
về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hùng
Quân (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho
biết trong các trường hợp này sẽ
phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy
định của BLDS 2015.
Theo đó, nguyên tắc giải quyết
là bên nào có lỗi gây ra thiệt hại,
chủ sở hữu/người chiếm hữu/người
quản lý tài sản có lỗi để tài sản gây
ra thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm
bồi thường.
Cụ thể, Điều 604 BLDS 2015 quy
định rõ về trường hợp bồi thường
thiệt hại do cây cối gây ra. Theo
đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu,
người được giao quản lý phải bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Để xác định bên nào có lỗi trong
trường hợp này, trước tiên cần xác
định lại vị trí đỗ xe có đúng theo
quy định hay không. Trường hợp
xe đỗ sai quy định, không đúng vị
trí (lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt
hại) thì chủ ô tô sẽ không được
bồi thường từ đơn vị quản lý, sở
hữu cây xanh.
Trường hợp xe dừng, đỗ đúng vị
trí thì cần xem xét đến trách nhiệm
của đơn vị quản lý cây xanh xem
trước đó đã thực hiện đầy đủ các
biện pháp, chăm sóc, đảm bảo an
toàn (cây bị thối rễ, sâu ăn, cành cây
thối mục có thể rơi gãy...) hay chưa.
Nếu đơn vị quản lý cây xanh
không đảm bảo các điều kiện an
toàn cho cây xanh đến môi trường
xung quanh mà gây ra thiệt hại thì
đơn vị quản lý cây xanh sẽ có trách
nhiệm bồi thường.
Thiệt hại do sự kiện
bất khả kháng
Tuy nhiên, BLDS cũng quy định
trường hợp ngoại lệ đó là: Bên gây
thiệt hại không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong trường
hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện
bất khả kháng hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại.
Điều 156 BLDS 2015 nêu rõ sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy
ra một cách khách quan, không thể
lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép.
Vì vậy, trong trường hợp này, cần
xác định cây xanh bật gốc do mưa
bão gây thiệt hại có phải là trường
hợp bất khả kháng hay không.
Để xác định được việc này, cần
làm rõ đơn vị quản lý cây xanh đã
áp dụng mọi biện pháp khắc phục
cần thiết hay chưa. Nếu đã thực hiện
các biện pháp khắc phục phù hợp
nhưng thiệt hại vẫn xảy ra thì có
thể xem đây là trường hợp bất khả
kháng. Khi đó, dù thiệt hại có xảy
ra nhưng đơn vị quản lý cây xanh
không phải bồi thường.
Cũng theo luât sư Quân, trong các
trường hợp cây xanh bị bật gốc do
mưa bão, chủ ô tô muốn yêu cầu
đơn vị quản lý cây xanh bồi thường
thì cần phải chứng minh rất nhiều
vấn đề như: Không rơi vào trường
hợp bất khả kháng, lỗi hoàn toàn
không phải từ mình...
Trong trường hợp không có đủ
căn cứ để yêu cầu đơn vị quản lý
ĐẶNG LÊ
N
hững ngày qua, nhiều địa
phương trên cả nước xảy ra
tình trạng mưa lớn kéo dài
dẫn đến nhiều cây xanh bị bật gốc,
đè bẹp ô tô.
Cụ thể, đêm 8-6, cây xà cừ trong
khuôn viên Cung Văn hóa Thể thao
Thanh niên (TPHải Phòng) đã bị bật
gốc, đổ vào một ô tô con hiệu Kia
đỗ ngay cạnh đó. Lúc này, không
có người ngồi trong xe.
Cũng trong tối 8-6, chị T đậu ô
tô bốn chỗ trên đường Huỳnh Văn
Nghệ (thị trấn Gia Ray, huyện Xuân
Lộc, Đồng Nai). Lúc này, trời mưa
giông làm cây xanh (đường kính
gần 50 cm) trên vỉa hè đổ xuống
đường, đè trúng ô tô, lam bẹp phía
sau xe và bể kính.
Từ đây, vấn đề được nhiều người
đặt ra là trách nhiệm của các bên ra
sao trong việc xử lý ô tô bị hư hỏng.
Cần xác định bên nào có lỗi
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
Ô tô bị cây bật gốc, đè bẹp tại Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên (TPHải Phòng). Ảnh: NGỌC SƠN
Cây xanh bật
gốc, đè bẹp
ô tô, ai bồi
thường?
Việc cây xanh bật gốc trongmưa bão, đè
bẹp ô tô không còn xa lạ nhưng xác định ai
là người bồi thường không phải chuyện dễ.
cây xanh bồi thường thiệt hại thì
chủ xe vẫn có thể yêu cầu các công
ty bảo hiểm chi trả bồi thường nếu
như trước đó chủ xe có mua bảo
hiểm vật chất ô tô.
Bảo hiểm vật chất ô tô là một
loại bảo hiểm tự nguyện và hiện
có nhiều công ty bảo hiểm cung
cấp gói bảo hiểm này. Khi chủ
xe mua bảo hiểm này, nếu không
rơi vào các trường hợp loại trừ
trách nhiệm thì chủ xe sẽ được
công ty bảo hiểm chi trả chi phí
sửa chữa khi xảy ra thiệt hại đối
với xe.•
Theo luật sư Quân, chủ
ô tô muốn yêu cầu đơn
vị quản lý cây xanh bồi
thường thì phải chứng
minh nhiều vấn đề như:
Không rơi vào trường
hợp bất khả kháng, lỗi
hoàn toàn không phải
từ mình...
Rút kinhnghiệmcáchgiải quyết 1vụ tranh chấpđất bi giámđốc thẩmhủy án
VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng vưa ban hành thông báo
rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa
nguyên đơn là bà H với bị đơn là bà L và anh T (con bà L).
Theo hồ sơ, năm 1989, Phòng Giáo dục huyện Krông B,
tỉnh L có ký hợp đồng trồng và chăm sóc cà phê với một
số cán bộ nhân viên của phòng, trong đó có bà H. Bà H
được nhận một lô đất.
Năm 1999, chồng bà L (em chồng của bà H) chưa có
nơi ở nên vợ chồng bà H cho mượn 35 m² đất để làm nhà
tạm. Năm 2001, chồng bà L chết.
Năm 2018, bà H đổ vật liệu làm chòi cà phê thì xảy ra
tranh chấp. Gia đình anh T còn tự ý mở rộng thêm khoảng
18 m đất.
Vì vậy, bà H khởi kiện yêu cầu bà L và anh T phải trả
lại cho bà diện tích đất hơn 870 m².
Bị đơn cho rằng chồng bà L được vợ chồng bà H cho lô
đất bỏ hoang (thửa đất tranh chấp) để ở. Vợ chồng bà L đã
khai hoang và xây tạm ngôi nhà, trồng một số cây ăn trái.
Quá trình khai hoang đất và xây dựng nhà, công trình phụ
có nhiều người làm chứng nên bà L và anh T không đồng
ý với yêu cầu khởi kiện của bà H...
Xử sơ thẩm hồi tháng 6-2021, TAND thị xã H, tỉnh L đã
chấp nhận yêu cầu của bà H; buộc bà L, anh T trả lại đất
cho bà H. Bà H có nghĩa vụ trả lại giá trị nhà và tài sản
trên đất với số tiền hơn 256 triệu đồng.
Anh T kháng cáo, không đồng ý trả đất. Bà H kháng
cáo, không đồng ý trả lại hơn 256 triệu đồng.
Đồng thời, VKSND thị xã H, tỉnh L cũng kháng nghị
phúc thẩm theo hướng chỉ buộc bà H trả lại cho bà L và
anh T chi phí công sức nạo vét, duy trì để sử dụng giếng
nước là 10 triệu đồng.
Xử phúc thẩm tháng 9-2021, TAND tỉnh L chấp nhận
kháng cáo của anh T, sửa bản án sơ thẩm theo hướng bác
toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà H về việc buộc bà L, anh
T trả lại đất cho bà...
Sau đó, viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng
kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy bản án phúc thẩm,
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tháng 11-2023, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Cấp
cao tại Đà Nẵng đã hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ cho
tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết lại.
Theo VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, đất phòng giáo dục
giao cho cán bộ trồng cà phê đều có một mặt giáp đường
Nguyễn Trãi. Hiện nay, phần đất bà H được cấp giấy
chứng nhận không giáp đường Nguyễn Trãi, chỉ có thửa
đất tranh chấp giáp đường Nguyễn Trãi.
Vì vậy, có cơ sở khẳng định thửa đất tranh chấp là của
bà H (không tính đất lấn chiếm) là phù hợp với các thửa
đất phòng giáo dục đã giao.
Ngoài ra, hai người làm chứng đều khẳng định năm
1999, vợ chồng bà H cho chồng bà L mượn đất làm nhà
để đưa vợ con từ ngoài Bắc vào sinh sống.
Cạnh đó, theo tờ trình của UBND phường, trích đo địa
chính và hiện trạng sử dụng đất có cơ sở xác định việc bà
L và anh T cho rằng thửa đất tranh chấp là đất hoang là
không có cơ sở...
Do đó, tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà H, buộc bi đơn trả lại đất và bà H được quyền
liên hệ để được cấp giấy chứng nhận là có căn cứ.
Tòa án cấp phúc thẩm không xác minh, thu thập chứng
cứ để làm rõ quá trình sử dụng đất cũng như hiện trạng sử
dụng đất (phần đất bà H được cấp giấy chứng nhận không
giáp đường Nguyễn Trãi) nhưng đã bác yêu cầu của bà H
là không đúng quy định.
Tuy nhiên, gia đình bà L, anh T đã có nhà trên đất từ
năm 1999, để đảm bảo nơi ở ổn định cho gia đình bà L và
anh T nên cần giao phần đất có nhà cho bà L, anh T (đủ
điều kiện tách thửa). Bà L và anh T trả lại giá trị đất cho
bà H sau khi đã trừ đi giá trị tài sản và chi phí tôn tạo làm
tăng giá trị đất.
Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm đã chấp nhận một
phần kháng nghị của viện trưởng VKSND Cấp cao tại
Đà Nẵng, hủy toàn bộ bản án phúc thẩm; giao hồ sơ cho
TAND tỉnh L xét xử phúc thẩm lại.
YẾN CHÂU
TòasơthẩmchấpnhậnyêucầukhởikiệncủabàHlàcócăncứ
(anhminhhọa).Ảnh:LK
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook