11
thoại của khách hàng, lấy được
thông tin, chuyển ứng dụng
của khách hàng lên thiết bị
của tội phạm. Tội phạm thu
thập hình ảnh, video, giọng
nói của khách hàng, sử dụng
công nghệ để giả giọng nói
và hình ảnh nhằm vượt qua
các rào cản tường lửa của
ứng dụng NH.
Ông Đức cho biết chi phí
dành cho hệ thống công nghệ
ngăn các vấn đề an ninhmạng
tăng liên tục trong những năm
gần đây. Tuy nhiên, để đảm
bảo an toàn tài chính tối đa,
NH cần đến sự hợp tác và
cẩn trọng từ phía khách hàng.
ÔngĐức cũng nêu hiện tượng
khách hàng không đọc và làm
theo cảnh báo dù đã đưa OTP
vào cuối cảnh báo để khách
hàng buộc phải đọc trước khi
xem đến OTP.
Bà Đoàn Hồng Nhung,
Giám đốc khối Bán lẻ của
Vietcombank, cho biết NH
đã triển khai rất quyết liệt
các công tác chuẩn bị cho
việc xác thực sinh trắc học
và xác thực với Bộ Công an
từ tháng 12-2023. Việc thu
thập sinh trắc học của các
NH được diễn ra đồng thời
với việc ra mắt ứng dụng NH
điện tử mới.
Nhờ vậy, 17 ngày trôi qua,
Vietcombank đã thu thập
được 1,9 triệu thông tin sinh
trắc học của khách hàng. Với
60.000 khách hàng là người
nước ngoài, bàNhung cho biết
Vietcombankđã tiếnhành triển
khai thu thập thông tin sinh
trắc học tại quầy, thậm chí tại
nơi làm việc của khách hàng.
Theođại diệnTechcombank,
lâu nay NH này đã phân loại
khách hàng thành 50 nhóm
để nhận diện rủi ro tốt hơn.
Ông Pranav Seth, Giám đốc
khối Chuyển đổi NH số của
Techcombank, cho biết từ
tháng 12-2023, Techcombank
đã xây dựng đội dự án gồm
60 chuyên gia, chuyên thử
nghiệm các trải nghiệm của
khách hàng, quản lý sản phẩm,
phát triển công nghệ. Đồng
thời gắn kết khách hàng và
quản trị rủi ro theo hướng cung
cấp dịch vụ vừa đơn giản hóa
phù hợp nhưng đảmbảo ngăn
ngừa rủi ro cho khách hàng.
Khi triểnkhai,Techcombank
đã sử dụng đến hơn 200 mẫu
điện thoại di động khác nhau
có vị trí kết nối NFCkhác nhau
để có thể thông tin đến khách
hàng, giúp họ xác thực sinh
trắc học tốt nhất. Đến nay, NH
này đã thu thập được thông
tin sinh trắc học của 2,1 triệu
khách hàng.•
Kinh tế -
ThứSáu5-7-2024
bố đến 17 giờ ngày 3-7, có
16,6 triệu tài khoản khách
hàng đã được các NH kiểm
tra, đối chiếu với Bộ Công
an. Con số này bằng cả một
năm ngành NHmở tài khoản
cho khách hàng. “Có thể thấy
đây là nỗ lực và thành công
rất lớn của cơ quan quản lý
và toàn ngành NH nói chung.
Phần lớn tài khoảnNHđã thực
hiện được sinh trắc học” - phó
thống đốc NHNN cho biết.
Tuy vậy, ông Phạm Tiến
Dũng cũng thừa nhận đã có
những ách tắc nhất định trong
hệ thống NH vào ngày đầu
của tháng 7, do công suất
tăng gấp 10 lần bình thường.
Tuy nhiên, đến nay đã thông
suốt trở lại.
Cũng theo ông Phạm Tiến
Dũng, trong 23 triệu giao
dịch có 19 triệu giao dịch trên
10 triệu đồng, chiếm 8,2%.
Ngày 3-7 gần như không có
một ách tắc nào lớn, bởi trên
thực tế chỉ có 8% chịu ảnh
hưởng, còn lại 92% không
ảnh hưởng.
Mỗi giao dịch thực tế chỉ
tốn thêm 3 giây với xác thực
sinh trắc học. Con số 16,6 triệu
tài khoản đã được đối chiếu
thông tin với Bộ Công an cho
thấy đa số người làm sinh trắc
học không có vướng mắc.
Lý giải việc không thể triển
khai sớm hơn việc xác thực
sinh trắc học, phó thống đốc
NHNN cho biết vì cần có sự
hỗ trợ từ cơ sở dữ liệu CCCD
gắn chip của Bộ Công an.
Nỗ lực từ phía các NH
Ông Lưu Danh Đức, Phó
Tổng Giám đốc kiêm Giám
đốc khối Công nghệ thông
tin NH TMCP Sài Gòn - Hà
Nội (SHB), đánh giá Quyết
định 2345 rất hiệu quả trong
việc ngăn chặn chuỗi chuyển
tiền của tội phạm tài chính.
Theo ông Đức, các hình
thức lừa đảo tài chính trong
NH hiện diễn ra phổ biến theo
hướng cài đặt mã độc lên điện
NGỌCDIỆP
S
áng 4-7, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã
tổ chức hội thảo “Giải
pháp bảo vệ khách hàng sử
dụng dịch vụ NH”. Đại diện
NHNN, Bộ Công an, Hiệp
hội NH và đại diện các NH
thương mại đã trao đổi, thảo
luận về thực trạng cũng như
đề xuất các giải pháp trong
việc bảo vệ khách hàng sử
dụng dịch vụ NH, cụ thể là
quy định liên quan đến sinh
trắc học thu hút nhiều sự
quan tâm gần đây.
16,6 triệu tài khoản
đã được đối chiếu
với Bộ Công an
Tại hội thảo, PhóThống đốc
NHNN Phạm Tiến Dũng đã
làm rõ hơn về nội dung của
Quyết định 2345/2023. Mục
tiêu quan trọng của quyết định
này là ngăn hai tình trạng mở
tài khoản bằng giấy tờ giả và
mở tài khoản bằng giấy tờ thật
nhưng không phải người trên
giấy tờ đó đi mở.
Quyết định 2345 yêu cầu
người có tài khoản ở NH là
người có CCCD được Bộ
Công an cấp. Bản chất của
quyết định là loại bỏ việc mở
tài khoản của những người
không chính chủ, làm sạch
hệ thống tài khoản NH.
“Trước kia các đối tượng
sử dụng giấy tờ mua bán trên
mạng hoặc giấy tờ ở các hiệu
cầm đồ để mở tài khoản, giờ
đây các vấn đề này chấm dứt.
Ngoài ra, chấm dứt tình trạng
mở tài khoản rồi cho thuê
để làm các hành vi bất hợp
pháp” - ông Dũng nói.
Phó thống đốcNHNNcông
Phó thống đốc
Ngân hàng Nhà
nước công bố đến
17 giờ ngày 3-7, có
16,6 triệu tài khoản
khách hàng đã được
các ngân hàng kiểm
tra, đối chiếu với
Bộ Công an.
Phó Thống đốc Ngân hàngNhà nước PhạmTiếnDũng chủ trì hội thảo. Ảnh: NGỌCDIỆP
Xác thực sinh trắc học tài khoản
ngân hàng đã thông suốt
PhóThống đốc Ngân hàng Nhà nước PhạmTiếnDũng khẳng định từ thời điểmnày,
việc xác thực sinh trắc học tài khoản ngân hàng đã thông suốt trở lại.
Tại hội nghị,Trung táTriệuMạnhTùng,
Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và
phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao (A05), Bộ Công an, dẫn lại một
sốvụviệc nổi bật gầnđâyđểminh chứng
cho quy mô và mức độ tinh vi, liên biên
giới của các vụ lừa đảo.
Mặc dù liên tục được cảnh báo nhưng
nhiều người vẫn bị mắc lừa, số tiền bị
chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Theo Cục A05 (Bộ Công an), trong năm
2023, tổng số tiền người dân bị các đối
tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng
khoảng 8.000-10.000 tỉ đồng, tăng gấp
rưỡi so với năm 2022. Đây là con số dựa
trên những sự việc người dân đến trình
báo cơ quan công an. Trong năm qua
đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên
không gian mạng.
TheoTrung táTùng, việc lừa đảo trong
ngànhNHgiờđâyđã trở thànhmột nghề
kiếm tiền của nhiều đối tượng. Vì vậy, có
lực lượng không nhỏ trong xã hội tham
gia và coi đây như nghề nghiệp kiếm
tiền, thậm chí rất nhiều tiền.
Các băng nhóm tội phạm lừa đảo
trong ngành NH đã phân chia nhiệm vụ
rất chuyên nghiệp. Theo đó sẽ có nhóm
chuyên tìm kiếm“con mồi”; nhóm mua
gom các tài khoản NH hoặc chuyên lập
tài khoảnNHảo; nhómchuyên nghĩ kịch
bản, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành
công an, NH; nhóm xử lý dòng tiền...
Kết quả điều tra của Bộ Công an cho
thấy nhóm đối tượng lừa đảo có hàng
ngàn SIM để chuyên xử lý dòng tiền lừa
đảo. Các SIMnày đều là tài khoản không
chính chủ.TheoTrung táTùng, với chính
sách xuất nhập cảnh mở cửa như hiện
nay, các đối tượng dịch chuyển ra nước
ngoài, lừa đảo xuyên quốc gia vô cùng
phổ biến nên truy dấu và bắt giữ đối
tượng rất khó khăn.
Từđó,Trung táTùngđề xuất ngànhNH
cần triển khai thực hiện thật tốt Quyết
định 2345. Đây là giải pháp cơ bản để
loại bỏ tài khoản không chính chủ mà
các đối tượng lừa đảo đang áp dụng.
Các NH tiếp tục công tác tuyên truyền
cho khách hàng, bảo vệ khách hàng trên
rất nhiều kênh, trước tiên là trên các ứng
dụng điện tử.
Đồng thời gia tăng củng cố hệ thống
côngnghệ thông tin, triển khai phân tích
bằng dữ liệu lớn (big data) về phương
thức sử dụng tài khoản của khách hàng
để nhận diện dữ liệu khách hàng.
Đối tượng lừa đảo có hàng ngàn SIM chuyên xử lý dòng tiền
Tiêu điểm
Một số vụ lừa đảo
chiếm đoạt hàng chục
ngàn tỉ đồng trên
không gian mạng
Tháng 7-2023, Cục A05
phối hợp với Công an tỉnh
Quảng Bình và các đơn vị
nghiệp vụ triệt phá ổ nhóm
sử dụng không gian mạng
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông qua hình thức đầu tư
tài chính trên sàn RosyStyle,
các đối tượng lừa đảo đã
chiếmđoạt hơn 1.800 tỉ đồng.
NhómnàylàngườigốcTrung
Quốc, quốc tịch Malaysia câu
kết với một số đối tượng người
Việt Nam tổ chức, điều hành.
Tang vật thu giữ gồm 390 thẻ
NH, 103 điện thoại, sáu bộmáy
tính, 200 SIM điện thoại.
Tháng 2-2024, Công an tỉnh
NghệAn triệt pháổnhómgồm
32 đối tượng, do Tăng Quảng
Vinh(sinhnăm1989,trúphường
11, quận 5, TP.HCM) đứng đầu.
Vinh là một trong những đối
tượng chủ mưu, quản lý, điều
hành, câu kết với các đối tượng
người Đài Loan tổ chức cho
người Việt Nam tại Campuchia
hoạt động lừa đảo, chiếmđoạt
hơn 200 tỉ đồng của hàng trăm
bị hại trong nước.