165-2024 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy 27-7-2024
6 trụ cột phát triển hệ sinh
thái ngành vi mạch bán dẫn
Việt Nam thiếumột chương trình tổng thể để tập trung phát triển ngành công nghiệp
vi mạch bán dẫn bền vững trong vòng 20 năm.
Đ
ể phát triển nguồn nhân
lực vi mạch chất lượng
cao bền vững, theo TS
Nguyễn Minh Sơn, Trưởng
khoa Kỹ thuật máy tính,
Trường ĐHCông nghệ thông
tin - ĐH Quốc gia TP.HCM,
cần có những chính sách về
thu hút đầu tư, phát triển
doanh nghiệp khởi nghiệp,
hình thành hệ sinh thái
công nghiệp vi mạch ngay
từ bây giờ.
Bốn giải pháp phát
triển nguồn nhân lực
vi mạch
.
Phóng viên:
Theo ông,
cần có những giải pháp cụ thể
nào để có thể phát triển nguồn
nhân lực ngành vi mạch dựa
trên Nghị quyết 98?
+
TS
Nguyễn Minh Sơn:
Trước hết chúng ta cần đào
tạo nguồn nhân lực từĐHđến
sau ĐH đối với nhóm ngành
điện - điện tử, điện tử viễn
thông, kỹ thuật máy tính, vật
lý kỹ thuật, vi điện tử, công
nghệ môi trường, công nghệ
vật liệu, cơ điện tử, quản lý
công nghiệp…
Đối với giải pháp này cần
tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng
phòng thí nghiệm, phòng
thực hành cho các đơn vị đã
và đang đào tạo các chuyên
ngành về vi mạch bán dẫn
trong 10 hoặc 20 năm qua.
Đồng thời, TP.HCM cần
tận dụng Nghị quyết 98 để có
cơ chế về thuế thu nhập, đãi
ngộ khác. Từ đó nhằm thu hút
chuyên gia và nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước tham gia
giảng dạy và đào tạo chuyên
sâu trong ngành vi mạch bán
dẫn. Đồng thời thu hút chuyên
gia nước ngoài cộng tác với
các viện/trường tham gia đào
tạo và nghiên cứu.
TPcầnhình thànhcơchếđặc
thù cho các trường ĐH tuyển
sinh và tuyển sinh liên thông
ngang giữa các nhóm ngành
gần. Đi kèm với đó là cơ chế
ưu đãi cho giảng viên, người
nghiên cứu thamgia giảngdạy,
đào tạo trong ngành cũng như
chính sách học bổng phù hợp
cho sinh viên giỏi.
Thứ hai là cần phát triển các
chương trình đào tạo ngắn hạn
cho sinh viên mới tốt nghiệp
hoặc đào tạo lại ngắn hạn đối
với kỹ sư chuyển ngành. Đồng
thời phát triển tiêu chuẩn kỹ
sư thiết kế vi mạch Việt Nam
theo chuẩn mực thế giới.
Thứ ba là hình thành trung
tâm, viện nghiên cứu vi mạch
bándẫnnhằmthựchiệnnghiên
cứu chuyên sâu, hình thành
quy trình thiết kế chế tạo chip
trên một lần sản xuất hỗ trợ
cho nghiên cứu và chế tạo
thử nghiệm. Cùng với đó,
hình thành phòng thí nghiệm
chia sẻ thiết kế và mô phỏng
dùng chung, phát triển phòng
thí nghiệm đo kiểm và kiểm
thử vi mạch/chip sau chế tạo.
Thứ tư là mở rộng đào tạo
nguồn nhân lực liên ngành.
Trong đó, liên kết đào tạo
nhómngành cơ bản với nhóm
ngành liên quan đến vi mạch
bán dẫn. Từ đó nhằm định
hướng phát triển nguồn nhân
lực liên quan đến lĩnh vực chế
tạo trong ngành công nghiệp
vi mạch bán dẫn.
Cần xây dựng hệ sinh
thái để tránh khủng
hoảng thừa nhân lực
.
Theo ông, Việt Nam cần
có giải pháp bền vững nào
để phát triển ngành công
nghiệp vi mạch để tránh nguy
cơ trong tương lai lại lo thừa
kỹ sư vi mạch?
+ Để phát triển ngành này,
Việt Nam không chỉ dừng
lại ở việc đào tạo, phát triển
nguồn lực mà phải xây dựng
được hệ sinh thái cho ngành
công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Để TP.HCM nói riêng và
Việt Namnói chung phát triển
mạnh mẽ ngành công nghiệp
vi mạch bán dẫn tham gia
chuỗi cung ứng của thế giới,
chúng ta cần có một chương
trình tổng thể tập trung phát
triển hệ sinh thái ngành công
nghiệp vi mạch bán dẫn này
trong vòng 20 năm.
Thời gian tới, với 50.000
nhân lực ngành vi mạch sẽ
làm việc ở đâu, trong nước,
nước ngoài hay xuất khẩu
nhân lực… Nếu chúng ta
Nhân lực ngành vẫn còn thiếu và yếu
. Sau20nămthuhút đầu tưvàphát triểnngànhcôngnghiệp
vi mạch, kỹ sư vi mạch bán dẫn của Việt Nam đã đủ sức cạnh
tranh với đồngnghiệpquốc tế. Tuy nhiên, nguồnnhân lực này
hiện vẫn còn thiếu và yếu, vì sao?
+Kỹsưvimạchnướctađãthiếucònyếudothiếukinhnghiệm
trong thiết kế chip với các công nghệ mới. Hoạt động cài đặt
và cấu hình các công nghệmới không được giao cho các kỹ sư
Việt Nam thực hiện mà do các kỹ sư tại trụ sở của các công ty
vi mạch. Do vậy, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch nhiều nhưng
đáp ứng yêu cầu liên quan đến công nghệmới chưa được cao.
Đối với nhóm ngành về lắp ráp, kiểm tra và đóng gói,
nguồn nhân lực chất lượng cao trong quy trình sản xuất này
chiếm tỉ lệ dưới 10% trong nhàmáy. Nguồn nhân lực này cơ
bản chưa được các trườngĐH ởViệt Namđầu tư đúngmức.
Việc thiếu nguồn nhân lực này cũng do sự phát triển ngành
công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Namchưa được quan
tâm và chú trọng trong khoảng 10-20 năm qua.
TS
NGUYỄN MINH SƠN
Ngày 26-7, tỉ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND)
so với đô la Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) công bố ở mức 24.249 đồng, giảm 16 đồng so với
ngày 25-7. Với biên độ +/-5% theo quy định của NHNN,
các NH thương mại được phép niêm yết giá mua - bán
USD dao động trong khoảng 23.036 - 25.461 VND/USD.
Tại Sở giao dịch NHNN, giá mua - bán đồng bạc xanh vẫn
giữ nguyên ở mức 23.400 - 25.450 VND/USD.
Tại các NH thương mại, giá USD bất ngờ điều chỉnh giảm
nhưng giá bán ra vẫn xung quanh ngưỡng kịch trần. Đơn cử,
Vietcombank đang neo giá mua vào bằng tiền mặt ở mức
25.091 VND/USD và bán ra là 25.461 VND/USD, tăng 1
đồng ở cả hai chiều so với cuối ngày 25-7. So với phiên
đầu tuần này, giá mua vào mỗi USD tại Vietcombank
giảm 33 đồng nhưng giá bán ra chỉ giảm 13 đồng.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh trồi sụt bất
thường. Trong khi bật tăng mạnh vào giờ mở cửa phiên
giao dịch sáng 26-7 thì lại đảo chiều đi xuống trong phiên
giao dịch chiều. Mỗi USD trên thị trường chợ đen đang
được giao dịch phổ biến ở mức 25.670 - 25.750 VND/USD,
giảm 20 đồng so với sáng 26-7 nhưng vẫn cao hơn 10
đồng so với cuối phiên ngày 25-7. Chênh lệch giá bán mỗi
USD giữa NH thương mại và thị trường tự do đang ở mức
290-300 đồng.
