6
Thời sự -
ThứBảy15-6-2024
cách mạng công nghiệp lần thứ tư
mà cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI),
dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán
đám mây, Internet vạn vật… tạo
ra không gian phát triển mới cho
chính phủ số - kinh tế số - xã hội số.
Các nền tảng số như Facebook,
Google đang thách thức các mô
hình kinh doanh truyền thống vốn
đã đem lại thành công cho các cơ
quan báo chí nhiều thập niên qua.
Trong bối cảnh ấy, doanh thu của
các cơ quan báo, tạp chí năm 2023
giảm gần 10% so với năm 2022,
trong khi tổng nguồn thu năm 2023
của các đài phát thanh, truyền hình
giảm khoảng 20%.
Ngay cả các báo điện tử thu hút
đôngđảođộcgiả, 70%-75%doanh thu
“quảng cáo số” vẫn chảy vào túi các
nền tảng công nghệ xuyên biên giới
như Facebook, YouTube, TikTok…
Vẫn là kinh tế báo chí, PGS Bùi
Chí Trung, Phó Viện trưởng Viện
Đào tạo báo chí và truyền thông,
Trường ĐH KHXH&NV, cho biết
doanh thu trong lĩnh vực truyền
thông ở Việt Nam đạt ngưỡng 4 tỉ
USDcho thấy sự tăng trưởng và tiềm
năng của ngành truyền thông trong
việc tạo ra giá trị kinh tế.
Doanh thu của các cơ quan báo
chí trải theo phổ rất rộng 200-300
triệu đồng/năm cho đến mức 4.000-
5.000 tỉ đồng. “Tuy nhiên, đến nay
chỉ còn khoảng 1-2 cơ quan báo chí
có nguồn thu ở mức ngàn tỉ” - ông
Trung nói.
Nguyên nhân của sự suy giảm
đó là những hạn chế về nhận thức,
mục tiêu; sức ép của sự bùng nổ
công nghệ - kỹ thuật; điểm nghẽn
trong xây dựng cấu trúc hệ thống
tổng thể của nền kinh tế báo chí
- truyền thông và thể chế quản lý
báo chí - truyền thông đáp ứng yêu
cầu mới…
Sớm sửa đổi Luật Báo chí
năm 2016
Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ
trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh
Lâmcho biết BộTT&TTđã có nhiều
nỗ lực để hỗ trợ, phát triển báo chí,
trong đó có vấn đề giải quyết câu
chuyện kinh tế báo chí, bao gồm
việc sửa đổi, cải cách thể chế.
Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ trình Chính
phủ để Chính phủ trìnhQuốc hội sửa
đổi Luật Báo chí năm 2016. Trong
đó sẽ đưa vào một số thể chế về mô
hình, quy mô, vị trí pháp lý của cơ
quan pháp lý trong bối cảnh công
nghệ biến động, các mô hình kinh
doanh biến động.
“Có lẽ phải đưa vào Luật Báo chí
sửa đổi những khái niệm mới, tiền
đề mới ở tầm luật để có thể giúp đỡ
cho báo chí phát triển, trong đó có
câu chuyện liên quan đến kinh tế
báo chí” - ông Lâm nói.
Theo Thứ trưởng Lâm, những thể
chế trong việc đặt hàng, tăng cường
đặt hàng báo chí như một dịch vụ
công, sản phẩm có ích cho xã hội
đang được sửa đổi. Các cơ quan
báo chí có thể cung cấp nhiều dịch
vụ cho Nhà nước, cho các cơ quan
đặt hàng trên đa nền tảng, không
chỉ phụ thuộc vào nền tảng của bản
VIẾT THỊNH
M
ột lần nữa, bức tranh khó
khăn về kinh tế báo chí
được Bộ TT&TT nêu ra
tại hội thảo mà đơn vị này phối
hợp với Trường ĐH KHXH&NV
thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức
ngày 14-6.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng
Bộ TT&TTNguyễn Huy Dũng cho
biết hội thảo được tổ chức trong
những ngày các cơ quan báo chí
hướng tới kỷ niệm 99 năm ngày
Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-
6-1925 - 21-6-2024).
Áp lực cạnh tranh nhìn
từ doanh thu quảng cáo
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn
HuyDũng đánh giá doanh thu quảng
cáo đang là nguồn chính duy trì sự
tồn tại của các cơ quan báo chí,
ở mức luôn trên 60% doanh thu,
thậm chí với một số cơ quan báo
chí là 90%.
Tuy nhiên, nguồn doanh thu này
có nguy cơ sụt giảmmạnh mẽ, trong
bối cảnh các nền tảng mạng xã hội
như Facebook hay Google đã lấy đi
khoảng 70% doanh thu quảng cáo
của báo chí chính thống.
Báo chí đang hằng ngày thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền, dù vậy cơ
chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc
đấu thầu sản xuất, cung cấp dịch vụ
công sử dụng ngân sách vẫn chưa
được hoàn thiện. Chi thường xuyên
cho báo chí chỉ khiêm tốn chưa tới
0,5%tổng chi thường xuyên của ngân
sách nhà nước; chi cho đầu tư báo
chí cũng chỉ khoảng 0,25%. Thậm
chí, một số cơ quan báo chí lớn còn
không có hoặc có rất ít nhận được
hỗ trợ hay đặt hàng từ ngân sách.
“Đây là một thách thức lớn trong
bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, việc bố trí kinh phí, đặt hàng,
giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo
chí thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ
chính trị, thông tin thiết yếu, truyền
thông chính sách còn hạn chế” - Thứ
trưởng Dũng nói.
Doanh thu suy giảm
Tại hội thảo, PGS Đặng Thị Thu
Hương, Phó Hiệu trưởng Trường
ĐH KHXH&NV, đánh giá cuộc
Các đại biểu thamdự hội thảo khoa học quốc tế về kinh tế báo chí. Ảnh: LÊ ANHDŨNG
Bàngiải pháp
tháo gỡ khó
khăn để báo
chí phát triển
Bức tranhkinhtếbáochíngàycàngkhókhăn
khi cácnềntảngcôngnghệnhưFacebook,
Google... đang lấyđi khoảng70%doanhthu
quảngcáocủabáochí chínhthống.
thân cơ quan báo chí đó.
Thứ trưởng Lâm bày tỏ các thách
thức về đổi mới phương thức làm
báo, giải quyết kinh tế báo chí, xét
tới cùng là thách thức quản trị. Bởi
vì trong quá trình đưa ra giải pháp
kinh tế báo chí, không phải ai cũng
đạt kết quả và sẽ không thể có một
mô hình phù hợp với tất cả cơ quan
báo chí.
“Tôi không nghĩ rằng các cơ
quan báo chí đóng góp vào sự phát
triển chung lại bị bỏ lại phía sau.
Cơ quan quản lý nhà nước cam kết
đồng hành với các cơ quan báo chí.
Với những vấn đề mà từng cơ quan
báo chí riêng lẻ rất khó làm thì lúc
này cơ quan quản lý nhà nước sẽ hỗ
trợ” - Thứ trưởng Lâm nói.•
Có phải báo chí chính thống đang“nhường sân”cho
KOLs vàmạng xã hội trong việc cung cấp thông tin cho
người dân? Đây là nội dung chính của tọa đàm do CLB
Cafe Số tổ chức vào chiều 14-6.
Diễn giả chính tại tọa đàm là nhà báo Lê Quốc Minh,
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên
tập báo
Nhân Dân
. Nhìn vào chủ đề của tọa đàm, ông
nhận định:“Xu thế chiếm lĩnh của mạng xã hội là xu thế
có thật. Dù vậy, báo chí chính thống không nên chạy
theo mạng xã hội”.
LậpluậncủaôngMinhlàcảnướchiệncókhoảng40.000
người làm báo, trong đó 25.000 người có thẻ nhà báo.
Trong khi đó,Việt Namcó khoảng 100 triệudân. Nếumỗi
người dân cómột chiếc điện thoại thôngminh thì đều có
thể tiếp cận thông tin và trở thànhmột kênh thông tin.
“Số lượng người làm báo chỉ như giọt nước trong
biển người có thể cung cấp thông tin. Do vậy, đòi hỏi
báo chí chính thống phải cạnh tranh, chạy theo và đi
trước mạng xã hội là không thực tế”- nhà báo Lê Quốc
Minh khẳng định.
Ngoài ra, nếu khiên cưỡng đặt lên bàn cân để so sánh
rằng báo chí chính thống haymạng xã hội đang thắng,
theo ôngMinh thì cũng cần có tiêu chí rõ ràng. Còn nếu
so sánh về tốc độ thì rõ ràng báo chí hẳn là không thể
cạnh tranh được với mạng xã hội. Thực tế không thể
phủnhận làbáo chí chính thốngđã khá chậmtrong việc
cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho công chúng.
Theo ông Lê Quốc Minh, cơ quan báo chí nào cũng
cần xây dựng chiến lược truyền thông xã hội phù hợp
để chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn đối với bạn đọc, trong
đó cần tận dụng triệt để công nghệ.
Giai đoạn trước đây, khi muốn biết thông tin, người
dân phải mua báo giấy, bật đài, mở tivi… Nhưng hiện
nay, với sự phát triển của công nghệ, bạn đọc chỉ cần
tìm thông tin mình quan tâm một lần, những lần sau
thông tin sẽ tự tìm bạn đọc.
“Nếu không có công nghệ thì không thể làm được
điều này. Nội dung giờ là nữ hoàng, còn công nghệ
đang là vua. Báo chí cần tận dụng công nghệ để xây
dựng chiến lược truyền thống mạng xã hội hiệu quả,
phân phối thông tin trúng đích” - ông Lê Quốc Minh
khẳng định.
THANH THANH
"Nội dung giờ là nữ hoàng, công nghệ là vua"
Tiêu điểm
39%
báo, tạp chí tự đảm bảo chi thường
xuyên; 36% tự đảmbảomột phần chi
thườngxuyênvà25%phảidựavàongân
sách nhà nước để chi thường xuyên.
Lĩnhvực phát thanh, truyềnhình thì
6,94% đơn vị tự đảm bảo chi thường
xuyên và chi đầu tư; 26,39% tự đảm
bảo chi thường xuyên; 66,67%tựđảm
bảomột phần chi thường xuyên. Hầu
hết các đài đều không khai thác được
hết thời lượng quảng cáo. Có đài, thời
lượng quảng cáo trên kênh chỉ đạt vài
phút/ngày.
ThứtrưởngBộTT&TTNguyễnThanhLâmphátbiểukếtluận.Ảnh:LÊANHDŨNG
NhàbáoLêQuốcMinh,PhóTrưởngbanTuyêngiáoTrung
ương,ChủtịchHộiNhàbáoViệtNam,TổngBiêntậpbáo
NhânDân
.Ảnh:TT
Thách thức về đổi mới
phương thức làm báo,
giải quyết kinh tế báo
chí, xét tới cùng là
thách thức quản trị.