138-2024 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 26-6-2024
Ngày 25-6, với 449/450 đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) có mặt tán thành, QH đã thông qua
nghị quyết về việc bầu bà Nguyễn Thanh
Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, làm ủy
viên Ủy ban Thường vụ QH.
Bà Nguyễn Thanh Hải, 54 tuổi, quê Hà
Nội. Bà là phó giáo sư, tiến sĩ vật lý. Bà là
ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII;
ĐBQH ba khóa XIII, XIV, XV.
Bà Hải từng có bốn năm giảng dạy tại
Trường THPT Trần Phú, TP Hà Nội trước
khi chuyển sang Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội vào tháng 5-1997.
Năm 1998, bà là tiến sĩ chuyên ngành
vật lý lý thuyết và tính toán. Năm 2007,
bà được phong hàm phó giáo sư và là phó
giáo sư trẻ nhất Việt Nam thời điểm đó.
Trong khoảng thời gian 12 năm (từ
năm 1997 đến 2009), bà Hải kinh qua
các chức vụ: Bí thư đoàn Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội, ủy viên Ban Thường
vụ Thành đoàn Hà Nội khóa XII, phó
trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ -
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Trong quá trình công tác, bà Hải từng
giữ chức phó giám đốc Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam; phó chủ nhiệm
Văn phòng QH; chủ nhiệm Ủy ban Văn
Ngày 25-6, tiếp tục kỳ họp thứ bảy,
Quốc hội thảo luận tại hội trường về
dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Một
trong những nội dung còn ý kiến khác
nhau liên quan đến tiêu chuẩn bổ nhiệm
công chứng viên là công dân Việt Nam
“không quá 70 tuổi”.
Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Nguyễn
Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương)
đánh giá việc giới hạn độ tuổi bổ nhiệm
công chứng viên sẽ “gây lãng phí nguồn
nhân lực trong xã hội”. Theo bà, hiện
chưa có bất cứ khảo sát, đánh giá liên
quan đến việc công chứng viên trên 70
tuổi không đảm bảo điều kiện về sức
khỏe và trí tuệ minh mẫn để hành nghề
công chứng.
Bên cạnh đó, nếu nhìn ở khía cạnh
tích cực hơn, công chứng viên cao tuổi
sẽ có những ưu điểm, lợi thế về mặt kiến
thức, kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề
công chứng đã được tích lũy trong nhiều
năm làm việc.
Từ phân tích trên, nữ ĐB đề nghị sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 dự thảo luật
theo hướng không giới hạn độ tuổi hành
nghề công chứng viên và chỉ quy định
những điều kiện về bảo đảm sức khỏe
để hành nghề công chứng…
ĐB Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM)
dẫn dự thảo luật quy định công chứng
viên đã quá 70 tuổi sẽ thuộc một trong
các trường hợp bị miễn nhiệm. Quy
định này theo Chính phủ, nhằm mục
đích nâng cao chất lượng và tính chuyên
nghiệp trong hoạt động công chứng.
Tuy nhiên, vị ủy viên thường trực Ủy
ban Pháp luật nêu thực tế số công chứng
viên đang hành nghề trên 70 tuổi không
nhiều, trong đó có những công chứng
viên nhiều kinh nghiệm vẫn đủ sức khỏe
hành nghề. Họ đã xây dựng được các
thương hiệu công chứng lớn, có uy tín
tại các địa bàn như Hà Nội và TP.HCM.
Ông Hiển cũng cho rằng những công
chứng viên không đủ sức khỏe hành
Bí thưTháiNguyênNguyễnThanh
Hải làmủy viênỦy banThườngvụ
Quốc hội
Chủ tịchQuốc hội Trần ThanhMẫn chúcmừng
Ủy viênỦy ban Thường vụQuốc hội Nguyễn
ThanhHải. Ảnh: QH
Đề nghị bỏhạn chế tuổi của
công chứngviênkhôngquá70
Đại biểuĐỗĐức Hiển, Ủy viên thường trực Ủy
ban Pháp luật (đoàn TP.HCM), phát biểu tại
phiên thảo luận. Ảnh: PHẠMTHẮNG
hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng; trưởng Ban Dân nguyện.
Tháng 5-2020, bà Nguyễn Thanh Hải
được Bộ Chính trị điều động, phân công
giữ chức bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên
nhiệm kỳ 2015-2020 và giữ cương vị
này từ đó đến nay.
. Cũng trong ngày 25-6, QH đã biểu
quyết thông qua nghị quyết về việc cho
thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV với
ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Ủy viên
Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy TP
Hà Nội.
NHÓM PV
nghề hoặc không hành nghề liên tục từ
12 tháng trở lên đã thuộc trường hợp
bị miễn nhiệm theo quy định của luật.
Bên cạnh đó, công chứng là một nghề
tư pháp nên việc quy định các biện pháp
nhằm quản lý chất lượng nghề nghiệp sẽ
phù hợp hơn thay vì miễn nhiệm họ chỉ
căn cứ vào độ tuổi.
Từ những phân tích trên, ông Đỗ Đức
Hiển đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo
cân nhắc thêm. “Trường hợp cần thiết
phải quy định miễn nhiệm với công
chứng viên đã quá 70 tuổi thì nên kéo
dài thời gian chuyển tiếp hiện nay là
năm năm để công chứng viên này xử lý
các công việc, bảo đảm quyền lợi của
mình đối với thương hiệu cũng như tài
sản, vốn góp của mình trong tổ chức
hành nghề công chứng” - ông Hiển nói.
Trước đó, tại báo cáo gửi tới QH, Bộ
Tư pháp cho hay theo thống kê của các
địa phương, số công chứng viên đang
hành nghề trên 70 tuổi chiếm khoảng
10%, lượng việc công chứng mà các
công chứng viên này thực hiện không
nhiều.
“Một bộ phận lớn công chứng viên
cao tuổi hầu như không còn hành nghề
trên thực tế mà chỉ đứng tên hợp danh
tại văn phòng công chứng” - Bộ Tư pháp
nêu.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Tác động trực tiếp tới nhiều đối tượng
Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm
ThịThanhTràkhẳngđịnhcảicáchtiềnlươnglàmộtvấnđềlớn,
hệ trọng, liên quan trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng
kinh tế và liên quan trực tiếp đối với gần chục triệu cán bộ,
công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có công.
Việc này cũng tác động trực tiếp tới khoảng 5-10 triệu
đối tượng thực hiện các chính sách xã hội hiện nay, gắn
với mức lương cơ sở và cũng tác động trực tiếp gần 15.000
người lao động trong các doanh nghiệp.
Do vậy khi triển khai chính sách này, Chính phủ đã chuẩn
bị rất kỹ lưỡng, thận trọng, chắc chắn, bài bản, khoa học.
Đặc biệt, đánh giá rất nhiều chiều tác động liên quan khi
thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo đúng nội
dung của Nghị quyết 27.
Trong khung của quan hệ tiền lương cùng với nguyên tắc
thiết kế cụ thể cho từng bảng lương theo Nghị quyết 27 đã
phát sinh bất cập lớn. Lớn nhất là tương quan của tất cả đối
tượng không đảm bảo được sự công bằng, hợp lý, hài hòa.
“Đối tượng thì được tăng cao trên 30%, đối tượng thì tăng
dưới 5%-7%-15%nhưng rất nhiều đối tượng tăng thấp hơn
so với lương hiện hưởng. Đặc biệt, bảng lương đối với chức
vụ và chức danh lãnh đạo. Đây là phát sinh lớn nhất” - bộ
trưởng Bộ Nội vụ cho hay.
Thực hiện cải cách tiền lương, Bộ trưởng PhạmThị Thanh
Trà lưu ý phải hết sức coi trọng đến việc sắp xếp tinh gọn tổ
chức bộ máy và tinh giản biên chế. “Rõ đến đâu chúng ta
làm đến đấy, những gì khó khăn, vướng mắc bất cập tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện, không cầu toàn, không nóng
vội để đảmbảo được ổn định, đảmbảo không xáo trộn”- Bộ
trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
tác động giá tăng
thêm” - ông Nam nói.
Theo ông Nam, Luật Giá
phải được thực hiện nghiêm
để tránh đầu cơ, trục lợi, đồng
thời có chính sách để kiểm
soát giá cả. “Kiểm soát được
giá cả để người lao động có
thể mua được nhiều hàng
hóa hơn, giúp cải thiện đời
sống” - ông Nam nói.
ĐB Trần Văn Lâm (đoàn
Bắc Giang) nói phương án
tăng lương cơ sở lần này được
“đông đảo ĐBQH cũng như
dư luận đồng tình ủng hộ”.
Dù vậy, ông cũng lo ngại việc
tăng lương lần này cũng dẫn
tới nguy cơ lạm phát rất cao.
“Theo báo cáo của Chính
phủ thì lạm phát sẽ tăng
0,71%. Tất nhiên cung tiền
sẽ tạo ra cầu để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế với tính
toán là tăng 0,2 % điểm tăng
trưởng mỗi năm. Lực cầu
này giúp tăng trưởng sản
xuất của nền kinh tế nhưng
cũng làm gia tăng nguy cơ
lạm phát, mất giá của đồng
tiền” - ông Lâm nói và kiến
nghị Chính phủ phải có các
giải pháp đồng bộ chống
lạm phát.
Chung quan điểm, ĐB
Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh
Phúc) nhận xét tăng lương
cơ sở lần này đã bảo đảm
tương quan cân đối, công
bằng, bình đẳng giữa các
đối tượng hưởng lương và
trợ cấp, giúp giải quyết hài
hòa các quan hệ xã hội, kiểm
soát phân hóa xã hội, bảo
đảm an sinh cho nhân dân
trong quá trình phát triển.•
Bộ trưởng BộNội vụ PhạmThị Thanh Trà. Ảnh: PHẠMTHẮNG
Làm rõ khả năng trả nợ của VNA
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ phân
tích rõ hơn về khả năng trả nợ của VNA. Đồng thời bổ sung, đánh giá rõ hơn về khả năng, tính khả
thi khi thực hiện một số biện pháp khác kết hợp với phương án gia hạn trả nợ vay tái cấp vốn để
bảo đảm tháo gỡ khó khăn, tăng cường năng lực tài chính, bảo đảm hoạt động liên tục của VNA.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ rà soát, tính toán kỹ lưỡng các giải pháp, phương án xử
lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho VNA, bao gồm cả nguồn từ khoản vay tái cấp vốn
nếu được QH đồng ý gia hạn trả nợ đối với khoản vay này.
vẫn phải tính câu chuyện âm vốn, rồi lỗ kéo
dài…” - ông Kim nói và cho rằng điều quan
trọng là nội lực của VNA phải có những đột
phá, thay đổi, cải tiến. Nếu bản thân nội lực
đó không xoay xở được thì câu chuyện này
vẫn cứ tiếp diễn…
Cùng quan điểm, ĐB Vũ Tuấn Anh (đoàn
Phú Thọ) cho rằng việc gia hạn tái cấp vốn
cho VNA chỉ là giải pháp rất tình thế. Ông
dẫn báo cáo của Chính phủ và cho rằng đến
nay lỗ của VNA rất lớn. Do vậy, bản chất ở
đây là VNA phải có lãi thì mới có tiền trả,
như vậy mới giải quyết rốt ráo được vấn đề,
nếu không “việc gia hạn này cũng không
mang lại hiệu quả gì cả”.
“Quan trọng nhất bây giờ là phải có
phương án cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh
của VNA làm sao có lãi. Các hãng hàng
không quốc gia thế giới có lãi nhiều rồi
còn của chúng ta vẫn lỗ, trong khi đã có rất
nhiều chính sách ủng hộ như giảm các loại
phí, thuế bảo vệ môi trường…” - ông Tuấn
nói và đề nghị Chính phủ, Ủy ban Quản lý
vốn phải cơ cấu lại hoạt động của VNA cho
hiệu quả.
NGUYỆT - PHÚ - MAI
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook