4
Trước sự mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam, nhiều
người dân đã bày tỏ sự tiếc thương, tưởng nhớ, gửi gắm
những dòng tâm sự, tri ân đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng qua tính năng sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID.
Chia sẻ cảm xúc khi viết sổ tang trực tuyến, chị Võ Thị
Kiều Diễm (nhân viên văn phòng tại TP.HCM) cho biết bản
thân rất xúc động khi viết những dòng tâm sự gửi đến Tổng
Bí thư.
Trên sổ tang điện tử, chị Diễm viết: “Vô cùng thương tiếc
bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cuộc đời và sự nghiệp
của bác sẽ mãi là tấm gương sáng để tuổi trẻ chúng con học
tập và noi theo”.
Bạn Nguyễn Thị Bích Ngọc, sinh viên Trường ĐH
KHXH&NV TP.HCM, cho biết đã gửi lời chia buồn, tri ân
đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay khi ra mắt sổ tang
điện tử.
“Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID mang lại nhiều lợi
ích thiết thực trong thời đại công nghệ số, cho phép người
dân truy cập và viết lời chia buồn bất kỳ lúc nào, bất kỳ
đâu, tạo điều kiện cho những người không thể đến viếng
trực tiếp. Đây là sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước
giúp người dân bày tỏ tình cảm của mình” - Bích Ngọc nói.
Bích Ngọc viết trên sổ tang điện tử: “Vô cùng thương
tiếc bác Trọng. Sự ra đi của bác là một mất mát to lớn.
Với lòng kính trọng sâu sắc nhất, cháu xin gửi lời tri ân
đến sự lãnh đạo tài ba và kiên định của bác. Đóng góp
của bác sẽ mãi được ghi nhớ trong trái tim của Nhân dân
Việt Nam...”.
Bằng sự kính trọng, tiếc thương, chị Huỳnh Thơ chấp bút:
“Sinh nhật tuổi 25 của con lại là một ngày buồn! Không
giống như mọi năm, cảm xúc ngày đón tuổi mới năm nay
của con lạ lắm! Nó đượm buồn vì cũng chính những ngày
này, bác ra đi mãi mãi! Nhìn dòng người xếp hàng tiễn đưa
bác, xem hình ảnh những người thân của bác đau buồn vì
bác ra đi khiến con không thể cầm được nước mắt, con
nghĩ mình cũng vừa mất đi một điều gì đó thật quan trọng.
Cả cuộc đời, cả thanh xuân bác đã tận tụy vì nước, vì dân,
tất cả điều bác làm đã để lại cho thế hệ sau vô vàn bài học
quý báu. Con tin rằng người dân Việt Nam sẽ cùng nhau cố
gắng để đất nước ngày một phát triển hơn nữa. Hãy yên tâm
bác nhé!”.
THẢO HIỀN
Sổ tangđiện tử cất giữniềmtiếc thương củangười dânvới TổngBí thư
Kiều bào kể về
những kỷ niệm
sâu sắc với Tổng
Bí thư Nguyễn
Phú Trọng
Trong tâm trí của kiều bào, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng làmột người lãnh đạo
giản dị, bao dung và khiêmnhường.
BẢOPHƯƠNG
“Đ
ối với đất nước và dân tộc
Việt Nam, bà con kiều bào
dù ở bất cứ nơi đâu luôn
luôn là một phần máu thịt không
thể tách rời của Tổ quốc” - đây là
khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại chương trình Xuân
quê hương 2019.
Cũngchínhbởi những tìnhcảmchân
thành đó mà ngày nghe tin Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, kiều
bào ở khắp nơi trên thế giới không
khỏi bàng hoàng, tiếc thương cho sự
ra đi của người lãnh đạo được nhân
dân gửi trọn niềm tin yêu.
Hành động để nâng cao vị
thế người Việt ở nước ngoài
Trong tâm trí của PGS-TS Trần
Lê Hưng (ĐH Gustave Eiffel, kiều
bào Pháp), Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng là người rất giản dị, bao dung
và khiêm nhường.
Ông Hưng kể bản thân từng có
cơ duyên gặp Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khi Tổng Bí thư thăm
Pháp năm 2018.
“Tổng Bí thư dặn dò kiều bào
nhiều điều, đặc biệt là về công tác
đại đoàn kết toàn dân. Tổng Bí thư
nói cộng đồng kiều bào ở Pháp phải
thật đoàn kết với nhau để tiếp tục
cùng lưu giữ bản sắc văn hóa dân
tộc. Tổng Bí thư luôn dặn cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài phải
đồng hành cùng sự phát triển của đất
nước” - ông Hưng nhớ lại.
Dù hơn sáu năm qua đi, lời căn
dặn của Tổng Bí thư vẫn được ông
Trần Lê Hưng khắc ghi và trở thành
động lực thôi thúc ông phấn đấu để
đứng vào hàng ngũ của Đảng.
“Trước năm 2018, tôi luôn tự đặt
ra câu hỏi Đảng là gì, trách nhiệm
của thanh niên là gì. Đến khi được
gặp bác, nghe những lời bác dặn,
tôi hiểu trách nhiệm của bản thân
là không ngừng hoàn thiện mình
tốt hơn, học hỏi nhiều hơn để hỗ
trợ cộng đồng kiều bào tại Pháp,
tất cả cùng nhau dựng xây đất nước
mình. Đó là thay đổi lớn nhất trong
con người tôi” - ông Hưng tâm tình.
Ông Hưng vẫn nhớ như in khoảnh
khắcôngnghe tinTổngBí thưNguyễn
Phú Trọng từ trần là buổi trưa (theo
giờ Pháp), khi đó ông đang ăn trưa
cùng bạn bè cũng là người gốc Việt.
“Không ai nói gì, tất cả đều bàng
hoàng” - ông Hưng kể rồi bảo sau
đó, ông và bạn bè đã cùng ôn lại
những câu chuyện xúc động về Tổng
Bí thư, về những gì Tổng Bí thư đã
làm và về mong muốn của Tổng Bí
thư, của dân tộc.
Theo PGS-TS Trần Lê Hưng, hai
di sản lớn của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng là công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực và chính sách
“Ngoại giao cây tre”. “Tổng Bí thư
đã xử lý rất công tâm và nhân văn,
để những ai chẳngmay phạm sai lầm
sẽ được sửa sai, để mọi người cùng
nhìn lại những khuyết điểm của bản
thân để tự sửa, cùng thay đổi và tốt
lên” - ông Hưng nói.
Cũng theo ông Hưng, chính sách
“Ngoại giao cây tre” đã giúp Việt
Nam “chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế
như ngày nay”. Việt Nam đã làm
bạn với nhiều quốc gia và ghi lại
dấu ấn đậm sâu trên trường quốc tế.
“Thông qua chính sách “Ngoại
giao cây tre”, mỗi người Việt Nam
ở nước ngoài đã hiểu hơn vai trò
của bản thân là một đại sứ, là đại
diện hình ảnh đất nước Việt Nam để
quảng bá đất nước mình với nước
bạn, giúp nâng cao vị thế người Việt
Nam ở nước ngoài” - ông Hưng nói.
Luôn quan tâm tới
hợp tác quốc tế
Còn với bà Trần Thị Chang, Chủ
tịch Hiệp hội Hữu nghị Malaysia
- Việt Nam, tình cảm với Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng là cả sự kính
trọng và ngưỡng mộ với một nhà
lãnh đạo tài ba, một người lãnh đạo
vô cùng tận tâm với nước, với dân.
Bà Chang từng có hai lần gặpTổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lần gặp
đầu tiên vào năm 2015, khi đó bà
Chang là một trong 13 đại biểu đại
diện cho hơn 4 triệu kiều bào về
dự Hội nghị Thi đua yêu nước toàn
quốc lần thứ 9 tại Hà Nội.
Nhưng ký ức rõ nét nhất là lần
thứ hai, khi bà về dự chương trình
Xuân quê hương 2016. Sau khi thực
hiện nghi thức thả cá chép, Tổng Bí
thư đã có buổi gặp mặt đoàn kiều
bào tiêu biểu.
“Tổng Bí thư đã thân mật trò
chuyện với từng đại diện kiều bào
của các nước. Bác ân cần thăm hỏi
tình hình đời sống, công tác, làm ăn
kinh doanh của bà con, động viên
kiều bào luôn đoàn kết, nỗ lực vượt
qua khó khăn, hòa nhập xã hội sở tại;
đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, luôn hướng về quê hương,
đất nước” - bà Chang nhớ lại.
Với bà Chang, sự ra đi của Tổng
Bí thưNguyễn PhúTrọng là một mất
mát to lớn với toàn thể dân tộc Việt
Nam và cộng đồng quốc tế. “Ông là
một nhà lãnh đạo vĩ đại, người đã
cống hiến trọn đời mình cho sự phát
triển của đất nước” - bà Chang nói.
TheobàChang,TổngBíthưNguyễn
Phú Trọng đã có những đóng góp to
lớn và quan trọng trong tiến trình đổi
mới và phát triển của đất nước. Tổng
Bí thư đã lãnh đạo Đảng và Nhân
dân Việt Nam vượt qua nhiều thử
thách, đưa đất nước đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội.
“Bác cũng luôn quan tâm đến mối
quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt
là với Malaysia, góp phần củng cố
tình hữu nghị giữa hai nước. Những
đóng góp đó sẽ mãi được người dân
hai nước ghi nhớ và trân trọng” - bà
Chang bày tỏ.•
Bà Trần Thị Chang
(đứng cạnhTổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng)
chụp ảnh lưu niệmcùng Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
và các đại biểu. Ảnh: NVCC
“Tổng Bí thư luôn dặn
cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài phải
đồng hành cùng sự phát
triển của đất nước.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nếp sống
giản dị và gần gũi
Ni sư Thích Nữ Giới Tánh (kiều bào Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam) nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người
có nếp sống giản dị, gần gũi và là một cán bộ rất gương mẫu, thanh liêm.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp tích cực trong
việc đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn
diện, có lợi cho nhân dân hai nước, nhất là cho người Việt Nam đang làm
ăn, sinh sống tại Hàn Quốc. Qua đó, thúc đẩy tình đoàn kết của các dân
tộc trên thế giới và xây dựng nên nền hòa bình quốc tế” - ni sư Thích Nữ
Giới Tánh đánh giá.
Người dân
gửi lời tri ân
đến Tổng Bí
thưNguyễn
Phú Trọng
qua sổ tang
điện tử trên
ứng dụng
VNeID. Ảnh:
THẢOHIỀN
ThứBảy 27-7-2024
VĨNH BIỆT TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG -