11
Kinh tế -
ThứBảy15-6-2024
pháp cưỡng chế. Theo quy
định, chỉ cần nợ thuế cho dù
số nợ ít hay nhiều vẫn bị tạm
hoãn xuất cảnh.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, cơ
quan thuế cần rà soát những
trường hợp DN có số tiền
thuế nợ chỉ vài trăm ngàn,
vài triệu hay vài chục triệu
đồng (số nợ thuế được xem
là thấp). Có những trường
hợp giám đốc DN ra tới sân
bay rồi mới biết thông tin cá
nhân mình bị tạm hoãn xuất
cảnh vì nợ thuế dù rất thấp.
“Nếu biết số nợ thuế ít thì
các giám đốc chắc chắn sẽ
đóng vì so với chi phí và lợi
ích của chuyến công tác họ
sắp khởi hành là không đáng
kể. Do đó, cơ quan thuế cần
sàng lọc kỹ những trường hợp
này” - ông Sơn góp ý.
Đồng quan điểm, luật sư
NguyễnĐứcNghĩa, PhóGiám
đốc Trung tâmTrợ giúp pháp
lý DN vừa và nhỏ, Hiệp hội
DN TP.HCM (HUBA), đánh
giá rằng những giám đốc, đại
diện của các DN chắc chắn
biết quy định nợ thuế ra sao
sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Do đó, nếu nợ thuế chỉ với
1 triệu đồng hay vài chục
triệu đồng mà bị tạm hoãn
xuất cảnh thì chắc chắn họ
sẽ tìm cách nộp sớm.
Theo luật sư Nghĩa, cơ
quan thuế cần rà soát những
trường hợp nợ thuế ít, từ vài
chục triệu đồng trở xuống để
xem xét lại DN đã nhận được
thông báo cưỡng chế nợ thuế
cũng như thông báo tạm hoãn
xuất cảnh hay chưa, tránh để
DN bị ảnh hưởng quyền lợi
không đáng có.
Cần thêm bước xác
nhận của DN nợ thuế
Ông Nguyễn Tiến Dũng,
Cục Thuế TP.HCM, cho biết
những trường hợp người đại
diện pháp luật của DN bị tạm
hoãn xuất cảnh vì nợ thuế thì
trước đó cơ quan thuế đã có
thông báo qua email, bưu
điện để họ chấp hành nộp
thuế. Tuy nhiên, họ không
chấp hành nên cơ quan thuế
phải gửi thông báo cho Cục
Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ
Công an), đồng thời gửi cho
cả người nộp thuế.
Tuy nhiên để chặt chẽ
hơn, ông Dũng cho biết cục
sẽ thông báo chỉ đạo các chi
cục xem xét chặt chẽ lại quy
trình thông báo. Ví dụ gửi thư
qua bưu điện phải làm sao có
xác nhận của DN là đã nhận
thư hoặc thông báo tạm hoãn
xuất cảnh gửi cho giám đốc,
QUANGHUY
N
hiều cơ quan thuế các
tỉnh, thành đã có văn
bản đề nghị Cục Quản
lý xuất nhập cảnh, Bộ Công
an tạm hoãn xuất cảnh đối
với nhiều giám đốc, người
đại diện pháp luật của các
doanh nghiệp (DN) nợ thuế.
Đặc biệt trong những tháng
đầu năm 2024, thông tin tạm
hoãn xuất cảnh đối với nhiều
giám đốc DN nợ thuế ngày
càng nhiều. Thậm chí không
ít giám đốc các DN bị tạm
hoãn xuất cảnh vì nợ thuế từ
vài trăm ngàn, vài triệu đến
hàng trăm tỉ đồng.
Theo các chuyên gia góp
ý, cơ quan thuế cần đảm bảo
thông báo cưỡng chế nợ thuế
phải có xác nhận đã nhận để
tránh ảnh hưởng đến quyền
lợi của DN có giám đốc,
người đại diện pháp luật bị
tạm hoãn xuất cảnh.
Cầnxemxét trườnghợp
nợ thuế chỉ 1 triệuđồng
ChuyêngiathuếNguyễnThái
Sơn phân tích: Theo quy định
vềtạmhoãnxuấtcảnhthựchiện
theo quy định tại Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14, người
nộp thuế thuộc trườnghợpđang
bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính về quản lý
thuế chưa hoàn thành nghĩa
vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn
xuất cảnh theo quy định của
pháp luật về xuất nhập cảnh.
Cơ quan quản lý thuế có trách
nhiệm thông báo cho cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh về cá
nhân, người nộp thuế.
Trước khi có thông báo cho
cơ quan quản lý xuất cảnh thì
cơ quan thuế đã có thông báo
nợ thuế, tiến hành các biện
“Nếu biết số nợ thuế
ít thì các giámđốc
chắc chắn sẽ đóng vì
so với chi phí và lợi
ích của chuyến công
tác họ sắp khởi hành
là không đáng kể. Do
đó, cơ quan thuế cần
sàng lọc kỹ những
trường hợp này.”
Chuyên gia thuế
Nguyễn Thái Sơn
Những
trường
hợp doanh
nghiệp nợ
thuế chỉ
vài triệu
đến vài
chục triệu
đồng cần
được xem
xét lý do
vì sao họ
không
chấp hành
nghĩa vụ
nộp thuế.
Ảnh: QH
Nợ thuế vài trăm ngàn bị cấm
xuất cảnh: Không nên cứng nhắc
Cơ quan thuế cần rà soát những trường hợp nợ thuế với số tiền chỉ vài triệu, vài chục triệu đồng...
Những tháng đầu năm 2024 chứng kiến hàng loạt giám
đốc nhiều doanh nghiệp (DN) ở khắp cả nước bị cấm xuất
cảnh vì nợ thuế. Bên cạnh những DN nợ thuế hàng trăm
triệu đến hàng tỉ đồng, thậm chí trăm tỉ đồng thì có những
DN chỉ nợ tiền thuế chưa tới 1 triệu đồng.
Bộ Tài chính từng có thông báo lý giải việc cấm xuất
cảnh những DN nợ thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của
người nộp thuế, cấm xuất cảnh sẽ là một biện pháp cứng
rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ thuế
để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế vào ngân sách
nhà nước.
Những DN cố tình chây ì nợ thuế hoặc tìm cách trốn
thuế thì có không ít những trường hợp DN vô tình hoặc vì
nhiều lý do khách quan không nắm được thông báo cưỡng
chế thuế và thông báo cấm xuất cảnh của cơ quan thuế,
hải quan.
Số thuế 1 triệu đồng, vài chục triệu đồng với một DN
hay đối với ngân sách không đáng kể. Với mức nợ thuế
quá thấp này cũng bị cấm xuất cảnh là chưa phù hợp.
Điều này vô hình trung gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín,
thương hiệu cũng như là hợp đồng quan hệ đối tác của
DN.
Theo các chuyên gia kinh tế, Luật Quản lý thuế có quy
định rất nhân văn là xóa nợ thuế nhưng quy định tạm
hoãn xuất cảnh vì nợ thuế thì có vẻ máy móc, cứng nhắc,
không có tiêu chí hay mức nợ thuế rõ ràng. Số tiền thuế
nợ chỉ 1 triệu đồng hay vài chục triệu đồng mà bị cấm
xuất cảnh sẽ ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư kinh doanh của
DN, tâm lý của cộng đồng DN. DN vừa mất tiền vừa mất
khách hàng vì đối tác mất niềm tin vào một DN nợ thuế.
Quy định của cơ quan thuế cần rõ ràng hơn về vấn đề
này, ví dụ như tăng ngưỡng áp dụng mức nợ thuế là bao
nhiêu thì mới cấm xuất cảnh, vì không DN nào trốn thuế
vài trăm ngàn, vài triệu đồng tiền thuế. Và trường hợp DN
không nhận được thông báo cưỡng chế nợ thuế, cấm xuất
cảnh thì cơ quan thuế phải làm cách nào đó để người phải
thực hiện quyết định được biết mình đang nợ thuế, đến
thời hạn nào không thi hành sẽ bị cấm xuất cảnh.
Ngược lại, người nộp thuế cũng cần chủ động tra cứu
nợ thuế của mình trên hệ thống của ngành thuế để đảm
bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh.
Tóm lại, biện pháp cấm xuất cảnh đối với các chủ DN
còn nợ thuế giúp cơ quan thuế tăng khả năng thu hồi nợ
thuế nhưng lại làm giảm động lực kinh doanh của DN.
Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người nộp thuế, DN thì mỗi cán bộ thuế cần
phải đồng hành hơn với mỗi DN để nắm rõ, sát sao thông
tin thì khi đó câu chuyện giám đốc “bỗng dưng” bị cấm
xuất cảnh vì nợ thuế vài trăm ngàn đồng sẽ không còn.
QUANG HUY
Sổ tay
Hoãnxuấtcảnhvìnợthuế1triệuđồng:Thôngbáocầnđếntậntayngườinhận
đại diện pháp luật DN thì cơ
quan thuế sẽ thông tin trên
các phương tiện truyền thông,
đồng thời đảm bảo cá nhân
đó nhận được thông báo trên.
Theo chuyên gia thuế
Nguyễn Thái Sơn, đúng theo
Luật Quản lý thuế thì không
quy định mức nợ thuế, người
nợ thuế vài trăm ngàn hay vài
tỉ đồng đều là nợ thuế.
Tuy nhiên, những trường
hợp nợ thuế thấp từ vài chục
triệu đồng trở xuống thì cần
làm rõ vì sao họ chưa đóng
hay họ không nhận được các
thông báo. Cơ quan thuế làm
đúng quy định nhưng không
nên quá cứng nhắc.
Ví dụ, cán bộ thuế phụ
trách địa bàn đó phải trao
đổi với giám đốc công ty nợ
thuế, thông báo rõ ràng nếu
không thực hiện đóng khoản
thuế đang nợ sẽ bị tạm hoãn
xuất cảnh. Nếu không gửi thư,
email được thì có thể nhờ sự
hỗ trợ từ phường, xã…Mục
đích cuối cùng là xác nhận
rõ giám đốc, đại diện pháp
luật DN nhận được thông báo
của cơ quan thuế, hải quan.•
Mới đây, Bộ Tài chính đã có thông báo đề
cập tới kiến nghị thay đổi quy định về cấm
xuất cảnh vì nợ thuế.
Bộ Tài chính nêu rõ Luật Quản lý thuế đã
quy định hành lang pháp lý đối với việc nợ
thuế. Theo đó, trường hợp sau 30 ngày kể từ
ngày hết hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa
nộp tiền thuế, tiền chậmnộp, tiền phạt thì cơ
quan quản lý thuế thông báo cho người nộp
thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số
ngày chậmnộp. Ngoài ra, số lượng người nộp
thuế nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất lớn, đa số
lại kéodài. Cơquan thuế thực hiện rà soát, đối
chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế
của người nộp thuế thuộc trường hợp bị tạm
hoãn xuất cảnh trước khi thực hiện gửi thông
báo đề nghị tạmhoãn xuất cảnh đến cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh và người nộp thuế.
Người nộp thuế có thể chủ động tra cứu
nợ thuế của mình trên hệ thống của ngành
thuế để đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế
trước khi xuất cảnh.
Bộ Tài chính nhấn mạnh để nâng cao tính
tuân thủ của người nộp thuế, tạm hoãn xuất
cảnh sẽ là một biện pháp cứng rắn cũng như
cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ thuế
để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế
vào ngân sách nhà nước.
Số lượng nợ thuế dưới 1 triệu đồng rất nhiều