9
CHÂUANH
L
iên quan đến vụ gần 3 ha lúa
ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện
Vị Thủy, Hậu Giang chết
bất ngờ nghi có liên quan đến
cát đắp cao tốc, đến thời điểm
nàycơquanchứcnăngvẫnchưa
tìm ra nguyên nhân chính thức.
Mặt khác, lãnh đạo tỉnh Hậu
Giang cho biết đơn vị thi công
đã hỗ trợ phần lúa bị thiệt hại
cho người dân và khơi thông
nguồn nước tại khu vực này.
Hỗ trợ nông dân bị ảnh
hưởng 44 triệu đồng
Ngày 25-6, trao đổi với
Pháp
LuậtTP.HCM
,ôngNguyễnCông
Duy, Chủ tịchUBNDhuyệnVị
Thủy, chobiết đơnvị thi côngđã
hoàn thành hỗ trợ cho bà con bị
thiệt hại. Cụ thể, đã hỗ trợ cho
chín hộ dân có diện tích lúa bị
Vụ lúa chết dọc theo
cao tốc ở Hậu Giang:
Đã hỗ trợ người dân
Trong khi các ngành chức năng đang tìmnguyên nhân khiến lúa chết,
đơn vị thi công cũng đã hỗ trợ phần lúa bị thiệt hại cho người dân.
Các dự án cao tốc đang sử dụng cát sông
Đối với vụ việc lúa ven cao tốc chết, GS Nguyễn Ngọc Trân,
từng là đại biểuQuốc hội ba khóa, đã phản ánh đếnThủ tướng.
Đồng thời, đề nghị Thủ tướng xem xét việc thay thế cát sông
bằng cát biển để xây cao tốc ở bán đảo Cà Mau.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT khẳng định các dự án thành
phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 nói chung và đoạn
Cần Thơ - Cà Mau nói riêng đều sử dụng cát sông. Cụ thể, cát
được sử dụng là từ nhữngmỏ cát sông được UBND các tỉnh An
Giang, ĐồngTháp,Vĩnh Long cấp chodự án theo cơ chếđặc thù.
Bên cạnh đó, quá trình khai thác, vận chuyển về công trình
luôn được kiểmsoát nghiêmngặt, chặt chẽ bởi nhiều cơ quan,
đơn vị. Trong đó có cả việc thực hiện kiểm soát việc đăng ký
phương tiện vận chuyển cát, lắp đặt định vị hành trình, camera
giám sát thiết bị khai thác...
Khi đưa cát về công trường sẽ được thí nghiệm thành phần
hạt, các chỉ tiêu cơ lý theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật và
phải đáp ứng yêu cầu mới được tư vấn giám sát, chủ đầu tư
chấp thuận.
Đối với việc sử dụng cát biển để thi công thí điểmmở rộng,
Bộ GTVT cho biết hiện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà
thầu đang làm việc với tỉnh Sóc Trăng để hoàn thiện thủ tục.
Mục đích là thi công các đoạn tuyến thuộc cao tốc CầnThơ - Cà
Mau, nơi có điều kiện môi trường tương đồng với khu vực đã
thí điểm trước đây.
Ngày 25-6, tại công trường thi công dự án nâng cấp, mở
rộng đường Tên Lửa, quận Bình Tân (TP.HCM), nhiều hạng
mục đang được thi công tích cực. Theo đó, mặt đường được
mở rộng, công tác bàn giao mặt bằng tiếp tục triển khai,
nhiều hộ dân tất bật tháo dỡ, sửa sang nhà cửa sớm ổn định
đời sống.
Ông Võ Văn Hội, sinh sống 25 năm tại đường Tên Lửa,
cho biết trước đây khu vực này không có đường, còn tồn
tại một cái ao nước lớn và sâu, người dân di chuyển rất khó
khăn. Nhà ông phải đi vào hẻm nhỏ sau nhà, chỉ vừa đủ một
chiếc xe.
“Nhà tôi có mặt bằng giải tỏa để thi công dự án, tôi đã
cắt 3,5 m với mức bồi thường hợp lý. Quan trọng hơn hết
là đường được mở rộng, lối đi thông thoáng, thuận tiện, tôi
cũng như người dân ở đây đồng thuận, đếm ngược từng ngày
dự án hoàn thành” - ông Hội nói.
Về quy mô, dự án nâng cấp, mở rộng khoảng 297 m đường
đô thị, mặt cắt ngang có bề rộng 40 m, xây dựng mới vỉa hè
hai bên, cải tạo hệ thống cống thoát nước mưa, thoát nước
bẩn dọc tuyến, trồng cây xanh, xây dựng hệ thống chiếu
sáng dọc tuyến phù hợp cảnh quan và hoàn chỉnh theo cấp
đường... Hiện đơn vị thi công đang thi công các hạng mục
san lấp, làm cống thoát nước, thi công hạ tầng kỹ thuật.
Theo UBND quận Bình Tân, dự án nâng cấp, mở rộng
đường Tên Lửa (đoạn từ đường số 29 đến Tỉnh lộ 10),
phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân do Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư,
hiện khối lượng hoàn thành khoảng 50%.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Tên Lửa được phê duyệt
từ năm 2018, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 nhưng sau
đó gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, vấn
đề pháp lý. Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM,
cho biết dự án nâng cấp, mở rộng đường Tên Lửa đang được
đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đưa vào khai thác cuối năm nay.
ĐÀO TRANG - NHƯ NGỌC
Ruộng
lúa dọc
theo cao
tốc Cần
Thơ - Cà
Mau.
Ảnh:
CHÂU
ANH
“Để đánh giá đầy
đủ, thận trọng theo
chỉ đạo của Thủ
tướng, Bộ GTVT
sẽ phối hợp cùng
Bộ TN&MT, Bộ
NN&PTNT tổ chức
đoàn khảo sát thực
tế, tìm hiểu lý do
khiến lúa chết ở khu
vực này.”
ĐườngTênLửa, quậnBìnhTândựkiếnhoàn thànhvào cuối 2024
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Tên Lửa dự kiến hoàn thành
vào cuối năm2024. Ảnh: NN
chết với tổng số tiền khoảng 44
triệu đồng.
Chủ tịch UBND huyện Vị
Thủy cũng thông tinđịa phương
đã khơi thông nguồn nước tại
khu vực xảy ra vụ việc. Bên
cạnh đó, chính quyền và ngành
chức năng địa phương cũng sẽ
tiếp tục rà soát, theo dõi diễn
biến của vụ hè thu này để kịp
thời hỗ trợ người dân.
Liên quan đến nghi vấn việc
sử dụng cát biển làm cao tốc tại
khu vực này đã ảnh hưởng đến
năng suất cây lúa, ông Đồng
Văn Thanh, Chủ tịch UBND
tỉnhHậuGiang, khẳng định vật
liệu san lấp của đoạn cao tốc đi
qua địa bàn là cát sông. Theo
ông Thanh, có nhiều nguyên
nhân dẫn đến việc nước trong
ruộng lúa có độ mặn cao, ảnh
hưởng đến năng suất lúa.
Cụthể,thờiđiểmxảyravụviệc
là lúcmặn cũng đang xâmnhập
vào nhiều địa bàn khác của tỉnh
HậuGiang,trongđócóhuyệnVị
Thủy. Ngoài ra, địa phương này
lâu nay có tình trạng nếu khoan
nước mà không đủ độ sâu sẽ bị
ảnh hưởng tầng nước mặn phía
dưới, không thể sử dụng được.
“Trong quá trình thi công cao
tốc, phải đàodọc tuyếnmới bơm
cát vàođược.Cácchỉ sốđođược
ởnhiềuvịtríkhácnhau,tuynhiên
tại vị trí dự án tỉ lệ nhiễm mặn
thấp hơn trong ruộng lúa bị ảnh
hưởng. Do đó, nhiễmmặn làm
thiệt hại lúa do nhiều yếu tố chứ
tại thời điểm đó, không phải do
dự án cao tốc dùng cát biển san
lấp làm lúa chết” - ông Thanh
lý giải thêm.
Trước đó, ngày 14-6, tại phiên
họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo nhà
nước các công trình, dự án quan
trọngquốc gia, ôngNguyễnVăn
Thắng, Bộ trưởng Bộ GTVT,
cũng khẳng định: Cao tốc Cần
Thơ-CàMau“chưasửdụngmột
hạt cát biển nào cả”. Đồng thời,
nguồn cát sửdụng cho dự án cao
tốc được kiểm soát chặt chẽ nên
không làmdối được.
Ông Thắng cũng đề nghị cần
đưathôngtinchínhxácvàphảihết
sứcthậntrọngvềnộidungnày,để
không ảnh hưởng tới chủ trương
lớnđúngđắnvềpháttriểnhạtầng
giao thông củaĐảng, Nhà nước.
BộtrưởngBộGTVTcũngcho
biết để đánh giá một cách đầy
đủ, thận trọng theo chỉ đạo của
Thủ tướng, bộ sẽ phối hợp cùng
BộTN&MT, BộNN&PTNTtổ
chức đoàn để khảo sát thực tế,
tìm hiểu lý do khiến lúa chết ở
khu vực này.
Độ mặn ruộng lúa cao
hơn nhiều lần so với
bên ngoài
Hồi tháng 5-2024, chín hộ
dân ở ấp 9, xãVị Thắng, huyện
Vị Thủy, HậuGiang có đơn gửi
chínhquyềnvàngànhchứcnăng
địa phương về việc nhiều diện
tích lúa củahọbị thiệt hại doảnh
hưởngnướcmặn, phèn, các chất
độc hại khác còn tồn động trong
vụ đông xuân.
Theongười dân, công trình thi
côngcao tốcquađịaphươngkhi
bơmcátđãxìcát,phènvàcácchất
độckhácchảyquaruộnglàmcho
vụ lúa đông xuân 2023-2024 bị
thiệt hại. Bên cạnh đó, khu vực
này không có cống thoát nước
để xả nước ra ngoài do đường
cao tốc chặn ngang.
Từ thực tế đó, người dân đề
nghị được xem xét bồi thường,
hỗ trợ phần lúa chết. Bên cạnh
đó, đề nghị chính quyền các cấp
tạo mọi điều kiện sớm nhất, có
đường nước vào, nước ra để
thoát nước mặn, phèn và các
chất độc hại khác.
Trao đổi với PV, ông LVH
(ngụ ấp 9, xã Vị Thắng) chia sẻ
cả khu vực này trước đây nằm
trong trạmbơm, cóhệ thống tưới
tiêu, thoát nước. Tuy nhiên, từ
năm2023, khi cao tốc đi ngang,
nhiều diện tích đất bị xa trạm
bơm nên người dân gặp khó
khăn trong việc canh tác. Đến
vụ đông xuân 2023-2024, khi
dự án cao tốc bơm cát san lấp,
phần nước bơmcát bị tràn và có
chảy vào ruộng của người dân.
“Trong phần cát nền lúc nào
cũng có phèn rất nhiều, dẫn đến
lúa bị khô, đỏ, ảnh hưởng đến
năng suất cây lúa. Theo quan
sát của chúng tôi, chỗ nào bơm
cát rồi, khi lóng nước là cómàu
vàng” - ông H nói.
Theo kết quả đo độ mặn của
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh
Hậu Giang) tại khu vực người
dân phản ánh, nồng độmặn của
ruộng lúa bị thiệt hại là 2,5‰,
cònnồngđộmặncủanướcruộng
vùngkhôngbị thiệt hại là 0,1‰.
Kết quả đo độ mặn mới đây
tại ruộng lúa bị chết là 6,6‰,
tại lòng đường cao tốc là 1,8‰,
trong khi đó, đo tại kênh thủy
lợi chỉ có 0,4‰. Theo đó, qua
đánh giámột số diện tích bị chết
khoảng70%,một sốdiện tíchbị
ảnh hưởng 20%-50%.•