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index - thước đo
sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt
khác hiện ở mức 104,35 điểm, giảm 0,01% so với phiên
trước. Giá đồng USD giảm trong bối cảnh lợi suất trái
phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm.
THÙY LINH
không xây dựng hệ sinh thái,
phương án tính toán thì trong
tương lai sẽ phải đối mặt với
khủng hoảng thừa nhân lực.
Theo tôi, để xây dựng hệ
sinh thái ngành công nghiệp
vi mạch bán dẫn, cần có sáu
trụ cột chính. Thứ nhất, cần
có chương trình phát triển
nguồn nhân lực vi mạch bán
dẫn thông qua hợp tác đào
tạo theo công nghệ mới. Thứ
hai, TP.HCM cần tiếp tục thu
hút doanh nghiệp FDI, dòng
vốn đầu tư nước ngoài sẽ là
trợ lực cho ngành bán dẫn
phát triển.
Thứ ba là nội lực, chúng
ta cần có chương trình phát
triển các doanh nghiệp khởi
nghiệp, doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nước thamgia chuỗi
vi mạch bán dẫn toàn cầu.
Thứ tư là chương trình
nghiên cứuphát triển sảnphẩm
công nghệ điện tử, sản phẩm
công nghệ thông tin chủ lực
của TP.HCM. Hình thành các
sản phẩm công nghệ chủ lực
dựa trên ngành công nghiệp
điện tử, công nghiệp công
nghệ thông tin mà những
ngành này có sử dụng đến vi
mạch, chip mà ngành thiết kế
vi mạch tạo ra.
Thứ năm, TP cần chương
trình phát triển cơ chế, chính
sách để giúp các đơn vị đào
tạo phát triển nguồn nhân lực
tốt. Cuối cùng là xây dựng
các trung tâm, viện nghiên
cứu vi mạch bán dẫn tại Việt
Nam. Tất cả sáu trụ cột trong
chương trình trên cần phát
triển đồng bộ với nhau xuyên
suốt ít nhất 20 năm.
.
Xin cảm ơn ông.•
MINHPHƯƠNG-MINHHOÀNG
Phó Thủ tướng TrầnHồngHà tại lễ ramắt Trung tâmĐiện tử vi mạch bán dẫn TP.HCM, tháng 9-2023.
Ảnh: MINHHOÀNG
“Việt Nam không
chỉ dừng lại ở việc
đào tạo, phát triển
nguồn lực mà phải
xây dựng được hệ
sinh thái cho ngành
công nghiệp vi mạch
bán dẫn.”
Giáđô la chợđendiễnbiếnbất thường
50.000
kỹ sư vi mạch vào năm 2030 là
tiệm cận với nhân lực của một
số nước làmtrong ngành công
nghiệp vi mạch bán dẫn. Việt
Nam hiện có những thuận lợi
để phát triển tới con số nhân
lựcnày. Nhưnhómnguồnnhân
lực làmviệc trong nhàmáy lắp
ráp, kiểm tra và đóng gói cần
khoảng 30.000 kỹ sư, thiết kế
vi mạch cần khoảng 15.000 kỹ
sư trong vòng 5-10 năm tới.
Tiêu điểm
Phát triển
nhân lực vi
mạch bán
dẫn cho
TP.HCM -
Bài cuối
-MINHLONG
Tại các
ngân hàng
thươngmại,
giáUSDbất
ngờ điều
chỉnh giảm.
Ảnh: TL
TSNguyễnMinh Sơn,
Trưởng khoa Kỹ thuậtmáy tính,
TrườngĐHCông nghệ thông
tin - ĐHQuốc gia TP.HCM.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook